Cháy chung cư gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ở TP Hồ Chí Minh
Khoảng 0 giờ 30 phút sáng 23/3, một vụ cháy đã xảy ra tại chung cư Carina ở số 1648 Võ Văn Kiệt, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 13 người chết và 39 người bị thương.
Thông tin ban đầu, đám cháy bùng phát từ tầng hầm giữ ôtô, xe máy nằm giữa khu A và B của tòa nhà. Ngọn lửa bùng phát nhanh khiến nhiều mảng bê tông sụp, khói phủ kín khu vực.
Đến sáng 26/3 vẫn còn 43 người tiếp tục được điều trị tại các bệnh viện, trong đó có 3 trường hợp nặng phải thở máy.
Cụ thể, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hiện còn 11 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 6 bệnh nhân đang nằm tại Khoa Hô hấp, 5 bệnh nhân đang nằm Liên chuyên khoa. Tình trạng các bệnh nhân đang dần ổn định.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới các nạn nhân, thân nhân người bị nạn và có ý kiến chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã trực tiếp đến kiểm tra hiện trường vụ cháy và đến các bệnh viện thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân.
Thông tin ban đầu, đám cháy bùng phát từ tầng hầm giữ ôtô, xe máy nằm giữa khu A và B của tòa nhà. Ngọn lửa bùng phát nhanh khiến nhiều mảng bê tông sụp, khói phủ kín khu vực.
Đến sáng 26/3 vẫn còn 43 người tiếp tục được điều trị tại các bệnh viện, trong đó có 3 trường hợp nặng phải thở máy.
Cụ thể, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hiện còn 11 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 6 bệnh nhân đang nằm tại Khoa Hô hấp, 5 bệnh nhân đang nằm Liên chuyên khoa. Tình trạng các bệnh nhân đang dần ổn định.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới các nạn nhân, thân nhân người bị nạn và có ý kiến chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã trực tiếp đến kiểm tra hiện trường vụ cháy và đến các bệnh viện thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân.
Cảnh sát PCCC phun nước dập tắt đám cháy phát ra từ tầng hầm chung cư. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)
Trao Giải Âm nhạc Cống hiến năm 2018
Tối 22/3, Lễ trao Giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 13-năm 2018 do Báo Thể thao & Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức đã diễn ra tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô.
Được tổ chức lần đầu năm 2006 (trước đó còn có giải tiền Cống hiến 2005), đến nay giải Âm nhạc Cống hiến đã trải qua 12 mùa trao giải và được giới chuyên môn đánh giá cao.
Điều này chứng tỏ qua sự bình chọn của mình, các nhà báo - những người đại diện cho dư luận - đã tác động tích cực vào việc nâng cao thị hiếu âm nhạc.
Với tinh thần dân chủ rộng rãi trong việc thăm dò ý kiến để xây dựng đề cử; với tính công khai, minh bạch tuyệt đối trong kiểm phiếu, giải Cống hiến ngày càng khẳng định uy tín trong đời sống âm nhạc và báo chí nước nhà.
Lễ công bố kết quả và trao giải Cống hiến trở thành một trong những sự kiện âm nhạc có sức hút nhất với cả giới chuyên môn âm nhạc, giới báo chí và đông đảo công chúng.
Năm nay, hạng mục được trông đợi nhiều nhất là “Ca sỹ của năm” đã thuộc về ca sĩ Mỹ Tâm, chị cũng giành giải "Album của năm" với album "Tâm 9."
Giải thưởng "Nhạc sỹ của năm" thuộc về nhạc sỹ Dương Cầm, anh cũng giành giải "Nhà sản xuất của năm."
Giải thưởng "Chương trình truyền hình của năm" được trao cho chương trình “Sao Đại Chiến.”
Giải thưởng "Chương trình của năm" thuộc về chương trình “Mặt trời của tôi” của Nghệ sỹ ưu tú Đăng Dương.
Giải "Music video của năm" thuộc về tác phẩm “Em gái mưa” của tác giả Mr Siro, ca sỹ Hương Tràm thể hiện.
Giải "Bài hát hay của năm" thuộc về ca khúc “Em dạo này,” tác giả và ca sỹ trình bày là Ban nhạc Ngọt.
Được tổ chức lần đầu năm 2006 (trước đó còn có giải tiền Cống hiến 2005), đến nay giải Âm nhạc Cống hiến đã trải qua 12 mùa trao giải và được giới chuyên môn đánh giá cao.
Điều này chứng tỏ qua sự bình chọn của mình, các nhà báo - những người đại diện cho dư luận - đã tác động tích cực vào việc nâng cao thị hiếu âm nhạc.
Với tinh thần dân chủ rộng rãi trong việc thăm dò ý kiến để xây dựng đề cử; với tính công khai, minh bạch tuyệt đối trong kiểm phiếu, giải Cống hiến ngày càng khẳng định uy tín trong đời sống âm nhạc và báo chí nước nhà.
Lễ công bố kết quả và trao giải Cống hiến trở thành một trong những sự kiện âm nhạc có sức hút nhất với cả giới chuyên môn âm nhạc, giới báo chí và đông đảo công chúng.
Năm nay, hạng mục được trông đợi nhiều nhất là “Ca sỹ của năm” đã thuộc về ca sĩ Mỹ Tâm, chị cũng giành giải "Album của năm" với album "Tâm 9."
Giải thưởng "Nhạc sỹ của năm" thuộc về nhạc sỹ Dương Cầm, anh cũng giành giải "Nhà sản xuất của năm."
Giải thưởng "Chương trình truyền hình của năm" được trao cho chương trình “Sao Đại Chiến.”
Giải thưởng "Chương trình của năm" thuộc về chương trình “Mặt trời của tôi” của Nghệ sỹ ưu tú Đăng Dương.
Giải "Music video của năm" thuộc về tác phẩm “Em gái mưa” của tác giả Mr Siro, ca sỹ Hương Tràm thể hiện.
Giải "Bài hát hay của năm" thuộc về ca khúc “Em dạo này,” tác giả và ca sỹ trình bày là Ban nhạc Ngọt.
Ca sỹ Mỹ Tâm với Album “ Tâm 9” nhận giải đề cử Album của năm. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Moon Jae In thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Từ ngày 22 đến 24/3, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Moon Jae In (Mun Che In) thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.
Trong thời gian chuyến thăm, Tổng thống Moon Jae-in đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí sớm thông qua “Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng” giữa Bộ Quốc phòng hai nước, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng...
Về kinh tế, thương mại, đầu tư, hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh quyết tâm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020, đi cùng với thực hiện các biện pháp cân bằng thương mại; nhất trí khuyến khích hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, điện tử, năng lượng, công nghệ cao, cơ sở hạ tầng...
Kết thúc hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ, lao động...
Trong chuyến thăm, Tổng thống Moon Jae-in đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Nhà sàn Bác Hồ; giao lưu với Đội tuyển U23 Việt Nam và Huấn luyện viên trưởng Park Hang Seo; dự lễ động thổ xây dựng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc.
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.
Trong thời gian chuyến thăm, Tổng thống Moon Jae-in đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí sớm thông qua “Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng” giữa Bộ Quốc phòng hai nước, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng...
Về kinh tế, thương mại, đầu tư, hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh quyết tâm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020, đi cùng với thực hiện các biện pháp cân bằng thương mại; nhất trí khuyến khích hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, điện tử, năng lượng, công nghệ cao, cơ sở hạ tầng...
Kết thúc hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ, lao động...
Trong chuyến thăm, Tổng thống Moon Jae-in đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Nhà sàn Bác Hồ; giao lưu với Đội tuyển U23 Việt Nam và Huấn luyện viên trưởng Park Hang Seo; dự lễ động thổ xây dựng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trên bục danh dự nghe quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Lễ truy điệu và an táng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Sáng 22/3, Lễ truy điệu đồng chí Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được cử hành trọng thể tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội).
Đúng 7 giờ 30 phút, Lễ truy điệu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bắt đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các bậc lão thành cách mạng, nhân sỹ, trí thức, đại diện các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, tôn giáo, đông đảo các tầng lớp nhân dân, đại diện nhiều tỉnh, thành trong cả nước cùng gia quyến đồng chí Phan Văn Khải tham dự lễ truy điệu tại Hội trường Thống Nhất và Trung tâm Hội nghị Quốc tế.
Sau lễ truy điệu, trong nền nhạc trầm hùng của bài “Hồn tử sỹ,” các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gia quyến đồng chí Phan Văn Khải đã thực hiện các nghi lễ di quan, di chuyển linh cữu của đồng chí lên xe tang, rời Hội trường Thống Nhất về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà.
Đông đảo đồng bào, đồng chí đã đứng trước Hội trường Thống Nhất và dọc theo các tuyến đường lưu luyến tiễn biệt nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Đúng 11 giờ, Lễ an táng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tổ chức tại quê nhà số 56, đường số 51, ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh theo nghi thức cổ truyền của dân tộc.
Lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày tổ chức lễ viếng, từ ngày 20-21/3, đã có 2.046 đoàn với số lượng 108.000 người đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội và tại quê nhà, trong đó có 231 đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế.
Đúng 7 giờ 30 phút, Lễ truy điệu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bắt đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các bậc lão thành cách mạng, nhân sỹ, trí thức, đại diện các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, tôn giáo, đông đảo các tầng lớp nhân dân, đại diện nhiều tỉnh, thành trong cả nước cùng gia quyến đồng chí Phan Văn Khải tham dự lễ truy điệu tại Hội trường Thống Nhất và Trung tâm Hội nghị Quốc tế.
Sau lễ truy điệu, trong nền nhạc trầm hùng của bài “Hồn tử sỹ,” các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gia quyến đồng chí Phan Văn Khải đã thực hiện các nghi lễ di quan, di chuyển linh cữu của đồng chí lên xe tang, rời Hội trường Thống Nhất về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà.
Đông đảo đồng bào, đồng chí đã đứng trước Hội trường Thống Nhất và dọc theo các tuyến đường lưu luyến tiễn biệt nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Đúng 11 giờ, Lễ an táng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tổ chức tại quê nhà số 56, đường số 51, ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh theo nghi thức cổ truyền của dân tộc.
Lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày tổ chức lễ viếng, từ ngày 20-21/3, đã có 2.046 đoàn với số lượng 108.000 người đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội và tại quê nhà, trong đó có 231 đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuyển linh cữu đồng chí Phan Văn Khải ra linh xa. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Quảng Ninh lần đầu đứng nhất trong bảng xếp hạng PCI 2017
Ngày 22/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017.
Cuộc điều tra PCI 2017 nhận được sự phản hồi của trên 10.200 doanh nghiệp tư nhân trong nước tại 63 tỉnh/thành phố và gần 1.800 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 47 quốc gia đang hoạt động tại 21 tỉnh/thành phố của Việt Nam.
PCI năm 2017 ghi nhận nhiều kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, cho thấy sự cải thiện môi trường kinh doanh đã có tiến bộ rõ rệt. Có thế thấy rằng, ngọn lửa cải cách được Chính phủ nhóm lên đã không dừng lại ở cấp Trung ương mà đã lan tỏa đến các địa phương.
Dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2017 là tỉnh Quảng Ninh với 70,69 điểm. Tiếp đến là Đà Nẵng (70,11 điểm), Đồng Tháp (68,78 điểm), Long An (66,7 điểm), Bến Tre (66,69 điểm), Vĩnh Long (66,07 điểm), Quảng Nam (65,41 điểm), Thành phố Hồ Chí Minh (65,19 điểm), Hải Phòng (65,15 điểm) và Cần Thơ (65,09 điểm). Đây là nhóm 10 tỉnh/ thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2017.
Tuy vậy Báo cáo PCI năm nay cũng ghi nhận xu hướng đáng lo ngại về tiếp cận đất đai khi rủi ro bị thu hồi đất gia tăng, số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn khi mở rộng mặt bằng sản xuất tăng lên.
Bên cạnh đó, tính minh bạch cũng giảm đi khi có đến 70% doanh nghiệp cho biết, cần có mối quan hệ để có được các tài liệu của tỉnh...
Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải tiếp tục cố gắng cải thiện để đem lại môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn nữa cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
Cuộc điều tra PCI 2017 nhận được sự phản hồi của trên 10.200 doanh nghiệp tư nhân trong nước tại 63 tỉnh/thành phố và gần 1.800 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 47 quốc gia đang hoạt động tại 21 tỉnh/thành phố của Việt Nam.
PCI năm 2017 ghi nhận nhiều kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, cho thấy sự cải thiện môi trường kinh doanh đã có tiến bộ rõ rệt. Có thế thấy rằng, ngọn lửa cải cách được Chính phủ nhóm lên đã không dừng lại ở cấp Trung ương mà đã lan tỏa đến các địa phương.
Dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2017 là tỉnh Quảng Ninh với 70,69 điểm. Tiếp đến là Đà Nẵng (70,11 điểm), Đồng Tháp (68,78 điểm), Long An (66,7 điểm), Bến Tre (66,69 điểm), Vĩnh Long (66,07 điểm), Quảng Nam (65,41 điểm), Thành phố Hồ Chí Minh (65,19 điểm), Hải Phòng (65,15 điểm) và Cần Thơ (65,09 điểm). Đây là nhóm 10 tỉnh/ thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2017.
Tuy vậy Báo cáo PCI năm nay cũng ghi nhận xu hướng đáng lo ngại về tiếp cận đất đai khi rủi ro bị thu hồi đất gia tăng, số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn khi mở rộng mặt bằng sản xuất tăng lên.
Bên cạnh đó, tính minh bạch cũng giảm đi khi có đến 70% doanh nghiệp cho biết, cần có mối quan hệ để có được các tài liệu của tỉnh...
Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải tiếp tục cố gắng cải thiện để đem lại môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn nữa cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
Lế công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI 2017. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái Đất 2018
Tối 24/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ tắt đèn đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2018 tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.
Cùng với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đồng loạt 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất bằng hành động biểu trưng tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ, từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30.
Đây là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF). Đến nay, có 187 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 7.000 thành phố và hàng tỷ người dân trên toàn thế giới đã tham gia hưởng ứng chiến dịch.
Cùng với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đồng loạt 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất bằng hành động biểu trưng tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ, từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30.
Đây là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF). Đến nay, có 187 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 7.000 thành phố và hàng tỷ người dân trên toàn thế giới đã tham gia hưởng ứng chiến dịch.
Đúng 20h30, toàn bộ đèn khu vực Quảng trường Cách mạng Tháng 8 đồng loạt tắt, thay vào đó là hàng trăm ánh đèn flash điện thoại của người dân để hưởng ứng Giờ Trái đất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tràn ngập sắc màu Nhật Bản và hoa anh đào tại tượng đài Lý Thái Tổ
Tối 23/3, Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản 2018 đã khai mạc trong không gian tràn ngập sắc màu tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Lễ khai mạc Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản 2018 là sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2018). Đây là lần thứ 3, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản.
Tại lễ khai mạc, công chúa và nữ hoàng hoa anh đào đã trao tặng tượng trưng hoa anh đào cho thành phố Hà Nội. Nhiều tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản và Việt Nam cũng được giới thiệu đến người dân Thủ đô và du khách trong buổi lễ.
Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản 2018 trưng bày 50 cây hoa anh đào và 10.000 cành anh đào cùng nhiều loài hoa đặc trưng khác của Việt Nam. Ngay trong lễ khai mạc, hàng ngàn người dân và du khách đã đến thưởng lãm vẻ đẹp của loài hoa đến từ đất nước Nhật Bản. Hàng trăm bình hoa, tiểu cảnh và hàng chục cây anh đào càng trở nên rực rỡ dưới hiệu ứng của sắc màu ánh sáng.
Ngoài trưng bày hoa anh đào, Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản 2018 có nhiều hoạt động văn hóa khác như giới thiệu về trà đạo, cờ vây, cờ Shogi, trò chơi truyền thống Kendama, trình diễn múa Yosakoi, hướng dẫn nhảy hiphop-dance, trình diễn Kimono...
Lễ khai mạc Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản 2018 là sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2018). Đây là lần thứ 3, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản.
Tại lễ khai mạc, công chúa và nữ hoàng hoa anh đào đã trao tặng tượng trưng hoa anh đào cho thành phố Hà Nội. Nhiều tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản và Việt Nam cũng được giới thiệu đến người dân Thủ đô và du khách trong buổi lễ.
Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản 2018 trưng bày 50 cây hoa anh đào và 10.000 cành anh đào cùng nhiều loài hoa đặc trưng khác của Việt Nam. Ngay trong lễ khai mạc, hàng ngàn người dân và du khách đã đến thưởng lãm vẻ đẹp của loài hoa đến từ đất nước Nhật Bản. Hàng trăm bình hoa, tiểu cảnh và hàng chục cây anh đào càng trở nên rực rỡ dưới hiệu ứng của sắc màu ánh sáng.
Ngoài trưng bày hoa anh đào, Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản 2018 có nhiều hoạt động văn hóa khác như giới thiệu về trà đạo, cờ vây, cờ Shogi, trò chơi truyền thống Kendama, trình diễn múa Yosakoi, hướng dẫn nhảy hiphop-dance, trình diễn Kimono...
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Gần 1 triệu lượt bạn đọc đã đến với Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 7 ngày diễn ra Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh (từ 19-25/3), tổng doanh thu bán sách đạt hơn 60 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với doanh thu Hội sách Thành phố lần 9 năm 2016 và gần 1 triệu lượt bạn đọc đã đến tham quan, mua sách.
Ban tổ chức Hội sách thành phố thông báo như vậy tại Lễ bế mạc Hội sách Thành phố lần 10 năm 2018 diễn ra vào tối 25/3.
Top 10 sách bán chạy nhất có thể kể đến như cuốn: "Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ" - Trác Nhã; "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu" của Rosie Nguyễn; "Nguồn cội" của Dan Brown - dịch giả Nguyễn Xuân Hồng...
Cùng với đó, nhiều chương trình giao lưu, tọa đàm, hội thảo cũng đã diễn ra rất sôi nổi, thu hút đông khách hàng đến tham dự như: Tọa đàm "U23 - Những chuyện chưa bao giờ kể"; ra mắt sách "U23 - Thường Châu trắng" - Công ty sách Alpha Books; giao lưu và ra mắt sách "Những mảnh Sử rời" của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân - Nhà Xuất bản Tổng hợp; ra mắt tự truyện của ca sỹ trẻ Đức Phúc - Công ty Cổ phần Văn hóa Sách Sài Gòn - Saigon Books...
Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh lần 10 được đánh giá là có số lượng và quy mô lớn nhất với hơn 300.000 tựa sách, tương ứng với 30 triệu bản in được trưng bày. Gần 900 gian hàng tiêu chuẩn đến từ 180 Nhà xuất bản, công ty phát hành và truyền thông văn hóa trên cả nước và quốc tế, tăng 27% so với Hội sách lần 9 năm 2016.
Trong suốt một tuần hoạt động, hơn 100 chương trình của Ban tổ chức và các đơn vị được diễn ra liên tục tại Sân khấu trung tâm, tại các Nhà hội thảo và ngay tại các gian hàng.
Ban tổ chức Hội sách thành phố thông báo như vậy tại Lễ bế mạc Hội sách Thành phố lần 10 năm 2018 diễn ra vào tối 25/3.
Top 10 sách bán chạy nhất có thể kể đến như cuốn: "Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ" - Trác Nhã; "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu" của Rosie Nguyễn; "Nguồn cội" của Dan Brown - dịch giả Nguyễn Xuân Hồng...
Cùng với đó, nhiều chương trình giao lưu, tọa đàm, hội thảo cũng đã diễn ra rất sôi nổi, thu hút đông khách hàng đến tham dự như: Tọa đàm "U23 - Những chuyện chưa bao giờ kể"; ra mắt sách "U23 - Thường Châu trắng" - Công ty sách Alpha Books; giao lưu và ra mắt sách "Những mảnh Sử rời" của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân - Nhà Xuất bản Tổng hợp; ra mắt tự truyện của ca sỹ trẻ Đức Phúc - Công ty Cổ phần Văn hóa Sách Sài Gòn - Saigon Books...
Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh lần 10 được đánh giá là có số lượng và quy mô lớn nhất với hơn 300.000 tựa sách, tương ứng với 30 triệu bản in được trưng bày. Gần 900 gian hàng tiêu chuẩn đến từ 180 Nhà xuất bản, công ty phát hành và truyền thông văn hóa trên cả nước và quốc tế, tăng 27% so với Hội sách lần 9 năm 2016.
Trong suốt một tuần hoạt động, hơn 100 chương trình của Ban tổ chức và các đơn vị được diễn ra liên tục tại Sân khấu trung tâm, tại các Nhà hội thảo và ngay tại các gian hàng.
Đông đảo người dân thành phố tham quan, mua sắm, đọc sách… tại hội sách. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
(Vietnam+)