Sự kiện trong nước tuần qua: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm

Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố hàng loạt sai phạm nghiêm trọng và Phó Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh lạm thu đầu năm học là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.

là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.

UB Kiểm tra TW công bố kết luận về hàng loạt vụ sai phạm nghiêm trọng
Từ ngày 13 đến 16/9/2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 17.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận về các sai phạm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và một số cá nhân; Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông, một số cá nhân cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Riêng đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng có các vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm;thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm ảnh 1Ông Nguyễn Xuân Anh. (Nguồn: TTXVN)

Xem thêm: UB Kiểm tra TW công bố kết luận về hàng loạt vụ sai phạm nghiêm trọng

Hơn 42.700 tỷ đồng vốn Nhà nước "có dấu hiệu" đầu tư không hiệu quả

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 25/8 vừa qua có 43 dự án của các doanh nghiệp thuộc các bộ, 21 dự án thuộc các địa phương, 8 dự án thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, với tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 42.744 tỷ đồng là các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả.

Hầu hết các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả tại doanh nghiệp do các bộ, ngành quản lý tập trung chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, phát triển hạ tầng (cảng biển, kho bãi), nông nghiệp (thủy sản, cao su, càphê) hoặc đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng công suất nhà máy và có một số dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả đã được thanh lý, hoặc chuyển giao, thay đổi chủ đầu tư.

Còn theo báo cáo của các bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, nhìn chung các dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả là do thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự án đi vào hoạt động nhưng không đảm bảo công suất thiết kế, thua lỗ kéo dài…

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm ảnh 2Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Xem thêm: Hơn 42.700 tỷ đồng vốn Nhà nước "có dấu hiệu" đầu tư không hiệu quả

Chạy theo tăng chi thường xuyên, 5-7 năm nữa, ngân sách sẽ khó gánh
Cơ cấu chi ngân sách được chính Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận là chưa hợp lý khi chi đầu tư thấp nhưng chi thường xuyên lại cao. Tình trạng này nếu không thay đổi, như lời một vị nguyên là lãnh đạo ngành tài chính, ngân sách thậm chí sẽ khó đáp ứng được trong khoảng 5-7 năm nữa.

Đây là vấn đề đã được nhiều chuyên gia quan tâm trong Diễn đàn Tài chính Việt nam 2017 vừa được Bộ Tài chính và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 21/9 tại Hà Nội.

ng Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa ra con số thống kê, chi ngân sách năm 2016 đã tăng tới 10 lần so với năm 2001 về giá trị tuyệt đối.

Điều đáng bận tâm hơn theo ông là trong khi tỷ lệ chi đầu tư phát triển giảm từ hơn 31% năm 2001 xuống 25,1% năm 2016 thì chi thường xuyên lại có xu hướng ngược lại (từ 55,16% tổng chi năm 2001 lên 65,75% tổng chi năm 2016).

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm ảnh 3Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Xem thêm: Chạy theo tăng chi thường xuyên, 5-7 năm nữa, ngân sách sẽ khó gánh
Việt Nam có thể phải nhập khẩu 58,5% năng lượng vào năm 2035
Dự thảo Báo cáo Quy hoạch phát triển Năng lượng Quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2035 do Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đã đưa ra dự báo về nhu cầu năng lượng trong nước, theo đó đến năm 2035, tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng của Việt Nam sẽ tăng gấp gần 2,5 lần so với năm 2015.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, Việt Nam từ một nước xuất khẩu năng lượng đã trở thành nước nhập khẩu ròng về năng lượng. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến an ninh nguồn cung năng lượng.

Dự kiến, tỷ trọng của năng lượng nhập khẩu trên tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp sẽ tăng lên 37,5% vào năm 2025 và 58,5% vào năm 2035. Điều này sẽ gây tác động lớn tới an ninh nguồn cung năng lượng và Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, đặc biệt là than.

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm ảnh 4Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Xem thêm: Việt Nam có thể phải nhập khẩu 58,5% năng lượng vào năm 2035

Doanh nghiệp FDI “đột ngột thua lỗ” sẽ bị thanh tra thuế
Lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường thanh kiểm tra với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế như thua lỗ liên tục hay bất ngờ lỗ sau giai đoạn được ưu đãi.

Cụ thể, đối tượng được lãnh đạo ngành thuế yêu cầu tập trung quản lý, thanh tra kiểm tra là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp có giao dịch liên kết trong diện rủi ro cao về thuế.

Ngoài ra, lãnh đạo ngành thuế cũng lưu ý các địa phương về các doanh nghiệp đột ngột thua lỗ sau giai đoạn ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết với quy mô lớn hoặc thường xuyên giao dịch với các bên liên kết tại các nước có thuế suất thấp.

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm ảnh 5Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Xem thêm: Doanh nghiệp FDI “đột ngột thua lỗ” sẽ bị thanh tra thuế

Siết chặt quản lý doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa có ý kiến chỉ đạo về tình hình sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường quản lý, giám sát các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu trên được đưa ra sau khi xét báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về tình hình sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả và vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma.

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm ảnh 6Sản xuất thuốc tại một công ty trong nước. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Xem thêm: Siết chặt quản lý doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm

Bộ Giao thông sẽ giảm mức phí BOT hàng loạt trạm trên cả nước
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, đối với 54 dự án BOT do Bộ quản lý, Tổng cục đang rà soát với chủ đầu tư dự án để thống nhất điều chỉnh phương án tài chính theo hướng giảm phí cho người dân trong vùng ảnh hưởng gần trạm thu phí cũng như giảm chung cho các phương tiện.

Theo ông Huyện, việc rà soát, đàm phán dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng Mười để Tổng cục đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét, phê duyệt giảm phí. Nếu được thông qua, tháng 11 tới sẽ tiến hành giảm phí tại các trạm BOT.

Tuy nhiên, vị Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cũng nhìn nhận, việc giảm phí phải xem xét vào tình hình thực tế của từng trạm. Những trạm có lưu lượng xe ít như dự án BOT cầu Hạc Trì sẽ không giảm để đảm bảo phương án tài chính cho nhà đầu tư.

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm ảnh 7Phương tiện lưu thông qua trạm thu phí của dự án đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Xem thêm: Bộ GTVT ‘chốt’ giảm 25% phí cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ từ 15/10

Lương tối thiểu ở Việt Nam: "Méo mó" vì phải gánh nhiều trọng trách
Trên thế giới, lương tối thiểu được coi là một công cụ đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng trong thu nhập và đảm bảo phân chia thành quả kinh tế công bằng. Thế nhưng ở Việt Nam, lương tối thiểu không chỉ quan trọng với người lao động mà còn có “sức nặng” vô cùng lớn đối với doanh nghiệp. Thậm chí, một số chuyên gia còn cho rằng nó ảnh hưởng tiêu cực với nền kinh tế.

Theo báo cáo của các chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa được công bố, trong khi năng suất lao động của Việt Nam 10 năm trở lại đây (2004-2015) chỉ đạt 4,4% nhưng tỷ lệ tăng trưởng bình quân của tiền lương đã đạt 5,8%. Những chỉ số này khiến một số chuyên gia kinh tế lo ngại tăng lương "chạy" nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng, việc tăng lương tối thiểu cao hơn năng suất lao động dẫn tới nhiều tác động tiêu cực, làm giảm động lực của nhà đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm ảnh 8Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Xem thêm: Lương tối thiểu ở Việt Nam: "Méo mó" vì phải gánh nhiều trọng trách

Phó Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh lạm thu đầu năm học mới
Trước những bức xúc của dư luận về vấn đề lạm thu đầu năm học mới, hôm nay, ngày 19/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có công văn hỏa tốc gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc chấn chỉnh tình trạng này.

Theo đó, Phó Thủ tướng nhận định, đầu năm học mới 2017 - 2018, tại một số trường học có tình trạng tổ chức thu nhiều khoản thu không đúng quy định, gây khó khăn cho không ít học sinh, phụ huynh học sinh.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát các văn bản của Bộ bảo đảm chặt chẽ, minh bạch trong thực hiện xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật.

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm ảnh 9Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Xem thêm: Phó Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh lạm thu đầu năm học mới

Ô nhiễm bãi chôn lấp rác thải ngày càng phổ biến và nghiêm trọng hơn
Ngày 22/9, tại hội thảo “Quản lý bãi thải ở Việt Nam: Thực trạng và xu hướng” do Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức, Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung cho biết lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng với thành phần ngày càng phức tạp, với phương pháp xử lý chất thải chủ yếu vẫn là chôn lấp dẫn đến không tiết kiệm được quỹ đất.

Nhiều bãi thải đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Theo Bộ Xây dựng, đến năm 2016, có khoảng hơn 600 bãi chôn lấp ở Việt Nam, trung bình mỗi tỉnh, thành phố có 10 bãi chôn lấp. Trong số đó, chỉ có 29-31% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Ô nhiễm ở bãi chôn lấp đã trở nên nghiêm trọng hơn và phổ biến trong những năm gần đây dẫn đến suy thoái đất, nước, không khí, đặc biệt tại các thành phố lớn, nơi mà lượng chất thải rắn đang ngày càng tăng, tỷ lệ chôn lấp rác cao 69%.

Sự kiện trong nước 18-24/9: Ủy ban Kiểm tra TW công bố nhiều sai phạm ảnh 10Bãi rác tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng. (Ảnh: Trịnh Duy Hưng/TTXVN)

Xem thêm: Ô nhiễm bãi chôn lấp rác thải ngày càng phổ biến và nghiêm trọng hơn

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục