Sản phẩm tôm Việt Nam thắng lớn tại thị trường châu Âu và bị cáo Châu Thị Thu Nga bị tuyên án phạt tù chung thân là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 20/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã làm việc với Thường vụ Thành ủy Hà Nội, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô,Hà Nội cần phải giữ bản sắc riêng của mình, giữ vững cái hồn cốt dân tộc.
Xung quanh công tác xây dựng Đảng, Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị, Tổng Bí thư chỉ rõ, Hà Nội phải gương mẫu đi đầu, phải là Đảng bộ tiêu biểu của cả nước, kỷ luật kỷ cương phải nghiêm minh, đồng thời thu hút mọi nguồn lực, tinh hoa, chất xám của cả nước và quốc tế để phát triển Thủ đô, để Hà Nội thực sự trở thành thành phố rồng bay, văn hiến, thanh lịch, hòa bình.
Trước đó, ngày 19/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã làm việc với Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trong thời gian tới, Đảng bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục nỗ lực vướn lên, đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của cả nước.
Xem thêm: Thu hút tinh hoa đưa Hà Nội thành thành phố rồng bay, văn hiến
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô,Hà Nội cần phải giữ bản sắc riêng của mình, giữ vững cái hồn cốt dân tộc.
Xung quanh công tác xây dựng Đảng, Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị, Tổng Bí thư chỉ rõ, Hà Nội phải gương mẫu đi đầu, phải là Đảng bộ tiêu biểu của cả nước, kỷ luật kỷ cương phải nghiêm minh, đồng thời thu hút mọi nguồn lực, tinh hoa, chất xám của cả nước và quốc tế để phát triển Thủ đô, để Hà Nội thực sự trở thành thành phố rồng bay, văn hiến, thanh lịch, hòa bình.
Trước đó, ngày 19/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã làm việc với Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trong thời gian tới, Đảng bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục nỗ lực vướn lên, đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của cả nước.
Xem thêm: Thu hút tinh hoa đưa Hà Nội thành thành phố rồng bay, văn hiến
Lộ mặt các dự án BT: Nhà nước thiệt đơn thiệt kép vì mất đất vàng
Với hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao), nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng xong sẽ được cơ quan Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác. Thế nhưng, khu đất dùng để trao đổi trùng hợp là thường được chỉ định ở vị trí đẹp và thậm chí còn giao cho nhà đầu tư trước khi công trình hoàn thành.
Quá trình ấy theo lời của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đang khiến Nhà nước “thiệt đơn thiệt kép” và dễ khiến xuất hiện lợi ích nhóm.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã nói lên quan điểm trên tại Hội thảo Cơ chế đầu tư BT – Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện vừa được tổ chức ngày 19/10 tại Hà Nội.
Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ ra bản chất, thay vì trả tiền từ túi người dân, BT là các dự án đầu tư công được thanh toán bằng quyền sử dụng đất. Điểm cốt yếu theo ông là giá những khu đất dùng để thanh toán được định giá thấp hơn thị trường trong khi đây đều là quỹ đất vàng.
Xem thêm: Lộ mặt các dự án BT: Nhà nước thiệt đơn thiệt kép vì mất đất vàng
Quá trình ấy theo lời của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đang khiến Nhà nước “thiệt đơn thiệt kép” và dễ khiến xuất hiện lợi ích nhóm.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã nói lên quan điểm trên tại Hội thảo Cơ chế đầu tư BT – Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện vừa được tổ chức ngày 19/10 tại Hà Nội.
Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ ra bản chất, thay vì trả tiền từ túi người dân, BT là các dự án đầu tư công được thanh toán bằng quyền sử dụng đất. Điểm cốt yếu theo ông là giá những khu đất dùng để thanh toán được định giá thấp hơn thị trường trong khi đây đều là quỹ đất vàng.
Xem thêm: Lộ mặt các dự án BT: Nhà nước thiệt đơn thiệt kép vì mất đất vàng
Việt Nam nguy cơ rơi vào tình trạng chưa giàu đã già và nhiều nợ nần
Thông thường, các nước lúc “trẻ” sẽ vay nợ ít, dần dần mới tăng lên nhưng với Việt Nam, xu hướng lại ngược lại, tức là “chúng ta còn trẻ đã ăn chơi, nợ nần nhiều.”
Đó chỉ là một trong hàng loạt rủi ro về nợ công tại Việt Nam được tiến sỹ Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính nói lên tại hội nghị: Quản lý nợ công ở Việt Nam - Thực trạng và các khuyến nghị chính sách tổ chức sáng 18/10 tại Hà Nội.
Phân tích kỹ hơn, ông Cường nêu lại thống kê trước đó của các cơ quan quản lý cho thấy, nợ công Việt Nam năm 2016 ước khoảng 64,7% GDP, sát với ngưỡng trần 65% GDP mà Quốc hội đặt ra. Tỷ lệ nợ công Việt Nam đang tăng nhanh, mức tăng trung bình trong 5 năm qua là 18,4%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm: Việt Nam nguy cơ rơi vào tình trạng chưa giàu đã già và nhiều nợ nần
Đó chỉ là một trong hàng loạt rủi ro về nợ công tại Việt Nam được tiến sỹ Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính nói lên tại hội nghị: Quản lý nợ công ở Việt Nam - Thực trạng và các khuyến nghị chính sách tổ chức sáng 18/10 tại Hà Nội.
Phân tích kỹ hơn, ông Cường nêu lại thống kê trước đó của các cơ quan quản lý cho thấy, nợ công Việt Nam năm 2016 ước khoảng 64,7% GDP, sát với ngưỡng trần 65% GDP mà Quốc hội đặt ra. Tỷ lệ nợ công Việt Nam đang tăng nhanh, mức tăng trung bình trong 5 năm qua là 18,4%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm: Việt Nam nguy cơ rơi vào tình trạng chưa giàu đã già và nhiều nợ nần
Phát triển thị trường xuất khẩu gạo: Giảm số lượng, tăng giá trị
Mục tiêu xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới là giảm dần lượng gạo hàng hóa nhưng tăng giá trị xuất khẩu.
Đây là vấn đề trọng tâm được đưa ra tại Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 17/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2017-2020, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4,5-5 triệu tấn, giá trị bình quân đạt 2,2-2,3 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021-2030, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì ổn định đạt khoảng 2,3-2,5 tỷ USD/năm.
Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có giai đoạn chuyển đổi theo hướng mới; trong đó, thị trường xuất khẩu tại một số nước giảm sản lượng và đòi hỏi cao về chất lượng.
Một trong những chủ trương của xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay là nâng cao giá trị gia tăng, duy trì và phát triển những thị trường đã được mở rộng.
Xem thêm: Phát triển thị trường xuất khẩu gạo: Giảm số lượng, tăng giá trị
Đây là vấn đề trọng tâm được đưa ra tại Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 17/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2017-2020, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4,5-5 triệu tấn, giá trị bình quân đạt 2,2-2,3 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021-2030, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì ổn định đạt khoảng 2,3-2,5 tỷ USD/năm.
Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có giai đoạn chuyển đổi theo hướng mới; trong đó, thị trường xuất khẩu tại một số nước giảm sản lượng và đòi hỏi cao về chất lượng.
Một trong những chủ trương của xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay là nâng cao giá trị gia tăng, duy trì và phát triển những thị trường đã được mở rộng.
Xem thêm: Phát triển thị trường xuất khẩu gạo: Giảm số lượng, tăng giá trị
Sản phẩm tôm Việt Nam thắng lớn tại thị trường châu Âu
Trong khoảng thời gian từ tháng 6-7/2017, ngành xuất khẩu tôm trầm lắng vì nguồn nguyên liệu thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao, kéo theo giá thành phẩm cũng tăng, các nhà nhập khẩu châu Âu giảm nhập khẩu tôm từ các nước; trong đó, có Việt Nam.
Đến tháng 8-9/2017, ngành xuất khẩu tôm bật mạnh xuất khẩu, đặc biệt là "cú hích" tại thị trường châu Âu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, trong chín tháng năm 2017, ước tính ngành tôm Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch 2,5 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, thị trường châu Âu tiêu thụ tôm Việt tăng mạnh, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là một triển vọng mới cho ngành tôm Việt Nam.
Xem thêm: Sản phẩm tôm Việt Nam thắng lớn tại thị trường châu Âu
Đến tháng 8-9/2017, ngành xuất khẩu tôm bật mạnh xuất khẩu, đặc biệt là "cú hích" tại thị trường châu Âu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, trong chín tháng năm 2017, ước tính ngành tôm Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch 2,5 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, thị trường châu Âu tiêu thụ tôm Việt tăng mạnh, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là một triển vọng mới cho ngành tôm Việt Nam.
Xem thêm: Sản phẩm tôm Việt Nam thắng lớn tại thị trường châu Âu
Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo: Vì sao còn khiêm tốn?
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có hàng trăm dự án điện Mặt Trời được đăng ký đầu tư với tổng công suất nguồn lên tới hơn 17.000MW.
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có thể đạt được 850MW điện Mặt Trời và 12.000MW vào năm 2030 như Quy hoạch điện VII đề ra là rất khả thi.
Theo ông Đỗ Đức Tưởng, cố vấn năng lượng sạch Chương trình Năng lượng của USAID Việt Nam, Hiện nay thế giới đã phát triển rất mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện Mặt Trời nhưng tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ mặc dù Việt Nam có tiềm năng rất lớn về tài nguyên Mặt Trời. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có chưa đến 200MW điện gió và chưa đến 80MW điện Mặt Trời được nối lên lưới điện.
Kiểm tra thiết bị tạo nước ngọt từ nước biển bằng năng lượng Mặt Trời dùng cho sinh hoạt của quân và dân hải đảo. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Xem thêm: Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo: Vì sao còn khiêm tốn?
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có thể đạt được 850MW điện Mặt Trời và 12.000MW vào năm 2030 như Quy hoạch điện VII đề ra là rất khả thi.
Theo ông Đỗ Đức Tưởng, cố vấn năng lượng sạch Chương trình Năng lượng của USAID Việt Nam, Hiện nay thế giới đã phát triển rất mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện Mặt Trời nhưng tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ mặc dù Việt Nam có tiềm năng rất lớn về tài nguyên Mặt Trời. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có chưa đến 200MW điện gió và chưa đến 80MW điện Mặt Trời được nối lên lưới điện.
Xem thêm: Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo: Vì sao còn khiêm tốn?
Những "con số biết nói" về tự chủ đại học sau 3 năm thí điểm
Số lượng các công trình khoa học được công bố tăng gấp đôi, số các bằng sáng chế tăng gấp gần 3 lần, số hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng 1,33 lần, tỷ lệ giảng viên có trình độ phó giáo sư và giáo sư gấp rưỡi các trường chưa tự chủ…
Đó là những "con số biết nói" về kết quả ba năm thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Thông tin này vừa được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP năm 2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017. Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 20/10, tại Hà Nội.
Từ tháng 10/2014 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo Nghị quyết 77 cho 23 cơ sở giáo dục đại học công lập. Cơ chế mới đã thực sự mang lại một sinh khí mới cho các trường đại học.
Xem thêm: Những "con số biết nói" về tự chủ đại học sau 3 năm thí điểm
Đó là những "con số biết nói" về kết quả ba năm thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Thông tin này vừa được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP năm 2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017. Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 20/10, tại Hà Nội.
Từ tháng 10/2014 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo Nghị quyết 77 cho 23 cơ sở giáo dục đại học công lập. Cơ chế mới đã thực sự mang lại một sinh khí mới cho các trường đại học.
Xem thêm: Những "con số biết nói" về tự chủ đại học sau 3 năm thí điểm
Cả nước có 148.200 ca mắc sốt xuất huyết, 30 người tử vong
Từ đầu năm đến giữa tháng Mười, cả nước ghi nhận 148.261 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 30 trường hợp tử vong, trong đó số trường hợp nhập viện là 125.286 trường hợp.
Thông tin trên được Bộ Y tế đưa ra trong buổi tập huấn tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue và tay chân miệng cho 6 tỉnh khu vực miền Tây có số mắc bệnh tăng cao, diễn ra ngày 19-20/10 tại thành phố Cần Thơ.
Phát biểu tại buổi tập huấn, phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh năm nay số trường hợp mắc sốt xuất huyết tăng cao do nhiều nguyên nhân.Do vậy, số người bệnh đến khám, nhập viện điều trị cũng tăng cao gây quá tải bệnh viện do vậy các đơn vị phải tích cực, chủ động và liên tục nâng cao chất lượng của công tác khám, chữa bệnh để bảo đảm thu dung điều trị người bệnh giảm tỷ lệ tử vong.
Xem thêm: Cả nước có 148.200 ca mắc sốt xuất huyết, 30 người tử vong
Thông tin trên được Bộ Y tế đưa ra trong buổi tập huấn tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue và tay chân miệng cho 6 tỉnh khu vực miền Tây có số mắc bệnh tăng cao, diễn ra ngày 19-20/10 tại thành phố Cần Thơ.
Phát biểu tại buổi tập huấn, phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh năm nay số trường hợp mắc sốt xuất huyết tăng cao do nhiều nguyên nhân.Do vậy, số người bệnh đến khám, nhập viện điều trị cũng tăng cao gây quá tải bệnh viện do vậy các đơn vị phải tích cực, chủ động và liên tục nâng cao chất lượng của công tác khám, chữa bệnh để bảo đảm thu dung điều trị người bệnh giảm tỷ lệ tử vong.
Xem thêm: Cả nước có 148.200 ca mắc sốt xuất huyết, 30 người tử vong
Bị cáo Châu Thị Thu Nga bị tuyên án phạt tù chung thân
Sau hai tuần mở phiên tòa xét xử, chiều 16/10, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt bị cáo Châu Thị Thu Nga và chín đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Công ty Housing Group), trong đó, bị cáo Châu Thị Thu Nga (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng Giám đốc Housing Group) đã bị Tòa tuyên án phạt tù chung thân.
Cùng với mức án tù chung thân, Hội đồng xét xử còn tuyên buộc bị cáo Châu Thị Thu Nga phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự cho các bị hại. Chín bị cáo còn lại không phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự.
Cụ thể, bản án sơ thẩm xác định hành vi phạm tội của bị cáo Châu Thị Thu Nga và các đồng phạm đã chiếm đoạt tổng cộng hơn 377 tỷ đồng của 726 khách hàng tại 752 hợp đồng góp vốn. Trong số tiền này, bị cáo Nga đã trả lại 28,7 tỷ đồng cho 43 khách hàng.
Xem thêm: Bị cáo Châu Thị Thu Nga bị tuyên án phạt tù chung thân
Cùng với mức án tù chung thân, Hội đồng xét xử còn tuyên buộc bị cáo Châu Thị Thu Nga phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự cho các bị hại. Chín bị cáo còn lại không phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự.
Cụ thể, bản án sơ thẩm xác định hành vi phạm tội của bị cáo Châu Thị Thu Nga và các đồng phạm đã chiếm đoạt tổng cộng hơn 377 tỷ đồng của 726 khách hàng tại 752 hợp đồng góp vốn. Trong số tiền này, bị cáo Nga đã trả lại 28,7 tỷ đồng cho 43 khách hàng.
Xem thêm: Bị cáo Châu Thị Thu Nga bị tuyên án phạt tù chung thân
Các đợt rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện vào đầu năm 2018
Nhận định về diễn biến thời tiết trong mùa Đông-Xuân 2017-2018, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết nhiệt độ trung bình trên toàn quốc từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2018 phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, riêng tháng 12/2017 ở khu vực Bắc Bộ cao hơn từ 0,5-1 độ C.
Rét có xu hướng xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng tập trung trong tháng 1 và tháng 2/2018, mỗi đợt sẽ kéo dài từ 7-10 ngày.
Dự báo từ nửa cuối tháng 10 đến hết năm 2017 còn khoảng 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, chủ yếu tập trung ở khu vực giữa và Nam Biển Đông.
Xem thêm: Các đợt rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện vào đầu năm 2018
Rét có xu hướng xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng tập trung trong tháng 1 và tháng 2/2018, mỗi đợt sẽ kéo dài từ 7-10 ngày.
Dự báo từ nửa cuối tháng 10 đến hết năm 2017 còn khoảng 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, chủ yếu tập trung ở khu vực giữa và Nam Biển Đông.
Xem thêm: Các đợt rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện vào đầu năm 2018
(TTXVN/Vietnam+)