Bộ Quốc phòng xác nhận 9 quân nhân máy bay CASA-212 hy sinh và chỉ số CPI 6 tháng đầu năm tăng là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 20-26/6:
Bộ Quốc phòng xác nhận 9 quân nhân máy bay CASA-212 hy sinh
Ngày 24/6, Bộ Quốc phòng đã thông báo chính thức kết quả tìm kiếm máy bay SU30-MK2 và CASA-212.
Đối với máy bay SU30-MK2 và các phi công: Đã xác định được máy bay SU30-MK2 rơi tại Đông Bắc Cửa Vạn, Nghệ An khoảng 25 hải lý. Tại khu vực này, đã thu được các mảnh vỡ của phần mũi máy bay SU30-MK2 số hiệu 8585; hiện đang tiếp tục tìm kiếm, trục vớt hộp đen và các bộ phận còn lại của máy bay. Đồng thời, đã tìm thấy thi thể phi công Đại tá Trần Quang Khải, đưa vào đất liền, tổ chức Lễ tang trang nghiêm; đồng thời làm tốt công tác chính sách hậu phương gia đình. Cứu được phi công Nguyễn Hữu Cường, hiện đang được chăm sóc, điều trị, sức khỏe hồi phục tốt.
Đối với máy bay CASA-212 và Tổ bay gồm 9 đồng chí: Đã xác định máy bay CASA-212 rơi tại vị trí cách đường phân định về phía Tây khoảng 2,7 hải lý, Nam Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ khoảng 15 hải lý. Tại khu vực này, ở độ sâu 50-60m, đã trục vớt được các bộ phận chủ yếu của máy bay gồm thân, đuôi, cánh quạt, động cơ, các chi tiết kỹ thuật, khí tài, vật dụng cá nhân của các thành viên Tổ bay. Cũng tại vị trí máy bay gặp nạn, đã vớt được các thi thể rơi cùng máy bay. Qua giám định của cơ quan pháp y Quân đội, đây là những thi thể của thành viên Tổ bay.
Từ những thông tin nêu trên, có thể khẳng định: Máy bay SU30-MK2 số hiệu 8585 và máy bay CASA-212 số hiệu 8983 đã gặp nạn, rơi xuống biển, tại các vị trí như đã nêu trên. 9 thành viên Tổ bay CASA-212 đã cùng máy bay rơi xuống biển. Đến thời điểm này, có thể nhận định toàn bộ cán bộ, chiến sỹ trên chiếc máy bay CASA-212 đã hy sinh. Cho đến nay, đã xác định và trục vớt được các bộ phận chủ yếu của 2 xác máy bay SU30-MK2 và CASA-212; cứu sống được 01 phi công, một số phi công, nhân viên Tổ bay đã vớt được thi thể, chuyển cho cơ quan chức năng xác minh, làm rõ danh tính.
Cơ quan pháp y quân đội và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ danh tính các thi thể đã tìm được, nguồn gốc các vật thể thu được tại hiện trường. Tổng cục Chính trị chủ trì chỉ đạo làm tốt công tác chính sách, hậu phương gia đình đối với các quân nhân hy sinh; tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí thông tin chính xác, trung thực, kịp thời về quá trình tìm kiếm cứu nạn.
Sau khi hoàn thành việc trục vớt những bộ phận còn lại của 02 máy bay gặp nạn, các cơ quan chuyên môn kỹ thuật khẩn trương phân tích dữ liệu thu thập được, xác định nguyên nhân gây tai nạn, tổ chức rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Quốc phòng./.
Xem thêm: Thông báo chính thức kết quả tìm kiếm máy bay SU30-MK2 và CASA-212
Đối với máy bay SU30-MK2 và các phi công: Đã xác định được máy bay SU30-MK2 rơi tại Đông Bắc Cửa Vạn, Nghệ An khoảng 25 hải lý. Tại khu vực này, đã thu được các mảnh vỡ của phần mũi máy bay SU30-MK2 số hiệu 8585; hiện đang tiếp tục tìm kiếm, trục vớt hộp đen và các bộ phận còn lại của máy bay. Đồng thời, đã tìm thấy thi thể phi công Đại tá Trần Quang Khải, đưa vào đất liền, tổ chức Lễ tang trang nghiêm; đồng thời làm tốt công tác chính sách hậu phương gia đình. Cứu được phi công Nguyễn Hữu Cường, hiện đang được chăm sóc, điều trị, sức khỏe hồi phục tốt.
Đối với máy bay CASA-212 và Tổ bay gồm 9 đồng chí: Đã xác định máy bay CASA-212 rơi tại vị trí cách đường phân định về phía Tây khoảng 2,7 hải lý, Nam Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ khoảng 15 hải lý. Tại khu vực này, ở độ sâu 50-60m, đã trục vớt được các bộ phận chủ yếu của máy bay gồm thân, đuôi, cánh quạt, động cơ, các chi tiết kỹ thuật, khí tài, vật dụng cá nhân của các thành viên Tổ bay. Cũng tại vị trí máy bay gặp nạn, đã vớt được các thi thể rơi cùng máy bay. Qua giám định của cơ quan pháp y Quân đội, đây là những thi thể của thành viên Tổ bay.
Từ những thông tin nêu trên, có thể khẳng định: Máy bay SU30-MK2 số hiệu 8585 và máy bay CASA-212 số hiệu 8983 đã gặp nạn, rơi xuống biển, tại các vị trí như đã nêu trên. 9 thành viên Tổ bay CASA-212 đã cùng máy bay rơi xuống biển. Đến thời điểm này, có thể nhận định toàn bộ cán bộ, chiến sỹ trên chiếc máy bay CASA-212 đã hy sinh. Cho đến nay, đã xác định và trục vớt được các bộ phận chủ yếu của 2 xác máy bay SU30-MK2 và CASA-212; cứu sống được 01 phi công, một số phi công, nhân viên Tổ bay đã vớt được thi thể, chuyển cho cơ quan chức năng xác minh, làm rõ danh tính.
Cơ quan pháp y quân đội và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ danh tính các thi thể đã tìm được, nguồn gốc các vật thể thu được tại hiện trường. Tổng cục Chính trị chủ trì chỉ đạo làm tốt công tác chính sách, hậu phương gia đình đối với các quân nhân hy sinh; tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí thông tin chính xác, trung thực, kịp thời về quá trình tìm kiếm cứu nạn.
Sau khi hoàn thành việc trục vớt những bộ phận còn lại của 02 máy bay gặp nạn, các cơ quan chuyên môn kỹ thuật khẩn trương phân tích dữ liệu thu thập được, xác định nguyên nhân gây tai nạn, tổ chức rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Quốc phòng./.
Thân vỏ máy bay CASA-212 ghi rõ số hiệu máy bay (chụp dưới biển). (Ảnh: Minh Tuấn - Thông tấn Quân sự/TTXVN phát)
Xem thêm: Thông báo chính thức kết quả tìm kiếm máy bay SU30-MK2 và CASA-212
Sáu tháng, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả nước tăng 1,72%
Tháng Sáu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước có mức tăng 0,46% so với tháng Năm. Như vậy, CPI đã tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2015 đồng thời tăng 2,35% so với tháng 12 năm ngoái, kéo theo mức tăng CPI bình quân sáu tháng so với cùng kỳ năm trước là 1,72%.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê chỉ ra, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 10 nhóm hàng tăng. Trong đó, nhóm giao thông tăng cao nhất với mức tăng 2,99% và giảm giá nhiều nhất là Bưu chính viễn thông với mức giảm 0,06%.
Nguyên nhân tác động đến đà tăng chỉ số CPI, theo bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê: “Tháng này nhóm nhiên liệu có mức tăng mạnh (+6,46%) đóng góp 0,27% vào mức tăng chung của chỉ số. Cụ thể, giá xăng tăng 920 đồng/lít, dầu diezezen tăng 880 đồng/lít (ngày 20/5 và 4/6).”
Bên cạnh đó, bà Thủy cũng cho biết, tháng này cũng có một số các yếu tố khách quan tác động đến mức tăng chung của CPI, như nhóm thực phẩm đóng góp (+ 0,36%) do ảnh hưởng bởi tâm lý người tiêu dùng lo ngại về hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung nên có phần dè dặt khi tiêu dùng sản phẩm cá đánh bắt, đã chuyển sang tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng, khô hạn đã ảnh hưởng đến diện tích rau trồng nên giá rau tăng cao kéo dài ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Không chỉ có vậy, thời tiết nắng nóng đã khiến nhu cầu dùng điện trong xã hội tăng khiến chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 1,27%, góp phần làm CPI cả nước tăng khoảng 0,03%. Cộng thêm, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,14% do nhu cầu xây dựng năm nay tăng cao cùng với xu hướng giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng.
Một điểm nữa, tháng Sáu là thời điểm học sinh nghỉ Hè nên nhu cầu du lịch tăng, chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 0,48% so với tháng Năm./.
Xem thêm: Sáu tháng, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả nước tăng 1,72%
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê chỉ ra, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 10 nhóm hàng tăng. Trong đó, nhóm giao thông tăng cao nhất với mức tăng 2,99% và giảm giá nhiều nhất là Bưu chính viễn thông với mức giảm 0,06%.
Nguyên nhân tác động đến đà tăng chỉ số CPI, theo bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê: “Tháng này nhóm nhiên liệu có mức tăng mạnh (+6,46%) đóng góp 0,27% vào mức tăng chung của chỉ số. Cụ thể, giá xăng tăng 920 đồng/lít, dầu diezezen tăng 880 đồng/lít (ngày 20/5 và 4/6).”
Bên cạnh đó, bà Thủy cũng cho biết, tháng này cũng có một số các yếu tố khách quan tác động đến mức tăng chung của CPI, như nhóm thực phẩm đóng góp (+ 0,36%) do ảnh hưởng bởi tâm lý người tiêu dùng lo ngại về hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung nên có phần dè dặt khi tiêu dùng sản phẩm cá đánh bắt, đã chuyển sang tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng, khô hạn đã ảnh hưởng đến diện tích rau trồng nên giá rau tăng cao kéo dài ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Không chỉ có vậy, thời tiết nắng nóng đã khiến nhu cầu dùng điện trong xã hội tăng khiến chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 1,27%, góp phần làm CPI cả nước tăng khoảng 0,03%. Cộng thêm, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,14% do nhu cầu xây dựng năm nay tăng cao cùng với xu hướng giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng.
Một điểm nữa, tháng Sáu là thời điểm học sinh nghỉ Hè nên nhu cầu du lịch tăng, chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 0,48% so với tháng Năm./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Sáu tháng, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả nước tăng 1,72%
Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị các nước UNCLOS
Từ ngày 20-24/6, tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ) đã diễn ra Hội nghị lần thứ 26 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 với sự tham dự của 79/168 nước thành viên, các tổ chức quốc tế và 10 nước quan sát viên.
Hội nghị đã xem xét các báo cáo về hoạt động trong năm 2015 của Tòa án quốc tế về Luật Biển, Cơ quan Quyền lực đáy đại dương và Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa cũng như một số vấn đề khác.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Tại hội nghị, Đại sứ Nguyễn Phương Nga bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, đặc biệt là các hoạt động cải tạo và xây dựng quy mô lớn làm thay đổi tính chất tự nhiên của một số cấu trúc ở Biển Đông, các hoạt động quân sự hóa, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Trưởng đoàn Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cần chấm dứt ngay các hành động làm thay đổi nguyên trạng, phá hoại môi trường biển và làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Đại sứ khẳng định lập trường của Việt Nam, theo đó các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; các bên liên quan cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
Xem thêm: Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị các nước UNCLOS
Hội nghị đã xem xét các báo cáo về hoạt động trong năm 2015 của Tòa án quốc tế về Luật Biển, Cơ quan Quyền lực đáy đại dương và Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa cũng như một số vấn đề khác.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Tại hội nghị, Đại sứ Nguyễn Phương Nga bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, đặc biệt là các hoạt động cải tạo và xây dựng quy mô lớn làm thay đổi tính chất tự nhiên của một số cấu trúc ở Biển Đông, các hoạt động quân sự hóa, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Trưởng đoàn Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cần chấm dứt ngay các hành động làm thay đổi nguyên trạng, phá hoại môi trường biển và làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Đại sứ khẳng định lập trường của Việt Nam, theo đó các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; các bên liên quan cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
Ảnh chụp vệ tinh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà phía Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng trái phép đường băng và cho máy bay hạ cánh. (Nguồn: CSIS)
Xem thêm: Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị các nước UNCLOS
Ưu tiên xuất khẩu gạo chất lượng cao trong 6 tháng cuối năm
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, dự kiến xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm của cả nước đạt 2,732 triệu tấn và dự kiến trong 6 tháng cuối năm xuất khẩu thêm 2,97 triệu tấn; trong đó, ưu tiên xuất khẩu gạo thơm, gạo chất lượng cao nhằm nâng giá trị.
Như vậy, tổng lượng xuất khẩu gạo năm nay sẽ tương đương với xuất khẩu gạo của năm 2015.
Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu đạt 2,282 triệu tấn, tăng 9,71%, trị giá FOB tăng 11,29%, trị giá CIF tăng 12,29% so với cùng kỳ năm ngoái; giá FOB bình quân tăng 6,06 USD/tấn.
Dự kiến xuất khẩu gạo trong tháng 6 đạt khoảng 450.000 tấn, cộng với lượng gạo đã xuất khẩu 5 tháng đầu năm, tổng lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 2,732 triệu tấn.
Xem thêm: Ưu tiên xuất khẩu gạo chất lượng cao trong 6 tháng cuối năm
Như vậy, tổng lượng xuất khẩu gạo năm nay sẽ tương đương với xuất khẩu gạo của năm 2015.
Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu đạt 2,282 triệu tấn, tăng 9,71%, trị giá FOB tăng 11,29%, trị giá CIF tăng 12,29% so với cùng kỳ năm ngoái; giá FOB bình quân tăng 6,06 USD/tấn.
Dự kiến xuất khẩu gạo trong tháng 6 đạt khoảng 450.000 tấn, cộng với lượng gạo đã xuất khẩu 5 tháng đầu năm, tổng lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 2,732 triệu tấn.
Bốc xếp gạo xuất khẩu tại Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Xem thêm: Ưu tiên xuất khẩu gạo chất lượng cao trong 6 tháng cuối năm
Vải xuất khẩu được chiếu xạ tại Hà Nội tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Lô vải xuất khẩu sang thị trường Australia lần đầu tiên được thực hiện chiếu xạ ngay tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, ngày 23/6. Đây là lô vải của hai doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn Rồng Đỏ và Công ty trách nhiệm hữu hạn Agrycare với số lượng khoảng hơn 2 tấn vải tươi.
Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, với việc tổ chức chiếu xạ và xuất khẩu quả vải ngay tại Hà Nội, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí từ 15-20 triệu đồng/tấn so với việc chở ngược vào Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện chiếu xạ.
Ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Agrycare cũng cho biết: “Thực hiện chiếu xạ tại Hà Nội sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp, như chi phí bảo quản và chi phí vận chuyển. Tính ra, chiếu xạ tại Hà Nội sẽ giảm tới khoảng 20.000 đồng/kg so với việc chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện chiếu xạ. Theo đó vấn đề lợi nhuận tất nhiên sẽ tốt hơn cho doanh nghiệp,” ông Thắng so sánh.
Ông Hoàng Trung cũng cho biết Australia là một trong những thị trường nhập khẩu có yêu cầu khắt khe nhất hiện nay. Tuy nhiên trong những năm gần đây, trái vải của Việt Nam đã chinh phục được thị trường này và đem lại thu nhập cao cho người dân trồng vải cũng như các doanh nghiệp.
Vị đại diện này cũng cho biết mới đây Cục Bảo vệ Thực vật đã nhận được thông báo chính thức của Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Australia chính thức công nhận Trung tâm chiếu xạ Hà Nội được phép xử lý chiếu xạ quả vải tươi xuất khẩu sang thị trường này. Đây sẽ là một thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vải vì nguồn vải nguyên liệu chủ yếu nằm ở các tỉnh phía Bắc.
Xem thêm: Vải xuất khẩu được chiếu xạ tại Hà Nội tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, với việc tổ chức chiếu xạ và xuất khẩu quả vải ngay tại Hà Nội, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí từ 15-20 triệu đồng/tấn so với việc chở ngược vào Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện chiếu xạ.
Ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Agrycare cũng cho biết: “Thực hiện chiếu xạ tại Hà Nội sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp, như chi phí bảo quản và chi phí vận chuyển. Tính ra, chiếu xạ tại Hà Nội sẽ giảm tới khoảng 20.000 đồng/kg so với việc chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện chiếu xạ. Theo đó vấn đề lợi nhuận tất nhiên sẽ tốt hơn cho doanh nghiệp,” ông Thắng so sánh.
Ông Hoàng Trung cũng cho biết Australia là một trong những thị trường nhập khẩu có yêu cầu khắt khe nhất hiện nay. Tuy nhiên trong những năm gần đây, trái vải của Việt Nam đã chinh phục được thị trường này và đem lại thu nhập cao cho người dân trồng vải cũng như các doanh nghiệp.
Vị đại diện này cũng cho biết mới đây Cục Bảo vệ Thực vật đã nhận được thông báo chính thức của Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Australia chính thức công nhận Trung tâm chiếu xạ Hà Nội được phép xử lý chiếu xạ quả vải tươi xuất khẩu sang thị trường này. Đây sẽ là một thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vải vì nguồn vải nguyên liệu chủ yếu nằm ở các tỉnh phía Bắc.
Thu hoạch vải chín sớm. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Xem thêm: Vải xuất khẩu được chiếu xạ tại Hà Nội tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Chính thức thông tàu qua cầu Ghềnh sau hơn 3 tháng bị đâm sập
Sau 3 tháng 5 ngày xảy ra sự cố sà lan đâm sập cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai khiến tuyến đường sắt Bắc-Nam bị gián đoạn, rạng sáng 25/6 chuyến tàu hỏa đầu tiên chạy tuyến Hà Nội-Sài Gòn đã chính thức được lưu thông qua cầu Ghềnh.
Lúc 3 giờ ngày 25/6, tàu hàng số hiệu HBN chạy tuyến Hà Nội-Sài Gòn đã lăn bánh lưu thông qua cầu Ghềnh để đến ga Sài Gòn mà không phải dừng xuống hàng từ ga Hố Nai.
Ngay sau khi chuyến tàu đầu tiên lăn bánh qua cầu Ghềnh, lúc 3 giờ 30 phút ngày 25/6, chuyến tàu khách đầu tiên số hiệu TN1 cũng đã lưu thông qua cầu Ghềnh mà không phải dừng trả khách tại ga Biên Hòa.
Ông Đới Sỹ Hưng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết việc công trình thi công cầu Ghềnh hoàn thành và về đích trước thời hạn là nỗ lực của hàng trăm công nhân, kỹ sư, cán bộ nghành đường sắt và các đơn vị thi công trong 3 tháng qua.
Hiện cầu Ghềnh đã nâng độ tĩnh không lên 7m, cao hơn 2m so với trước đây, do đó tàu thủy có tải trọng lớn và cao hơn có thể lưu thông dễ dàng qua khu vực cầu Ghềnh./.
Xem thêm: Chính thức thông tàu qua cầu Ghềnh sau hơn 3 tháng bị đâm sập
Lúc 3 giờ ngày 25/6, tàu hàng số hiệu HBN chạy tuyến Hà Nội-Sài Gòn đã lăn bánh lưu thông qua cầu Ghềnh để đến ga Sài Gòn mà không phải dừng xuống hàng từ ga Hố Nai.
Ngay sau khi chuyến tàu đầu tiên lăn bánh qua cầu Ghềnh, lúc 3 giờ 30 phút ngày 25/6, chuyến tàu khách đầu tiên số hiệu TN1 cũng đã lưu thông qua cầu Ghềnh mà không phải dừng trả khách tại ga Biên Hòa.
Ông Đới Sỹ Hưng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết việc công trình thi công cầu Ghềnh hoàn thành và về đích trước thời hạn là nỗ lực của hàng trăm công nhân, kỹ sư, cán bộ nghành đường sắt và các đơn vị thi công trong 3 tháng qua.
Hiện cầu Ghềnh đã nâng độ tĩnh không lên 7m, cao hơn 2m so với trước đây, do đó tàu thủy có tải trọng lớn và cao hơn có thể lưu thông dễ dàng qua khu vực cầu Ghềnh./.
Các đoàn tàu đi và đến ga Sài Gòn đã chính thức được nối lại sau khi cầu Ghềnh thông tàu. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)
Xem thêm: Chính thức thông tàu qua cầu Ghềnh sau hơn 3 tháng bị đâm sập
Chủ tịch nước: Nhà báo không được uốn cong ngòi bút trước cám dỗ
Lễ kỷ niệm 91 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2016) và lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ X năm 2015 đã diễn ra tối 21/6 tại Hà Nội.
Đây là dịp để những người làm báo cả nước cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng và tôn vinh các nhà báo có tác phẩm báo chí xuất sắc trong năm 2015 với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những thành tích xuất sắc, đóng góp to lớn của đội ngũ những người làm báo cả nước đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; chúc mừng các nhà báo vinh dự được trao Giải thưởng Báo chí quốc gia.
Về nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ báo chí cách mạng Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về nội dung, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ... không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, sức hấp dẫn với nhân dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp các mạng và xu thế hội nhập quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị mỗi người làm báo cần thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, không “uốn cong ngòi bút trước những cám dỗ, tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, nỗ lực phấn đấu là người chiến sỹ xung kích, kiên cường trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân."
Tại buổi lễ, ngoài tám giải A, Ban tổ chức Giải báo chí quốc gia lần thứ X năm 2015 cũng đã trao 25 giải B, 40 giải C và 19 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc nhất.
Xem thêm: Chủ tịch nước: Nhà báo không được uốn cong ngòi bút trước cám dỗ
Đây là dịp để những người làm báo cả nước cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng và tôn vinh các nhà báo có tác phẩm báo chí xuất sắc trong năm 2015 với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những thành tích xuất sắc, đóng góp to lớn của đội ngũ những người làm báo cả nước đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; chúc mừng các nhà báo vinh dự được trao Giải thưởng Báo chí quốc gia.
Về nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ báo chí cách mạng Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về nội dung, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ... không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, sức hấp dẫn với nhân dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp các mạng và xu thế hội nhập quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị mỗi người làm báo cần thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, không “uốn cong ngòi bút trước những cám dỗ, tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, nỗ lực phấn đấu là người chiến sỹ xung kích, kiên cường trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân."
Tại buổi lễ, ngoài tám giải A, Ban tổ chức Giải báo chí quốc gia lần thứ X năm 2015 cũng đã trao 25 giải B, 40 giải C và 19 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc nhất.
Đại diện báo Điện tử VietnamPlus nhận giải B Giải Báo chí Quốc gia 2015. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xem thêm: Chủ tịch nước: Nhà báo không được uốn cong ngòi bút trước cám dỗ
Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên ở Tây Nguyên
Sáng 20/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên ở Tây Nguyên, không chuyển đổi hơn 2,25 triệu hécta rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác kể cả dự án được phê duyệt chưa đưa ra, trừ các dự án liên quan an ninh quan trọng.
Chính phủ không có chủ trương chuyển rừng nghèo, rừng cạn kiệt sang trồng cây công nghiệp. Đóng cửa các sở chế biến gỗ tự nhiên. Ngừng cấp phép cho các công trình thủy điện liên quan đến chiếm đất rừng và rừng, kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án thủy điện không chấp hành trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng; Yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, công an, kiểm sát, tòa án, quân đội… vào cuộc đấu tranh nâng cao trách nhiệm được giao ngăn chặn tàn phá rừng đã và đang xảy ra, làm rõ trách nhiệm từng diện tích, từng địa bàn rừng bị mất.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh Tây Nguyên sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc rừng bị mất; cần phải giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng cho các cấp dưới; cấp kinh phí cho các lực lượng kiểm lâm theo đúng quy định để phục vụ tốt công tác quản lý bảo vệ rừng…
Theo báo cáo của các đơn vị tại hội nghị, rừng Tây Nguyên đang bị suy giảm nhanh cả về diện tích và chất lượng. Trong vòng 5 năm (2010-2014), tổng diện tích rừng Tây Nguyên giảm hơn 300 nghìn ha, độ che phủ giảm còn 48,5%, tỷ lệ rừng gỗ loại giàu ở Tây Nguyên chỉ còn 10,4%; loại trung bình là 22,7%, còn lại gần 67% là loại nghèo kiệt.
Các loại gỗ quý có giá trị cao còn rất hiếm, chỉ có ở các vùng xa xôi hiểm trở, các loại thảo dược quý hiếm bị khai thác cạn kiệt, số lượng động vật rừng cũng giảm mạnh./.
Xem thêm: Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên ở Tây Nguyên
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên ở Tây Nguyên, không chuyển đổi hơn 2,25 triệu hécta rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác kể cả dự án được phê duyệt chưa đưa ra, trừ các dự án liên quan an ninh quan trọng.
Chính phủ không có chủ trương chuyển rừng nghèo, rừng cạn kiệt sang trồng cây công nghiệp. Đóng cửa các sở chế biến gỗ tự nhiên. Ngừng cấp phép cho các công trình thủy điện liên quan đến chiếm đất rừng và rừng, kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án thủy điện không chấp hành trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng; Yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, công an, kiểm sát, tòa án, quân đội… vào cuộc đấu tranh nâng cao trách nhiệm được giao ngăn chặn tàn phá rừng đã và đang xảy ra, làm rõ trách nhiệm từng diện tích, từng địa bàn rừng bị mất.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh Tây Nguyên sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc rừng bị mất; cần phải giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng cho các cấp dưới; cấp kinh phí cho các lực lượng kiểm lâm theo đúng quy định để phục vụ tốt công tác quản lý bảo vệ rừng…
Theo báo cáo của các đơn vị tại hội nghị, rừng Tây Nguyên đang bị suy giảm nhanh cả về diện tích và chất lượng. Trong vòng 5 năm (2010-2014), tổng diện tích rừng Tây Nguyên giảm hơn 300 nghìn ha, độ che phủ giảm còn 48,5%, tỷ lệ rừng gỗ loại giàu ở Tây Nguyên chỉ còn 10,4%; loại trung bình là 22,7%, còn lại gần 67% là loại nghèo kiệt.
Các loại gỗ quý có giá trị cao còn rất hiếm, chỉ có ở các vùng xa xôi hiểm trở, các loại thảo dược quý hiếm bị khai thác cạn kiệt, số lượng động vật rừng cũng giảm mạnh./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên ở Tây Nguyên
Phát hiện, thám hiểm thêm 57 hang động ở tỉnh Quảng Bình
Sáng 22/6, trưởng đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đã báo cáo kết quả thám hiểm hang động đầu năm 2016 với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình. Theo đó, đã có 57 hang động mới tại Phong Nha-Kẻ Bàng được phát hiện và khám phá.
Từ ngày 5/3 đến ngày 10/4, đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh gồm 13 thành viên cùng với các nhà khoa học của Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và cán bộ của Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã phát hiện, thám hiểm và khảo sát 57 hang động ở 14 khu vực khác nhau với tổng chiều dài hơn 20km tại Phong Nha-Kẻ Bàng.
Phần lớn hang động trước đó chưa có dấu chân người và có một số hang vẫn chưa khảo sát hết chiều dài. Đoàn đã tiến hành đo vẽ, chụp ảnh và ghi chép lại các thông số, đánh dấu GPS đưa toàn bộ số hang phát hiện lên đồ hang động Phong Nha-Kẻ bàng; đề xuất tỉnh Quảng Bình đưa những hang rất đẹp như Hòa Hương, hang Báng, hang Cây Sanh, hang Ma Rinh, hang Tu Lu… vào khai thác du lịch mạo hiểm.
Từ năm 1990 đến nay, đây là lần thứ 17 đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh tiến hành khảo sát và thám hiểm hang động tại Phong Nha-Kẻ Bàng. Kết quả, đoàn đã khảo sát 311 hang động lớn nhỏ với tổng chiều dài thám hiểm là hơn 200km, trong đó có hang Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới./.
Xem thêm: Phát hiện, thám hiểm thêm 57 hang động ở tỉnh Quảng Bình
Từ ngày 5/3 đến ngày 10/4, đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh gồm 13 thành viên cùng với các nhà khoa học của Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và cán bộ của Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã phát hiện, thám hiểm và khảo sát 57 hang động ở 14 khu vực khác nhau với tổng chiều dài hơn 20km tại Phong Nha-Kẻ Bàng.
Phần lớn hang động trước đó chưa có dấu chân người và có một số hang vẫn chưa khảo sát hết chiều dài. Đoàn đã tiến hành đo vẽ, chụp ảnh và ghi chép lại các thông số, đánh dấu GPS đưa toàn bộ số hang phát hiện lên đồ hang động Phong Nha-Kẻ bàng; đề xuất tỉnh Quảng Bình đưa những hang rất đẹp như Hòa Hương, hang Báng, hang Cây Sanh, hang Ma Rinh, hang Tu Lu… vào khai thác du lịch mạo hiểm.
Từ năm 1990 đến nay, đây là lần thứ 17 đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh tiến hành khảo sát và thám hiểm hang động tại Phong Nha-Kẻ Bàng. Kết quả, đoàn đã khảo sát 311 hang động lớn nhỏ với tổng chiều dài thám hiểm là hơn 200km, trong đó có hang Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới./.
Các cột thạch nhũ lấp lánh ánh vàng cao như một tòa nhà nằm trong lòng hang Tối. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Xem thêm: Phát hiện, thám hiểm thêm 57 hang động ở tỉnh Quảng Bình
(TTXVN/Vietnam+)