Việt Nam phá kỷ lục thi Olympic Toán và Vật lý quốc tế và hàng loạt sai phạm lớn tại các dự án BT, BOT nghìn tỷ là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Hà Nội: Hàng loạt sai phạm lớn tại các dự án BT, BOT nghìn tỷ
Thanh tra Chính Phủ vừa có kết luận về việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, hàng loạt dự án nghìn tỷ đã được “điểm danh” với những sai phạm nghiêm trọng.
Theo kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính Phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chưa thực hiện đúng quy trình về việc lập, phê duyệt, công bố danh mục dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT lĩnh vực giao thông và môi trường trong giai đoạn 2008-2012 gây ảnh hướng tới việc lựa chọn Nhà đầu tư (không đủ số lượng Nhà đầu tư tham gia để lựa chọn).
Theo Thanh tra Chính Phủ, nhiều dự án BT đã bị tăng vốn lên rất nhiều do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan trực thuộc thẩm định, phê duyệt chưa chính xác, chưa đúng chế độ quy định làm sai tăng tổng vốn đầu tư dự án, ảnh hưởng đến việc tính toán, sắp xếp các phương án giao đất đối ứng để xác định tiền sử dụng đất.
Xem thêm: Hà Nội: Hàng loạt sai phạm “khủng” tại các dự án BT, BOT nghìn tỷ
Theo đó, hàng loạt dự án nghìn tỷ đã được “điểm danh” với những sai phạm nghiêm trọng.
Theo kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính Phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chưa thực hiện đúng quy trình về việc lập, phê duyệt, công bố danh mục dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT lĩnh vực giao thông và môi trường trong giai đoạn 2008-2012 gây ảnh hướng tới việc lựa chọn Nhà đầu tư (không đủ số lượng Nhà đầu tư tham gia để lựa chọn).
Theo Thanh tra Chính Phủ, nhiều dự án BT đã bị tăng vốn lên rất nhiều do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan trực thuộc thẩm định, phê duyệt chưa chính xác, chưa đúng chế độ quy định làm sai tăng tổng vốn đầu tư dự án, ảnh hưởng đến việc tính toán, sắp xếp các phương án giao đất đối ứng để xác định tiền sử dụng đất.
Công trình cầu vượt nút giao thông trung tâm quận Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Xem thêm: Hà Nội: Hàng loạt sai phạm “khủng” tại các dự án BT, BOT nghìn tỷ
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam
Theo Hiệp hội Da-Giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso), hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới khoảng 100 nước trên thế giới; trong đó 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5/2017 Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,99 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 35,2% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại.
Thị trường EU đứng thứ hai đạt 1,76 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 31,15% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam; tiếp đến là Trung Quốc đạt 418,4 triệu USD, tăng 31,1% và chiếm tỷ trọng 7,4%; Nhật Bản đạt 284,4 triệu USD, tăng 4,4% và chiếm 5%; Hàn Quốc đạt 158,3 triệu USD, tăng 15,5% so cùng kỳ 2016 và chiếm 2,8%.
Tổng cộng năm thị trường trên chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam.
Xem thêm: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5/2017 Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,99 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 35,2% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại.
Thị trường EU đứng thứ hai đạt 1,76 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 31,15% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam; tiếp đến là Trung Quốc đạt 418,4 triệu USD, tăng 31,1% và chiếm tỷ trọng 7,4%; Nhật Bản đạt 284,4 triệu USD, tăng 4,4% và chiếm 5%; Hàn Quốc đạt 158,3 triệu USD, tăng 15,5% so cùng kỳ 2016 và chiếm 2,8%.
Tổng cộng năm thị trường trên chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam.
Sản xuất giày xuất khẩu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Xem thêm: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam
Kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào
Ngày 18/7, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2017).
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định việc hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5/9/1962 và ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ngày 18/7/1977, là sự kiện lịch sử trọng đại, là dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc Việt-Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như chặng đường bảo vệ và phát triển đất nước sau này.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam lên tầm cao mới, hai bên cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những thỏa thuận, mục tiêu chiến lược đã đặt ra với tầm nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn nhằm không ngừng củng cố, tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Phankham Viphavanh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý báu, vô tư, chí tình, chí nghĩa, không tiếc máu xương của cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam. Ông Phankham Viphavanh khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ phấn đấu hết sức mình, sát cánh cùng với người anh em Việt Nam để duy trì, củng cố, tăng cường phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc Lào-Việt Nam không ngừng đơm hoa kết trái, góp phần xứng đáng cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác toàn diện vì hạnh phúc và phồn vinh của các dân tộc trên thế giới.
Nhân dịp này, tại Phủ Chủ tịch, Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tổ chức trọng thể Lễ trao Huân chương Vàng Quốc gia và Huân chương Tự do hạng Nhất - Phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước Lào tặng các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Xem thêm: Kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định việc hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5/9/1962 và ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ngày 18/7/1977, là sự kiện lịch sử trọng đại, là dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc Việt-Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như chặng đường bảo vệ và phát triển đất nước sau này.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam lên tầm cao mới, hai bên cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những thỏa thuận, mục tiêu chiến lược đã đặt ra với tầm nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn nhằm không ngừng củng cố, tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Phankham Viphavanh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý báu, vô tư, chí tình, chí nghĩa, không tiếc máu xương của cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam. Ông Phankham Viphavanh khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ phấn đấu hết sức mình, sát cánh cùng với người anh em Việt Nam để duy trì, củng cố, tăng cường phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc Lào-Việt Nam không ngừng đơm hoa kết trái, góp phần xứng đáng cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác toàn diện vì hạnh phúc và phồn vinh của các dân tộc trên thế giới.
Nhân dịp này, tại Phủ Chủ tịch, Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tổ chức trọng thể Lễ trao Huân chương Vàng Quốc gia và Huân chương Tự do hạng Nhất - Phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước Lào tặng các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng lễ kỷ niệm. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Xem thêm: Kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào
Tổng Bí thư thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia
Từ ngày 20 đến 22/7/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt và là sự kiện quan trọng đánh dấu chặng đường 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Quốc vương Norodom Sihamoni; hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Thủ tướng Chính phủ Samdech Hun Sen, Chủ tịch Thượng viện Samdech Say Chhum, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin ; thăm Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk, Đại Tăng thống Tep Vong và Đại Tăng thống Bukri; tiếp bà Men Som On, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã chứng kiến lễ ký Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Campuchia và 4 văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai nước.
Xem thêm: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Campuchia
Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Quốc vương Norodom Sihamoni; hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Thủ tướng Chính phủ Samdech Hun Sen, Chủ tịch Thượng viện Samdech Say Chhum, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin ; thăm Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk, Đại Tăng thống Tep Vong và Đại Tăng thống Bukri; tiếp bà Men Som On, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã chứng kiến lễ ký Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Campuchia và 4 văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai nước.
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Xem thêm: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Campuchia
Số người tử vong vì AIDS tại Việt Nam thấp nhất kể từ năm 2014
Chiều 20/7, Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) công bố một báo cáo mới cho thấy, lần đầu tiên cán cân đã thay đổi: trên toàn thế giới, hơn một nửa tổng số người nhiễm HIV (53%) đã được điều trị kháng HIV và số người tử vong do AIDS đã giảm gần một nửa trong thập kỷ vừa qua.
Trong khi đó, đến cuối năm 2016 một nửa tổng số người nhiễm HIV ở Việt Nam đã được điều trị kháng HIV và ước tính số người tử vong do AIDS đã đạt mức thấp nhất kể từ năm 2014.
Số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam cũng giảm dần trong những năm gần đây.
Xem thêm: Số người tử vong vì AIDS tại Việt Nam thấp nhất kể từ năm 2014
Trong khi đó, đến cuối năm 2016 một nửa tổng số người nhiễm HIV ở Việt Nam đã được điều trị kháng HIV và ước tính số người tử vong do AIDS đã đạt mức thấp nhất kể từ năm 2014.
Số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam cũng giảm dần trong những năm gần đây.
Nhân viên y tế tư vấn điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Xem thêm: Số người tử vong vì AIDS tại Việt Nam thấp nhất kể từ năm 2014
6 tháng đầu năm: Xuất khẩu gạo Japonica tăng gần 300% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 2,66 triệu tấn, với trị giá FOB (giá tại cảng xuất đi) là 1,65 tỷ USD. Con số này so với cùng kỳ năm 2016, tăng nhẹ 0,25% về lượng và tăng 1,85% về trị giá FOB.
Nhu cầu tăng và nguồn cung hạn chế trong quý 2 là nguyên nhân giúp xuất khẩu gạo Việt Nam có được con số tăng trưởng dương sau một thời gian dài thị trường rơi vào trầm lắng. Dù con số tăng trưởng chưa cao, tuy nhiên xuất khẩu gạo 6 tháng cũng có một số dấu hiệu tích cực.
Đáng chú ý, xuất khẩu gạo Japonica (một loại gạo có nguồn gốc Nhật Bản) tăng mạnh nhất, gần 300% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong 5 loại gạo chính trong cơ cấu gạo xuất khẩu hiện nay của Việt Nam.
Xem thêm: 6 tháng đầu năm: Xuất khẩu gạo Japonica tăng gần 300% so với cùng kỳ
Nhu cầu tăng và nguồn cung hạn chế trong quý 2 là nguyên nhân giúp xuất khẩu gạo Việt Nam có được con số tăng trưởng dương sau một thời gian dài thị trường rơi vào trầm lắng. Dù con số tăng trưởng chưa cao, tuy nhiên xuất khẩu gạo 6 tháng cũng có một số dấu hiệu tích cực.
Đáng chú ý, xuất khẩu gạo Japonica (một loại gạo có nguồn gốc Nhật Bản) tăng mạnh nhất, gần 300% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong 5 loại gạo chính trong cơ cấu gạo xuất khẩu hiện nay của Việt Nam.
Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Xem thêm: 6 tháng đầu năm: Xuất khẩu gạo Japonica tăng gần 300% so với cùng kỳ
Việt Nam là "thị trường nóng" trong lĩnh vực bất động sản khu vực
Theo giới quan sát, những "khúc quanh" của năm 2016 cũng như những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới trong nửa đầu năm 2017 sẽ góp phần định hình xu hướng phát triển của lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.
Ông Stuart Crow, Trưởng bộ phận thị trường vốn châu Á-Thái Bình Dương của Tập đoàn JLL, nhận định Việt Nam cũng là một "thị trường nóng" trong khu vực Đông Nam Á trong năm nay.
Năm 2016, đầu tư vào khu vực bất động sản của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng 12% so với năm 2015, và con số này được dự đoán sẽ vẫn gia tăng nhờ những điều kiện thuận lợi, như thị trường ngày càng minh bạch và tăng trưởng GDP được dự đoán ước đạt khoảng 6% trong năm nay.
Xem thêm: Việt Nam là "thị trường nóng" trong lĩnh vực bất động sản khu vực
Ông Stuart Crow, Trưởng bộ phận thị trường vốn châu Á-Thái Bình Dương của Tập đoàn JLL, nhận định Việt Nam cũng là một "thị trường nóng" trong khu vực Đông Nam Á trong năm nay.
Năm 2016, đầu tư vào khu vực bất động sản của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng 12% so với năm 2015, và con số này được dự đoán sẽ vẫn gia tăng nhờ những điều kiện thuận lợi, như thị trường ngày càng minh bạch và tăng trưởng GDP được dự đoán ước đạt khoảng 6% trong năm nay.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Việt Nam là "thị trường nóng" trong lĩnh vực bất động sản khu vực
Việt Nam phá kỷ lục về thành tích Olympic Toán và Vật lý quốc tế
Cả 6 thí sinh dự thi Olympic Toán quốc tế 2017 của đội tuyển Việt Nam đều đoạt giải, trong đó có 4 huy chương vàng, một huy chương bạc và một huy chương đồng.
Các học sinh đoạt huy chương vàng gồm em Hoàng Hữu Quốc Huy (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), em Nguyễn Cảnh Hoàng (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An), em Lê Quang Dũng (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa) và em Phan Nhật Duy(học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.)
Em Phạm Nam Khánh (học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, thành phố Hà Nội) giành huy chương bạc. Em Đỗ Văn Quyết (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc) giành huy chương đồng.
Tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế 2017, đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 thí sinh dự thi và cả 5 em đều đoạt giải, gồm bốn huy chương vàng và một huy chương bạc. Kết quả này của đội tuyển Olympic Toán và Vật lý quốc tế đều là thành tích cao nhất từ trước đến nay.
Bốn thí sinh đoạt huy chương vàng gồm các em Đinh Anh Dũng (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, thành phố Hà Nội), em Tạ Bá Dũng (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), em Nguyễn Thế Quỳnh (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình) và em Trần Hữu Bình Minh (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An). Em Phan Tuấn Linh, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An, đoạt huy chương bạc.
Xem thêm: Việt Nam tiếp tục phá kỷ lục về thành tích Olympic Vật lý quốc tế
Các học sinh đoạt huy chương vàng gồm em Hoàng Hữu Quốc Huy (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), em Nguyễn Cảnh Hoàng (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An), em Lê Quang Dũng (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa) và em Phan Nhật Duy(học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.)
Em Phạm Nam Khánh (học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, thành phố Hà Nội) giành huy chương bạc. Em Đỗ Văn Quyết (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc) giành huy chương đồng.
Tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế 2017, đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 thí sinh dự thi và cả 5 em đều đoạt giải, gồm bốn huy chương vàng và một huy chương bạc. Kết quả này của đội tuyển Olympic Toán và Vật lý quốc tế đều là thành tích cao nhất từ trước đến nay.
Bốn thí sinh đoạt huy chương vàng gồm các em Đinh Anh Dũng (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, thành phố Hà Nội), em Tạ Bá Dũng (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), em Nguyễn Thế Quỳnh (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình) và em Trần Hữu Bình Minh (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An). Em Phan Tuấn Linh, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An, đoạt huy chương bạc.
Các thành viên của đội tuyển Olympic Vật lý Việt Nam năm 2017. (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Xem thêm: Việt Nam tiếp tục phá kỷ lục về thành tích Olympic Vật lý quốc tế
Kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng đột biến trong nửa đầu năm
Mặc dù rau quả là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, nhưng 6 tháng đầu năm, cả nước đã chi gần 670 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trong nửa đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước đạt trị giá gần 1,75 tỷ USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm 2016. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng phải chi 669 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng rau quả, tăng tới 91,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam nhập khẩu rau quả chủ yếu từ các thị trường Ấn Độ; Australia, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi, New Zealand, Myanmar, Hoa Kỳ và Chile...
Việc nhập khẩu rau quả tăng mạnh cũng được lãnh đạo Bộ Công Thương lưu ý, bởi đây là nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu và mức tăng của nhóm này trong 6 tháng đầu năm có thể coi là đột biến. "Việc nhập khẩu của nhóm hàng này tăng mạnh cũng là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý và cả phía các doanh nghiệp trong nước," Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho hay.
Xem thêm: Kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng đột biến trong nửa đầu năm
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trong nửa đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước đạt trị giá gần 1,75 tỷ USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm 2016. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng phải chi 669 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng rau quả, tăng tới 91,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam nhập khẩu rau quả chủ yếu từ các thị trường Ấn Độ; Australia, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi, New Zealand, Myanmar, Hoa Kỳ và Chile...
Việc nhập khẩu rau quả tăng mạnh cũng được lãnh đạo Bộ Công Thương lưu ý, bởi đây là nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu và mức tăng của nhóm này trong 6 tháng đầu năm có thể coi là đột biến. "Việc nhập khẩu của nhóm hàng này tăng mạnh cũng là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý và cả phía các doanh nghiệp trong nước," Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho hay.
(Nguồn: Vietnam+)
Xem thêm: Kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng đột biến trong nửa đầu năm
Phát sai bản tin dự báo thiên tai bị phạt tới 50 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 84/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
Theo Nghị định 84/2017/NĐ-CP, việc truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn bị phạt từ 40-50 triệu đồng. Đồng thời, truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định cũng bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.
Nghị định 84/2017/NĐ-CP quy định, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn gồm: vi phạm các quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về tác động vào thời tiết và các hành vi vi phạm khác về khí tượng thủy văn quy định tại Nghị định này.
Xem thêm: Phát sai bản tin dự báo thiên tai bị phạt tới 50 triệu đồng
Theo Nghị định 84/2017/NĐ-CP, việc truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn bị phạt từ 40-50 triệu đồng. Đồng thời, truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định cũng bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.
Nghị định 84/2017/NĐ-CP quy định, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn gồm: vi phạm các quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về tác động vào thời tiết và các hành vi vi phạm khác về khí tượng thủy văn quy định tại Nghị định này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Phát sai bản tin dự báo thiên tai bị phạt tới 50 triệu đồng
(TTXVN/Vietnam+)