Lần đầu tiên du lịch Việt Nam đạt kỷ lục đón 10 triệu du khách quốc tế và lễ khánh thành thủy điện Lai Châu là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Việt Nam phản đối Trung Quốc mở đường bay dân sự đến Hoàng Sa
Ngày 23/12, liên quan đến việc từ ngày 22/12/2016, Trung Quốc mở đường bay dân sự thường kỳ đến sân bay ở Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:
“Việc Trung Quốc khai trương đường bay hàng không dân dụng ra Phú Lâm là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa."
"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nói trên và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa,” ông Lê Hải Bình nêu rõ.
Hình ảnh chụp vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép đường băng thứ nhất trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam), hồi tháng 2. (Nguồn: IHS Jane’s Defense Weekly)
Xem thêm: Việt Nam phản đối Trung Quốc mở đường bay dân sự đến Hoàng Sa
“Việc Trung Quốc khai trương đường bay hàng không dân dụng ra Phú Lâm là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa."
"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nói trên và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa,” ông Lê Hải Bình nêu rõ.
Xem thêm: Việt Nam phản đối Trung Quốc mở đường bay dân sự đến Hoàng Sa
Nguyên nhân nhập siêu cao: Việt Nam quá yếu về công nghiệp phụ trợ
Mỗi năm Việt Nam phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Theo các chuyên gia, việc thiếu đầu tư về khoa học công nghệ cũng như tỷ lệ nội địa hóa thấp là nguyên nhân chính đẩy nhập siêu lên cao.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng những năm qua rất lớn, riêng năm 2015 đạt khoảng 54 tỷ USD, trong đó tiêng linh kiện máy vi tính, sản phẩm điện tử khoảng 21 tỷ USD, linh kiện điện thoại đạt 10 tỷ USD.
Tại hội nghị "Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ ngành công thương giai đoạn 2011-2015," do Bộ Công Thương tổ chức chiều 23/12, tại Hà Nội, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng đã chỉ ra một thực tế dẫn đến sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ.
Theo đó, năng lực và công nghệ sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, hầu hết công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp, trong khi nguyên vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào nhà cung cấp nước ngoài.
"Đến nay, các doanh nghiệp nội địa mới chỉ cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ," ông Tuấn nói.
Tính đến đầu năm 2016, cả nước mới chỉ có gần 1.4000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và so với tổng số 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, tức là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 0,03%. Quan trong hơn, sự yếu kém về nội lực nên hầu hết các nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào phục vụ cho công nghiệp chế biến, chế tạo đều phải nhập khẩu, do đó sản phẩm cuối cùng không tạo ra giá trị gia tăng cao.
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ - CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, trong đó Chính phủ đã đưa ra hàng loạt giải pháp phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp để chủ động đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ.
Theo các chuyên gia, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam cần phải có sự quy hoạch các chính sách cụ thể về hỗ trợ về công nghệ phát triển các sản phẩm nguyên liệu đầu vào
Đặc biệt, cần tạo sự thông thoáng để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ dễ dàng tiếp cận vốn đầu tư và mở rộng nghiên cứu, sản xuất, cũng như có cơ chế khuyến khích đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam để nâng cao năng suất lao động và năng lực công nghệ quốc gia.
Nhiều doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ cũ nên năng suất lao động không cao. (Ảnh minh họa. Ânhr: Đức Duy/Vietnam+)
Xem thêm: Nguyên nhân nhập siêu cao: Việt Nam quá yếu về công nghiệp phụ trợ
Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng những năm qua rất lớn, riêng năm 2015 đạt khoảng 54 tỷ USD, trong đó tiêng linh kiện máy vi tính, sản phẩm điện tử khoảng 21 tỷ USD, linh kiện điện thoại đạt 10 tỷ USD.
Tại hội nghị "Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ ngành công thương giai đoạn 2011-2015," do Bộ Công Thương tổ chức chiều 23/12, tại Hà Nội, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng đã chỉ ra một thực tế dẫn đến sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ.
Theo đó, năng lực và công nghệ sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, hầu hết công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp, trong khi nguyên vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào nhà cung cấp nước ngoài.
"Đến nay, các doanh nghiệp nội địa mới chỉ cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ," ông Tuấn nói.
Tính đến đầu năm 2016, cả nước mới chỉ có gần 1.4000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và so với tổng số 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, tức là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 0,03%. Quan trong hơn, sự yếu kém về nội lực nên hầu hết các nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào phục vụ cho công nghiệp chế biến, chế tạo đều phải nhập khẩu, do đó sản phẩm cuối cùng không tạo ra giá trị gia tăng cao.
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ - CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, trong đó Chính phủ đã đưa ra hàng loạt giải pháp phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp để chủ động đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ.
Theo các chuyên gia, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam cần phải có sự quy hoạch các chính sách cụ thể về hỗ trợ về công nghệ phát triển các sản phẩm nguyên liệu đầu vào
Đặc biệt, cần tạo sự thông thoáng để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ dễ dàng tiếp cận vốn đầu tư và mở rộng nghiên cứu, sản xuất, cũng như có cơ chế khuyến khích đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam để nâng cao năng suất lao động và năng lực công nghệ quốc gia.
Xem thêm: Nguyên nhân nhập siêu cao: Việt Nam quá yếu về công nghiệp phụ trợ
Khánh thành công trình Thủy điện Lai Châu
Sáng 20/12, tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Khánh thành công trình Thủy điện Lai Châu, vượt tiến độ sớm 1 năm so với Nghị quyết của Quốc hội.
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, các Bộ ngành liên quan và đại diện chính quyền, nhân dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc trong công tác quản lý và thiết kế, đưa những công nghệ tiên tiến xây dựng công trình thuỷ điện của thế giới ứng dụng trong công trình Thủy điện Lai Châu.
Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án thủy điện Sơn La-Lai Châu đã chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và đề xuất các giải pháp hợp lý, hiệu quả đối với các cơ quan có thẩm quyền, góp phần hoàn thành công trình vượt tiến độ.
Dự án Thủy điện Lai Châu có 3 tổ máy với tổng công suất 1.200 MW, tổng mức đầu tư 35.700 tỷ đồng là công trình xây dựng cấp đặc biệt và là công trình thủy điện lớn thứ ba được xây dựng trên sông Đà, gắn liền với Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình.
Nhiệm vụ chính của dự án là cung cấp điện lên hệ thống điện Quốc gia với sản lượng điện trung bình hàng năm đạt khoảng 4,7 tỷ kWh; chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho Đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc.
Xem thêm: Thủy điện Lai Châu vượt tiến độ, nguồn cung có thêm 4,7 tỷ kWh mỗi năm
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, các Bộ ngành liên quan và đại diện chính quyền, nhân dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc trong công tác quản lý và thiết kế, đưa những công nghệ tiên tiến xây dựng công trình thuỷ điện của thế giới ứng dụng trong công trình Thủy điện Lai Châu.
Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án thủy điện Sơn La-Lai Châu đã chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và đề xuất các giải pháp hợp lý, hiệu quả đối với các cơ quan có thẩm quyền, góp phần hoàn thành công trình vượt tiến độ.
Dự án Thủy điện Lai Châu có 3 tổ máy với tổng công suất 1.200 MW, tổng mức đầu tư 35.700 tỷ đồng là công trình xây dựng cấp đặc biệt và là công trình thủy điện lớn thứ ba được xây dựng trên sông Đà, gắn liền với Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình.
Nhiệm vụ chính của dự án là cung cấp điện lên hệ thống điện Quốc gia với sản lượng điện trung bình hàng năm đạt khoảng 4,7 tỷ kWh; chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho Đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc.
Xem thêm: Thủy điện Lai Châu vượt tiến độ, nguồn cung có thêm 4,7 tỷ kWh mỗi năm
Các ngân hàng đã giải ngân được 29.239 tỷ đồng gói nhà ở xã hội
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/11/2016, chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội (gói 30.000 tỷ đồng) đã giải ngân được 29.239 tỷ đồng, dư nợ là 24.166 tỷ đồng.
Trong đó, đã giải ngân lũy kế đối với nhóm khách hàng cá nhân (khách hàng có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, mua và thuê nhà ở thương mại chuyển đổi công năng, đầu tư cải tạo/xây dựng nhà ở của mình) là 23.845 tỷ đồng đạt 92,5% cam kết cho vay (25.789 tỷ đồng), dư nợ đạt 20.650 tỷ đồng.
Đã giải ngân lũy kế đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp: (gồm khách hàng doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội): 5.395 tỷ đồng, dư nợ đạt 3.516 tỷ đồng. Từ ngày 01/6/2016 đã dừng giải ngân bằng nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với nhóm khách hàng này.
Ngân hàng Nhà nước dự kiến đến 31/12/2016 (thời điểm kết thúc chương trình) sẽ giải ngân đạt khoảng 30.000 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, với nỗ lực của ngành ngân hàng, chương trình đã đạt được những kết quả tích cực: Chính sách đã phát huy tác dụng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ giúp thị trường bất động sản hồi phục, giảm hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đóng góp vào sự khởi sắc của nền kinh tế trong thời gian qua, tạo điều kiện cho trên 50.000 cá nhân, hộ gia đình khó khăn về nhà ở đã được cải thiện về chỗ ở…
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, trong quá trình triển khai chương trình, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người dân, các ngân hàng thương mại nhằm đẩy mạnh việc cho vay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận vốn ưu đãi để cải thiện về chỗ ở.
Xem thêm: Các ngân hàng đã giải ngân được 29.239 tỷ đồng gói nhà ở xã hội
Trong đó, đã giải ngân lũy kế đối với nhóm khách hàng cá nhân (khách hàng có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, mua và thuê nhà ở thương mại chuyển đổi công năng, đầu tư cải tạo/xây dựng nhà ở của mình) là 23.845 tỷ đồng đạt 92,5% cam kết cho vay (25.789 tỷ đồng), dư nợ đạt 20.650 tỷ đồng.
Đã giải ngân lũy kế đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp: (gồm khách hàng doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội): 5.395 tỷ đồng, dư nợ đạt 3.516 tỷ đồng. Từ ngày 01/6/2016 đã dừng giải ngân bằng nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với nhóm khách hàng này.
Ngân hàng Nhà nước dự kiến đến 31/12/2016 (thời điểm kết thúc chương trình) sẽ giải ngân đạt khoảng 30.000 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, với nỗ lực của ngành ngân hàng, chương trình đã đạt được những kết quả tích cực: Chính sách đã phát huy tác dụng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ giúp thị trường bất động sản hồi phục, giảm hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đóng góp vào sự khởi sắc của nền kinh tế trong thời gian qua, tạo điều kiện cho trên 50.000 cá nhân, hộ gia đình khó khăn về nhà ở đã được cải thiện về chỗ ở…
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, trong quá trình triển khai chương trình, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người dân, các ngân hàng thương mại nhằm đẩy mạnh việc cho vay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận vốn ưu đãi để cải thiện về chỗ ở.
Xem thêm: Các ngân hàng đã giải ngân được 29.239 tỷ đồng gói nhà ở xã hội
Chuyên gia World Bank: Môi trường kinh doanh đang hấp dẫn nhà đầu tư
Nói về sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam trong thời gia qua, chuyên gia Ngân hàng thế giới nhận định, việc cải thiện môi trường kinh doanh đang là cơ hội để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Tại hội thảo" "EVFTA: Cơ hội thu hút đầu tư công nghiệp tại Việt Nam" do Bộ Công Thương phối hợp với dự án hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư châu Âu (EU-Mutrap) tổ chức tại Hà Nội sáng 20/12, ông Sebastian Eckardt, phụ trách bộ phận kinh tế, tổ chức World Bank tại Việt Nam đã đánh giá cao nhưng cải cách về thể chế và chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam.
Theo ông, bất chấp những khó khăn của kinh tế thế giới, thậm chí nhiều nước còn tăng trưởng âm, nhưng trong năm 2016 Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng tới 6% và con số này sẽ tiếp tục duy trì trong trung hạn.
Bằng chứng rõ nét nhất là giá trị xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên, nhiều mặt hàng như nông sản, gạo, dệt may vẫn đang dẫn đầu về xuất khẩu trên thế giới.
Đáng chú ý, trong năm 2016, lạm phát của Việt Nam tiếp tục giữ ở mức thấp, cùng với tỷ giá ổn định là những động lực chính giúp chênh lệch thương mại của Việt Nam giảm dần, tiến tới xuất siêu.
Chuyên gia này cho rằng, hiện Việt Nam đang ở vị thế rất tốt, trong đó lực lượng lao động tiếp tục tăng trưởng và có kỹ năng tốt hơn chính là những yếu tố thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
"Việt Nam đã cải cách mạnh mẽ về thể chế, việc cải cách này sẽ giúp cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư thời gian tới," chuyên gia đến từ World Bank nói.
Kết quả khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quý 2/2016 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố mới đây cho thấy các doanh nghiệp châu Âu phản hồi tích cực về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch tiếp tục gia tăng đầu tư.
Đây là một dấu hiệu tốt cho việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Hiệp định được mong đợi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
Xem thêm: Chuyên gia World Bank: Môi trường kinh doanh đang hấp dẫn nhà đầu tư
Tại hội thảo" "EVFTA: Cơ hội thu hút đầu tư công nghiệp tại Việt Nam" do Bộ Công Thương phối hợp với dự án hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư châu Âu (EU-Mutrap) tổ chức tại Hà Nội sáng 20/12, ông Sebastian Eckardt, phụ trách bộ phận kinh tế, tổ chức World Bank tại Việt Nam đã đánh giá cao nhưng cải cách về thể chế và chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam.
Theo ông, bất chấp những khó khăn của kinh tế thế giới, thậm chí nhiều nước còn tăng trưởng âm, nhưng trong năm 2016 Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng tới 6% và con số này sẽ tiếp tục duy trì trong trung hạn.
Bằng chứng rõ nét nhất là giá trị xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên, nhiều mặt hàng như nông sản, gạo, dệt may vẫn đang dẫn đầu về xuất khẩu trên thế giới.
Đáng chú ý, trong năm 2016, lạm phát của Việt Nam tiếp tục giữ ở mức thấp, cùng với tỷ giá ổn định là những động lực chính giúp chênh lệch thương mại của Việt Nam giảm dần, tiến tới xuất siêu.
Chuyên gia này cho rằng, hiện Việt Nam đang ở vị thế rất tốt, trong đó lực lượng lao động tiếp tục tăng trưởng và có kỹ năng tốt hơn chính là những yếu tố thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
"Việt Nam đã cải cách mạnh mẽ về thể chế, việc cải cách này sẽ giúp cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư thời gian tới," chuyên gia đến từ World Bank nói.
Kết quả khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quý 2/2016 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố mới đây cho thấy các doanh nghiệp châu Âu phản hồi tích cực về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch tiếp tục gia tăng đầu tư.
Đây là một dấu hiệu tốt cho việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Hiệp định được mong đợi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
Xem thêm: Chuyên gia World Bank: Môi trường kinh doanh đang hấp dẫn nhà đầu tư
Ngân hàng giảm lãi suất huy động: Liệu có thành xu hướng ở cuối năm?
Những ngày vừa qua, một số ngân hàng lại hạ lãi suất huy động đã gây ngạc nhiên cho thị trường. Bởi theo như thông lệ thì cứ vào dịp cuối năm, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đều tăng ở nhiều biên độ khác nhau.
Tại khối ngân hàng thương mại Nhà nước, BIDV điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 0,3% xuống 0,2%; kỳ hạn 36 tháng giảm 0,2%, từ mức 7%/năm xuống 6,8%/năm.
Tương tự, Agribank cũng giảm lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán từ 0,5% xuống 0,3%, ngược lại kỳ hạn 1 tháng tăng nhẹ 0,1% lên 4,3%.
Ở khối ngân hàng cổ phần, VietCapital Bank, VIB, Sacombank... cũng áp mức lãi suất huy động mới giảm 0,05% đối với kỳ hạn 1-5 tháng; giảm 0,1% với các kỳ hạn 13 và 18 tháng. Hiện lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng từ 5,2- 5,3%; kỳ hạn 3-5 tháng là 5,4%; kỳ hạn 13 tháng là 7,0-7,5%; kỳ hạn 18 tháng từ 7,2-7,9%.
Các chuyên gia cho rằng, đợt giảm lãi suất lần này có tạo một chút ngạc nhiên trên thị trường vì theo thông lệ hàng năm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đều tăng vào dịp cuối năm ở nhiều biên độ khác nhau.
Ngân hàng Nhà nước cũng đánh giá, động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động của các nhà băng là giải pháp tích cực, đã được cụ thể hóa trong Chỉ thị số 04 của Thống đốc về tiết giảm chi phí nhằm cắt giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, việc giảm lãi suất huy động lần này khó có khả năng để trở thành xu hướng chung cho hệ thống ngân hàng đến cuối năm, do mặt bằng lãi suất thị trường đang chịu một số áp lực như tỷ giá, lạm phát, thanh khoản...
Xem thêm: Ngân hàng giảm lãi suất huy động: Liệu có thành xu hướng ở cuối năm?
Tại khối ngân hàng thương mại Nhà nước, BIDV điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 0,3% xuống 0,2%; kỳ hạn 36 tháng giảm 0,2%, từ mức 7%/năm xuống 6,8%/năm.
Tương tự, Agribank cũng giảm lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán từ 0,5% xuống 0,3%, ngược lại kỳ hạn 1 tháng tăng nhẹ 0,1% lên 4,3%.
Ở khối ngân hàng cổ phần, VietCapital Bank, VIB, Sacombank... cũng áp mức lãi suất huy động mới giảm 0,05% đối với kỳ hạn 1-5 tháng; giảm 0,1% với các kỳ hạn 13 và 18 tháng. Hiện lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng từ 5,2- 5,3%; kỳ hạn 3-5 tháng là 5,4%; kỳ hạn 13 tháng là 7,0-7,5%; kỳ hạn 18 tháng từ 7,2-7,9%.
Các chuyên gia cho rằng, đợt giảm lãi suất lần này có tạo một chút ngạc nhiên trên thị trường vì theo thông lệ hàng năm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đều tăng vào dịp cuối năm ở nhiều biên độ khác nhau.
Ngân hàng Nhà nước cũng đánh giá, động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động của các nhà băng là giải pháp tích cực, đã được cụ thể hóa trong Chỉ thị số 04 của Thống đốc về tiết giảm chi phí nhằm cắt giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, việc giảm lãi suất huy động lần này khó có khả năng để trở thành xu hướng chung cho hệ thống ngân hàng đến cuối năm, do mặt bằng lãi suất thị trường đang chịu một số áp lực như tỷ giá, lạm phát, thanh khoản...
Xem thêm: Ngân hàng giảm lãi suất huy động: Liệu có thành xu hướng ở cuối năm?
Xử phạt trên 33 tỷ đồng các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Chiều 21/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã làm việc với các thành viên Ban Chỉ đạo về hoạt động trọng tâm trong năm 2017, đặc biệt là việc bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, sau hơn 1 năm triển khai thí điểm, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã góp phần tăng hiệu lực quản lý nhà nước lĩnh vực này.
Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tuân thủ nghiêm túc hơn các quy định về an toàn thực phẩm. Việc xử lý vi phạm được đẩy mạnh, 100% số thu được giữ lại để chi cho hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm ở cơ sở.
Đề án “Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm sản an toàn” đã phát triển được 141 chuỗi tại 44 tỉnh, trong đó 129 chuỗi được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi...
Trong năm 2016, cả nước đã thành lập 22.667 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại 345.112 cơ sở, phát hiện 56.984 cơ sở vi phạm (16,5%). Trong số 56.984 cơ sở vi phạm, đã có 13.313 cơ sở bị xử lý (23,4%), trong đó phạt tiền 8.926 cơ sở với số tiền trên 33 tỷ đồng.
Việc công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện thường xuyên hơn. Kết quả xử phạt này đã thể hiện tính răn đe cao đối với các cơ sở cố tình vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Xử phạt trên 33 tỷ đồng các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, sau hơn 1 năm triển khai thí điểm, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã góp phần tăng hiệu lực quản lý nhà nước lĩnh vực này.
Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tuân thủ nghiêm túc hơn các quy định về an toàn thực phẩm. Việc xử lý vi phạm được đẩy mạnh, 100% số thu được giữ lại để chi cho hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm ở cơ sở.
Đề án “Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm sản an toàn” đã phát triển được 141 chuỗi tại 44 tỉnh, trong đó 129 chuỗi được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi...
Trong năm 2016, cả nước đã thành lập 22.667 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại 345.112 cơ sở, phát hiện 56.984 cơ sở vi phạm (16,5%). Trong số 56.984 cơ sở vi phạm, đã có 13.313 cơ sở bị xử lý (23,4%), trong đó phạt tiền 8.926 cơ sở với số tiền trên 33 tỷ đồng.
Việc công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện thường xuyên hơn. Kết quả xử phạt này đã thể hiện tính răn đe cao đối với các cơ sở cố tình vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Xử phạt trên 33 tỷ đồng các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản tiếp tục tăng
Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2016, thanh khoản của thị trường bất động sản vẫn được đánh giá tốt, hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi.
Dư nợ cho vay trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng 8,5% so với cuối năm 2015, tương đương mức 426.181 tỷ đồng.
Thêm một lĩnh vực có khoản dư nợ cho vay khá cao là đầu tư kinh doanh bất động sản khác với 92.676 tỷ đồng, tăng gần 16% nhưng hiện cũng có xu hướng giảm dần.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 13.908 tỷ đồng, tăng 2,88%; dư nợ cho vay xây dựng khu đô thị là 80.767 tỷ đồng, tăng gần 15%.
Dư nợ cho vay xây dựng, sửa chữa mua nhà để ở kết hợp với cho thuê là cũng ở mức 146.098 tỷ đồng, tăng 9,27% so với năm 2015.
Đáng chú ý, dư nợ cho vay xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê ở mức 31.085 tỷ đồng, giảm 5,56% so với kết thúc năm 2015 nhưng vẫn tăng so với tháng gần đây.
Thêm một khoản dư nợ cho vay nữa cũng giảm rõ rệt là xây dựng, sửa chữa, xây nhà để bán, cho thuê với 35.609 tỷ đồng và dư nợ cho vay mua quyền sử dụng đất là 26.038 tỷ đồng, giảm 4,15% so với năm trước.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ xấu cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản tính đến hết quý 3 là 16.761 tỷ đồng trên tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là 426.181 tỷ đồng (chiếm 3,93% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này)./.
Xem thêm: Dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản tiếp tục tăng
Dư nợ cho vay trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng 8,5% so với cuối năm 2015, tương đương mức 426.181 tỷ đồng.
Thêm một lĩnh vực có khoản dư nợ cho vay khá cao là đầu tư kinh doanh bất động sản khác với 92.676 tỷ đồng, tăng gần 16% nhưng hiện cũng có xu hướng giảm dần.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 13.908 tỷ đồng, tăng 2,88%; dư nợ cho vay xây dựng khu đô thị là 80.767 tỷ đồng, tăng gần 15%.
Dư nợ cho vay xây dựng, sửa chữa mua nhà để ở kết hợp với cho thuê là cũng ở mức 146.098 tỷ đồng, tăng 9,27% so với năm 2015.
Đáng chú ý, dư nợ cho vay xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê ở mức 31.085 tỷ đồng, giảm 5,56% so với kết thúc năm 2015 nhưng vẫn tăng so với tháng gần đây.
Thêm một khoản dư nợ cho vay nữa cũng giảm rõ rệt là xây dựng, sửa chữa, xây nhà để bán, cho thuê với 35.609 tỷ đồng và dư nợ cho vay mua quyền sử dụng đất là 26.038 tỷ đồng, giảm 4,15% so với năm trước.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ xấu cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản tính đến hết quý 3 là 16.761 tỷ đồng trên tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là 426.181 tỷ đồng (chiếm 3,93% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này)./.
Xem thêm: Dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản tiếp tục tăng
Việt Nam đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu trong năm 2016
Trưa 25/12, tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa-Thể Thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Tổng Công ty hàng không Việt Nam tổ chức lễ đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu đến Việt Nam trong năm 2016.
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2016 diễn ra nhiều sự kiện quan trọng đối với ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là Chính phủ tiếp tục chính sách miễn visa cho 5 nước Tây Âu gồm: Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế đến Việt Nam.
Cùng với đó, Kiên Giang tổ chức thành công “Năm Du lịch quốc gia 2016-Phú Quốc-Đồng bằng sông Cửu Long."
Sự kiện đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu là một dấu ấn quan trọng của ngành du lịch Việt Nam. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong năm 2016 với tổng số khách quốc tế tăng trên 2 triệu lượt khách so với năm 2015.
Điều này góp phần khẳng định Việt Nam đang và sẽ là một điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 11,5 triệu lượt khách quốc tế, 66 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 460.000 tỷ đồng.
Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện tặng hoa, kỷ niệm chương cho ông Michael Tonge - du khách thứ 10 triệu đến Việt Nam trong năm 2016. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Việt Nam đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu trong năm 2016
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2016 diễn ra nhiều sự kiện quan trọng đối với ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là Chính phủ tiếp tục chính sách miễn visa cho 5 nước Tây Âu gồm: Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế đến Việt Nam.
Cùng với đó, Kiên Giang tổ chức thành công “Năm Du lịch quốc gia 2016-Phú Quốc-Đồng bằng sông Cửu Long."
Sự kiện đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu là một dấu ấn quan trọng của ngành du lịch Việt Nam. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong năm 2016 với tổng số khách quốc tế tăng trên 2 triệu lượt khách so với năm 2015.
Điều này góp phần khẳng định Việt Nam đang và sẽ là một điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 11,5 triệu lượt khách quốc tế, 66 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 460.000 tỷ đồng.
Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Xem thêm: Việt Nam đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu trong năm 2016
Hỗ trợ khẩn cấp 2.000 tấn gạo cho người dân vùng lũ Bình Định
Ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Công điện Hỏa tốc số 2306/CĐ-TTg về hỗ trợ khẩn cấp gạo cho tỉnh Bình Định.
Công điện nêu rõ vừa qua, mưa lũ đã gây ngập lụt nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân tại các tỉnh miền Trung, nhất là trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Để đảm bảo ổn định đời sống, kịp thời hỗ trợ nhân dân vùng ngập lũ khắc phục khó khăn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xuất cấp ngay 2.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia cho tỉnh Bình Định để hỗ trợ cứu đói cho người dân vùng ngập lũ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định chịu trách nhiệm tổ chức cấp phát kịp thời, đúng đối tượng, không để người dân nào bị thiếu đói.
Xem thêm: Hỗ trợ khẩn cấp 2.000 tấn gạo cho người dân vùng lũ Bình Định
Công điện nêu rõ vừa qua, mưa lũ đã gây ngập lụt nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân tại các tỉnh miền Trung, nhất là trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Để đảm bảo ổn định đời sống, kịp thời hỗ trợ nhân dân vùng ngập lũ khắc phục khó khăn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xuất cấp ngay 2.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia cho tỉnh Bình Định để hỗ trợ cứu đói cho người dân vùng ngập lũ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định chịu trách nhiệm tổ chức cấp phát kịp thời, đúng đối tượng, không để người dân nào bị thiếu đói.
Xem thêm: Hỗ trợ khẩn cấp 2.000 tấn gạo cho người dân vùng lũ Bình Định
(TTXVN/Vietnam+)