Hội nghị GMS6 và Hội nghị CLV10
Từ ngày 29-31/3, Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 10 (CLV 10) được tổ chức tại Hà Nội.
Đây là một trong ba sự kiện đa phương lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2018.
Có khoảng 2.000 đại biểu tham dự Hội nghị GMS 6 và CLV 10 bao gồm: Lãnh đạo các nước hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng; đại diện các tổ chức quốc tế như: Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Tổng Thư ký ASEAN, đại điện Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)….; đại diện các đối tác phát triển; đại diện các địa phương tiểu vùng Mekong mở rộng; đại diện các tập đoàn lớn trong khu vực và thế giới.
Các sáng kiến và hoạt động trong chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng tập trung vào 10 lĩnh vực chính bao gồm: Giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, du lịch, thông tin viễn thông, thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển đô thị.
Việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị GMS 6 và CLV 10 tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam đối với các cơ chế hợp tác liên kết khu vực...
Đây cũng là cơ hội để các Nhà Lãnh đạo trao đổi các vấn đề cùng quan tâm về tăng cường hợp tác đầu tư, thúc đẩy thương mại, bảo đảm an ninh, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong và là dịp để Việt Nam tăng cường hợp tác, liên kết phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Trong 2 ngày 29 và 30/3 đã diễn ra cuộc họp quan chức cấp cao hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng và họp nhóm công tác kỹ thuật hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam; Phiên họp toàn thể Đối thoại chính sách của Diễn đàn thượng đỉnh kinh doanh GMS; Phiên họp mở rộng Hội đồng Kinh doanh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng.
Đây là một trong ba sự kiện đa phương lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2018.
Có khoảng 2.000 đại biểu tham dự Hội nghị GMS 6 và CLV 10 bao gồm: Lãnh đạo các nước hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng; đại diện các tổ chức quốc tế như: Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Tổng Thư ký ASEAN, đại điện Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)….; đại diện các đối tác phát triển; đại diện các địa phương tiểu vùng Mekong mở rộng; đại diện các tập đoàn lớn trong khu vực và thế giới.
Các sáng kiến và hoạt động trong chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng tập trung vào 10 lĩnh vực chính bao gồm: Giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, du lịch, thông tin viễn thông, thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển đô thị.
Việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị GMS 6 và CLV 10 tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam đối với các cơ chế hợp tác liên kết khu vực...
Đây cũng là cơ hội để các Nhà Lãnh đạo trao đổi các vấn đề cùng quan tâm về tăng cường hợp tác đầu tư, thúc đẩy thương mại, bảo đảm an ninh, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong và là dịp để Việt Nam tăng cường hợp tác, liên kết phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Trong 2 ngày 29 và 30/3 đã diễn ra cuộc họp quan chức cấp cao hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng và họp nhóm công tác kỹ thuật hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam; Phiên họp toàn thể Đối thoại chính sách của Diễn đàn thượng đỉnh kinh doanh GMS; Phiên họp mở rộng Hội đồng Kinh doanh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: TTXVN)
Bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên phạt 18 năm tù, bồi thường 600 tỷ đồng
Sau hơn 10 ngày xét xử, chiều 29/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank).
Đối với nhóm tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” Hội đồng xét xử đã tuyên án phạt các bị cáo: Đinh La Thăng (sinh năm 1960, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên PVN) 18 năm tù; Nguyễn Xuân Sơn (sinh năm 1962, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) 30 tháng tù; 2 bị cáo nguyên là thành viên Hội đồng thành viên PVN gồm: Vũ Khánh Trường (sinh năm 1954) 5 năm tù, Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1955) 22 tháng tù. Hai bị cáo: Nguyễn Thanh Liêm (sinh năm 1955, nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN) bị phạt 20 tháng cải tạo không giam giữ và Phan Đình Đức (sinh năm 1960, thành viên Hội đồng thành viên PVN) 15 tháng cải tạo không giam giữ.
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh (sinh năm 1958, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) bị phạt 7 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” 16 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản,” tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Ninh Văn Quỳnh là 23 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử nhận thấy, do hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của 7 bị cáo trong vụ án đã gây thiệt hại của Nhà nước số tiền là 800 tỷ đồng, nên buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường số tiền này cho Nhà nước do PVN là đại diện.
Cụ thể, bị cáo Đinh La Thăng giữ vai trò chính, gây thiệt hại trong cả 3 lần góp vốn tổng số 800 tỷ đồng và phải bồi thường 600 tỷ đồng. Bị cáo Ninh Văn Quỳnh bồi thường 100 tỷ đồng, Vũ Khánh Trường bồi thường 40 tỷ đồng. 4 bị cáo còn lại, mỗi bị cáo phải bồi thường 15 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Ninh Văn Quỳnh đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt số tiền 20 tỷ đồng của OceanBank. Bị cáo Quỳnh đã nộp lại toàn bộ số tiền 20 tỷ đồng này. Hội đồng xét xử tiếp tục tạm giữ số tiền này để đảm bảo thi hành án.
Đối với nhóm tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” Hội đồng xét xử đã tuyên án phạt các bị cáo: Đinh La Thăng (sinh năm 1960, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên PVN) 18 năm tù; Nguyễn Xuân Sơn (sinh năm 1962, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) 30 tháng tù; 2 bị cáo nguyên là thành viên Hội đồng thành viên PVN gồm: Vũ Khánh Trường (sinh năm 1954) 5 năm tù, Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1955) 22 tháng tù. Hai bị cáo: Nguyễn Thanh Liêm (sinh năm 1955, nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN) bị phạt 20 tháng cải tạo không giam giữ và Phan Đình Đức (sinh năm 1960, thành viên Hội đồng thành viên PVN) 15 tháng cải tạo không giam giữ.
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh (sinh năm 1958, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) bị phạt 7 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” 16 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản,” tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Ninh Văn Quỳnh là 23 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử nhận thấy, do hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của 7 bị cáo trong vụ án đã gây thiệt hại của Nhà nước số tiền là 800 tỷ đồng, nên buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường số tiền này cho Nhà nước do PVN là đại diện.
Cụ thể, bị cáo Đinh La Thăng giữ vai trò chính, gây thiệt hại trong cả 3 lần góp vốn tổng số 800 tỷ đồng và phải bồi thường 600 tỷ đồng. Bị cáo Ninh Văn Quỳnh bồi thường 100 tỷ đồng, Vũ Khánh Trường bồi thường 40 tỷ đồng. 4 bị cáo còn lại, mỗi bị cáo phải bồi thường 15 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Ninh Văn Quỳnh đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt số tiền 20 tỷ đồng của OceanBank. Bị cáo Quỳnh đã nộp lại toàn bộ số tiền 20 tỷ đồng này. Hội đồng xét xử tiếp tục tạm giữ số tiền này để đảm bảo thi hành án.
Bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Chuyến thăm cấp Nhà nước Cuba lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên giữa hai nước từ sau khi lãnh tụ Fidel Castro qua đời, diễn ra vào thời điểm lần đầu tiên chuyển giao thế hệ lãnh đạo lịch sử tại Cuba.
Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến khu vực Mỹ Latinh sau Đại hội XII của Đảng.
Chuyến thăm thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam với Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba.
Chuyến thăm nhằm củng cố sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... giữa hai nước có bước phát triển thực chất, hiệu quả, tương xứng hơn với quan hệ chính trị tốt đẹp, đồng thời thể hiện sự coi trọng của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ đối với khu vực Mỹ Latinh, thiết thực triển khai đường lối đối ngoại mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra, không ngừng củng cố, nâng cao vị thế Việt Nam.
Hai nước đã ký kết nhiều văn bản, thỏa thuận hợp tác, bao gồm:
Thỏa thuận trao đổi hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba giai đoạn 2018-2023; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Cuba về xóa các khoản nợ của Chính phủ Cộng hòa Cuba đối với Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cuba; Bản ghi nhớ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba về tăng cường hợp tác khoa học công nghệ; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba; Hiệp định khung và Nghị định thư tài chính của Dự án “Hợp tác Việt Nam-Cuba phát triển sản xuất lúa gạo tại Cuba giai đoạn 2018-2022”; Thỏa thuận kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại mới Việt Nam - Cuba; Bản ghi nhớ giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Xây dựng Cuba; Thỏa thuận hợp tác nghiệp vụ giữa Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina; Bản ghi nhớ giữa TTXVN và Hãng thông tấn quốc gia Cuba (ACN); Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tập đoàn Sovico (Vietjet) với Tổng Công ty hàng không dân dụng Cuba.
Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến khu vực Mỹ Latinh sau Đại hội XII của Đảng.
Chuyến thăm thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam với Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba.
Chuyến thăm nhằm củng cố sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... giữa hai nước có bước phát triển thực chất, hiệu quả, tương xứng hơn với quan hệ chính trị tốt đẹp, đồng thời thể hiện sự coi trọng của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ đối với khu vực Mỹ Latinh, thiết thực triển khai đường lối đối ngoại mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra, không ngừng củng cố, nâng cao vị thế Việt Nam.
Hai nước đã ký kết nhiều văn bản, thỏa thuận hợp tác, bao gồm:
Thỏa thuận trao đổi hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba giai đoạn 2018-2023; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Cuba về xóa các khoản nợ của Chính phủ Cộng hòa Cuba đối với Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cuba; Bản ghi nhớ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba về tăng cường hợp tác khoa học công nghệ; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba; Hiệp định khung và Nghị định thư tài chính của Dự án “Hợp tác Việt Nam-Cuba phát triển sản xuất lúa gạo tại Cuba giai đoạn 2018-2022”; Thỏa thuận kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại mới Việt Nam - Cuba; Bản ghi nhớ giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Xây dựng Cuba; Thỏa thuận hợp tác nghiệp vụ giữa Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina; Bản ghi nhớ giữa TTXVN và Hãng thông tấn quốc gia Cuba (ACN); Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tập đoàn Sovico (Vietjet) với Tổng Công ty hàng không dân dụng Cuba.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Raul Castro Ruz duyệt đội danh dự Quân đội Cuba. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Quyết định phương án mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất
Sáng 28/3, tại phiên họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định sẽ thực hiện mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo phương án của Công ty Tư vấn Độc lập của Pháp ADPI.
Theo đề xuất của Công ty tư vấn ADPI, sẽ xây dựng thêm một nhà ga hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam, tức phía nhà ga hiện nay với tổng diện tích sàn lên đến 200 nghìn m2 để có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm. Tổng vốn khái toán cho phương án này là khoảng 18 nghìn tỷ đồng.
Đối với diện tích đất phía Bắc, trong đó có sân golf và 16ha đất do Bộ Quốc phòng quản lý sẽ được sử dụng để xây dựng các công trình phụ trợ, như nhà ga hàng hóa, sửa chữa máy bay, logistic và chế biến suất ăn từ năm 2025 trở đi. Giải pháp này sẽ giảm diện tích đất phải thu hồi, khoảng cách giữa các nhà ga gần hơn, giảm chi phí và thời gian thi công.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sau khi mở rộng, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có khả năng phục vụ tối thiểu 50 triệu hành khách mỗi năm. Đây cũng là sân bay lưỡng dụng, phục vụ cho cả dân dụng lẫn quân sự và được sử dụng lâu dài cùng với sân bay Long Thành, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2025.
Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ động trong quy hoạch và đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất để tránh xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng hơn sau khi sân bay được mở rộng.
Theo đề xuất của Công ty tư vấn ADPI, sẽ xây dựng thêm một nhà ga hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam, tức phía nhà ga hiện nay với tổng diện tích sàn lên đến 200 nghìn m2 để có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm. Tổng vốn khái toán cho phương án này là khoảng 18 nghìn tỷ đồng.
Đối với diện tích đất phía Bắc, trong đó có sân golf và 16ha đất do Bộ Quốc phòng quản lý sẽ được sử dụng để xây dựng các công trình phụ trợ, như nhà ga hàng hóa, sửa chữa máy bay, logistic và chế biến suất ăn từ năm 2025 trở đi. Giải pháp này sẽ giảm diện tích đất phải thu hồi, khoảng cách giữa các nhà ga gần hơn, giảm chi phí và thời gian thi công.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sau khi mở rộng, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có khả năng phục vụ tối thiểu 50 triệu hành khách mỗi năm. Đây cũng là sân bay lưỡng dụng, phục vụ cho cả dân dụng lẫn quân sự và được sử dụng lâu dài cùng với sân bay Long Thành, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2025.
Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ động trong quy hoạch và đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất để tránh xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng hơn sau khi sân bay được mở rộng.
Sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Cháy cực lớn ở chợ Quang, Hà Nội, khói bốc cao hàng trăm m
Chiều 31/3, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại chợ Quang ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Lửa bùng phát từ một cửa hàng bán chăn, ga, gối, đệm tại giữa tầng một của chợ Quang, sau đó lan sang cửa hàng bán đồ vàng mã cạnh đó rồi bùng phát mạnh, cháy lan từ tầng một lên tầng hai của khu chợ có kết cấu chủ yếu bằng mái tôn với diện tích khoảng 4.000m2 này.
Vào thời điểm xảy ra cháy, cửa hàng bán chăn, ga, gối, đệm tại tầng một khóa cửa, không có người bên trong. Khi đám cháy xảy ra, tiểu thương cùng người dân kịp thời thoát ra bên ngoài nên không có thiệt hại về người trong vụ cháy lớn này.
Về phản ánh xe cứu hỏa đến hiện trường quá chậm, tới 60 phút tính từ khi đám cháy xảy ra, Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 7 cho biết, vào lúc 14 giờ 13 phút ngày 31/4, Trung tâm 114 tiếp nhận tin báo cháy tại chợ Quang thì đến 14 giờ 23 phút đã có hai xe của Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 8 có mặt triển khai lực lượng dập lửa.
Riêng Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 7 sau khi tiếp nhận thông tin vào cùng thời điểm trên đã gấp rút điều động bốn xe cứu hỏa chuyên dụng, xe chở nước cùng 36 cán bộ, chiến sỹ đến hiện trường dập lửa và triển khai các công tác cứu hộ, cứu nạn.
Trước quy mô và tính chất phức tạp của đám cháy, đơn vị đã yêu cầu tăng viện. Sau đó 11 xe cứu hỏa, xe chở nước cùng lực lượng cứu hỏa đã chia thành nhiều mũi triển khai dập lửa. Đến 17 giờ 30 phút, đám cháy đã được dập tắt và dập tắt hoàn toàn, không gây thiệt hại về người.
Vào thời điểm xảy ra cháy, cửa hàng bán chăn, ga, gối, đệm tại tầng một khóa cửa, không có người bên trong. Khi đám cháy xảy ra, tiểu thương cùng người dân kịp thời thoát ra bên ngoài nên không có thiệt hại về người trong vụ cháy lớn này.
Về phản ánh xe cứu hỏa đến hiện trường quá chậm, tới 60 phút tính từ khi đám cháy xảy ra, Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 7 cho biết, vào lúc 14 giờ 13 phút ngày 31/4, Trung tâm 114 tiếp nhận tin báo cháy tại chợ Quang thì đến 14 giờ 23 phút đã có hai xe của Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 8 có mặt triển khai lực lượng dập lửa.
Riêng Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 7 sau khi tiếp nhận thông tin vào cùng thời điểm trên đã gấp rút điều động bốn xe cứu hỏa chuyên dụng, xe chở nước cùng 36 cán bộ, chiến sỹ đến hiện trường dập lửa và triển khai các công tác cứu hộ, cứu nạn.
Trước quy mô và tính chất phức tạp của đám cháy, đơn vị đã yêu cầu tăng viện. Sau đó 11 xe cứu hỏa, xe chở nước cùng lực lượng cứu hỏa đã chia thành nhiều mũi triển khai dập lửa. Đến 17 giờ 30 phút, đám cháy đã được dập tắt và dập tắt hoàn toàn, không gây thiệt hại về người.
Khói bốc cao hàng trăm mét từ khu chợ Quang bị cháy (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Khai trương tuyến tàu hỏa leo núi dài nhất Việt Nam tại Sa Pa
Sáng 31/3, tuyến tàu hỏa leo núi Mường Hoa nối liền thị trấn Sa Pa với ga cáp treo Fansipan đã chính thức khai trương.
Với tổng chiều dài xấp xỉ 2km, đây là tuyến tàu hỏa leo núi dài nhất tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại.
Xuất phát từ khách sạn MGallery tại thị trấn Sa Pa và kết thúc hành trình ở khu vực ga đi cáp treo Fansipan, đi qua 2 hầm và 4 cầu cạn với vận tốc tối đa 10m/s, công suất đạt 2.000 khách/giờ, tuyến tàu hỏa leo núi Mường Hoa rút ngắn thời gian di chuyển của du khách xuống còn 4 phút, thay vì phải mất từ 15-20 phút đi bằng ôtô trên đường núi hiểm trở.
Hai toa tàu hỏa do Hãng Garaventa (Thụy Sĩ) thiết kế và sản xuất. Mỗi toa có chiều dài 20m, rộng 3m, trọng lượng lên tới 25 tấn, sức chứa 200 khách.
Với tổng chiều dài xấp xỉ 2km, đây là tuyến tàu hỏa leo núi dài nhất tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại.
Xuất phát từ khách sạn MGallery tại thị trấn Sa Pa và kết thúc hành trình ở khu vực ga đi cáp treo Fansipan, đi qua 2 hầm và 4 cầu cạn với vận tốc tối đa 10m/s, công suất đạt 2.000 khách/giờ, tuyến tàu hỏa leo núi Mường Hoa rút ngắn thời gian di chuyển của du khách xuống còn 4 phút, thay vì phải mất từ 15-20 phút đi bằng ôtô trên đường núi hiểm trở.
Hai toa tàu hỏa do Hãng Garaventa (Thụy Sĩ) thiết kế và sản xuất. Mỗi toa có chiều dài 20m, rộng 3m, trọng lượng lên tới 25 tấn, sức chứa 200 khách.
Tháo dỡ công trình trái phép tại khu vực Tràng An cổ ở Ninh Bình
Ngày 30/3, Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An đã triển khai việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên núi Cái Hạ thuộc khu vực Tràng An cổ (thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Việc tháo dỡ được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và các ngành hữu quan.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Son, Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An đã có đơn xin tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng sai phạm gồm hệ thống bậc thang lên xuống núi dài 510m với hơn 900 bậc thang.
Sáng 30/3, đội thợ tháo dỡ chuyên nghiệp gồm hơn 20 người cùng thiết bị như máy khoan bêtông, máy cắt bêtông thực hiện công việc tháo dỡ một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhằm đảm bảo an toàn lao động, không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường xung quanh và đảm bảo tiến độ đề ra.
Đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Hoa Lư cho biết, song song với quá trình Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An triển khai lực lượng tháo dỡ công trình, huyện cũng mời chuyên gia trong lĩnh vực này từ Trung ương về để khảo sát, tư vấn phương án tháo dỡ một cách hiệu quả nhất. Dự kiến việc tháo dỡ công trình sẽ hoàn thành trong khoảng 1 tháng.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Son, Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An đã có đơn xin tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng sai phạm gồm hệ thống bậc thang lên xuống núi dài 510m với hơn 900 bậc thang.
Sáng 30/3, đội thợ tháo dỡ chuyên nghiệp gồm hơn 20 người cùng thiết bị như máy khoan bêtông, máy cắt bêtông thực hiện công việc tháo dỡ một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhằm đảm bảo an toàn lao động, không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường xung quanh và đảm bảo tiến độ đề ra.
Đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Hoa Lư cho biết, song song với quá trình Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An triển khai lực lượng tháo dỡ công trình, huyện cũng mời chuyên gia trong lĩnh vực này từ Trung ương về để khảo sát, tư vấn phương án tháo dỡ một cách hiệu quả nhất. Dự kiến việc tháo dỡ công trình sẽ hoàn thành trong khoảng 1 tháng.
Công trình xây dựng trái phép trong khu danh thắng Tràng An, Ninh Bình. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Vụ mất 245 tỷ đồng tại Eximbank
Sáng 26/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tiến hành khám xét trụ sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ 229 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Đến gần 13 giờ cùng ngày, quá trình khám xét hoàn tất, Cơ quan Công an đã bắt giữ hai người đưa về trụ sở.
Hai người bị bắt giữ là Hồ Thị Thủy và Nguyễn Thị Thi, nhân viên Phòng Khách hàng Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Hai người này bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an khởi tố để điều tra vì đã có hành vi giúp sức ông Lê Nguyễn Hưng (nguyên Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đã bỏ trốn) chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.
Đầu tháng 2/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; khởi tố bị can Lê Nguyễn Hưng (sinh năm 1971 tại Đồng Nai, hộ khẩu thường trú tại thị xã Dĩ An, Bình Dương, nguyên Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) và phát lệnh truy nã đối với bị can này.
Ông Lê Nguyễn Hưng bị cáo buộc đã lập chứng từ giả mạo về việc khách hàng rút tiền, chiếm đoạt 245 tỷ đồng của nữ khách hàng C.T.B. Sau đó, Hưng bỏ trốn khỏi địa phương.
Chiều 27/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can 3 nhân viên phòng khách hàng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh về tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.”
3 nhân viên bị khởi tố gồm: Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Trần Nguyễn Xuân Lan và Cao Lan Phương. Cả 3 bị can này hiện đang được tại ngoại. Theo kết quả điều tra ban đầu, 3 bị can này bị khởi tố với vai trò đồng phạm, đã giúp sức tích cực Lê Nguyễn Hưng (nguyên Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang bị truy nã), trong việc chiếm đoạt 245 tỷ đồng tiết kiệm của bà C.T.B. gửi tại Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến gần 13 giờ cùng ngày, quá trình khám xét hoàn tất, Cơ quan Công an đã bắt giữ hai người đưa về trụ sở.
Hai người bị bắt giữ là Hồ Thị Thủy và Nguyễn Thị Thi, nhân viên Phòng Khách hàng Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Hai người này bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an khởi tố để điều tra vì đã có hành vi giúp sức ông Lê Nguyễn Hưng (nguyên Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đã bỏ trốn) chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.
Đầu tháng 2/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; khởi tố bị can Lê Nguyễn Hưng (sinh năm 1971 tại Đồng Nai, hộ khẩu thường trú tại thị xã Dĩ An, Bình Dương, nguyên Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) và phát lệnh truy nã đối với bị can này.
Ông Lê Nguyễn Hưng bị cáo buộc đã lập chứng từ giả mạo về việc khách hàng rút tiền, chiếm đoạt 245 tỷ đồng của nữ khách hàng C.T.B. Sau đó, Hưng bỏ trốn khỏi địa phương.
Chiều 27/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can 3 nhân viên phòng khách hàng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh về tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.”
3 nhân viên bị khởi tố gồm: Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Trần Nguyễn Xuân Lan và Cao Lan Phương. Cả 3 bị can này hiện đang được tại ngoại. Theo kết quả điều tra ban đầu, 3 bị can này bị khởi tố với vai trò đồng phạm, đã giúp sức tích cực Lê Nguyễn Hưng (nguyên Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang bị truy nã), trong việc chiếm đoạt 245 tỷ đồng tiết kiệm của bà C.T.B. gửi tại Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Xe của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công đưa hai nhân viên Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh rời khỏi trụ sở Eximbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (trưa 26/3). (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)
(Vietnam+)