Khai trương ngân hàng mô đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 16/10, tại Lễ khai trương Ngân hàng mô và khánh thành khu khám theo yêu cầu của Bệnh viện Việt Đức, giáo sư Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, đây là ngân hàng mô đầu tiên tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác.
Ngân hàng mô có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển mô; cung ứng mô cho các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học.
Ngân hàng cũng cung ứng, trao đổi mô với ngân hàng mô khác và hợp tác với cơ quan tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm mục đích khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu y học.
Những nguồn mô, tạng từ người cho chết não, những phần chi thể của người hiến tặng, nếu được thu nhận và qua quá trình xử lý, bảo quản đúng tiêu chuẩn quốc tế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân có nhu cầu ghép. Vì vậy, ngân hàng mô là một nhu cầu cấp bách và thực sự cần thiết.
Ngân hàng mô có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển mô; cung ứng mô cho các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học.
Ngân hàng cũng cung ứng, trao đổi mô với ngân hàng mô khác và hợp tác với cơ quan tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm mục đích khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu y học.
Những nguồn mô, tạng từ người cho chết não, những phần chi thể của người hiến tặng, nếu được thu nhận và qua quá trình xử lý, bảo quản đúng tiêu chuẩn quốc tế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân có nhu cầu ghép. Vì vậy, ngân hàng mô là một nhu cầu cấp bách và thực sự cần thiết.
Cắt băng khánh thành ngân hàng mô tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ và dự Hội nghị ASEM 12
Từ ngày 14 đến 16/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Cộng hòa Áo.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz.
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã chứng kiến lễ ký một số văn kiện hợp tác song phương về lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ, thương mại điện tử, chính phủ điện tử...
Hai bên đã ra Tuyên bố báo chí chung Việt Nam-Áo.
Từ ngày 16 đến 18/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Vương quốc Bỉ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel.
Sau cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến các cơ quan, doanh nghiệp hai nước ký kết một số văn kiện hợp tác song phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, an toàn thực phẩm, cảng biển và một số lĩnh vực khác.
Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Bỉ.
Tối 18/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 12 (ASEM 12), tại Brussels, Bỉ.
Sáng 19/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên họp toàn thể thứ nhất của Hội nghị ASEM 12.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz.
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã chứng kiến lễ ký một số văn kiện hợp tác song phương về lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ, thương mại điện tử, chính phủ điện tử...
Hai bên đã ra Tuyên bố báo chí chung Việt Nam-Áo.
Từ ngày 16 đến 18/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Vương quốc Bỉ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel.
Sau cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến các cơ quan, doanh nghiệp hai nước ký kết một số văn kiện hợp tác song phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, an toàn thực phẩm, cảng biển và một số lĩnh vực khác.
Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Bỉ.
Tối 18/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 12 (ASEM 12), tại Brussels, Bỉ.
Sáng 19/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên họp toàn thể thứ nhất của Hội nghị ASEM 12.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu Đoàn cấp cao Việt Nam (phía sau) dự Phiên họp toàn thể thứ nhất Hội nghị Cấp cao ASEM 12. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Truyền hình trực tiếp "Cả nước chung tay vì người nghèo"
Tối 17/10, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2018.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và phát biểu ý kiến.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và phát biểu ý kiến.
Với tinh thần tiếp tục hưởng ứng phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo," nhân Ngày quốc tế chống đói nghèo và Ngày vì người nghèo Việt Nam, thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kêu gọi và mong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có hành động thiết thực, đóng góp to lớn hơn nữa cho công cuộc giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của các quốc gia, các đối tác, các tổ chức quốc tế cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng.
Theo tổng hợp bước đầu của Ban Tổ chức, tại chương trình đã có hơn 100 đơn vị đăng ký ủng hộ hơn 857 tỷ đồng thông qua Chương trình an sinh xã hội và Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương.
Một số địa phương đã tiếp nhận đăng ký ủng hộ người nghèo trong tháng cao điểm vì người nghèo là: thành phố Hà Nội 77 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh 38 tỷ đồng; tỉnh Bắc Giang 47 tỷ đồng; tỉnh Bắc Ninh 11 tỷ đồng; tỉnh Quảng Bình 21 tỷ đồng, tỉnh Thái Nguyên 6,8 tỷ đồng... Đồng thời, đã có hơn 2.000 tin nhắn qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1409 với số tiền hơn 4,4 tỷ đồng.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của các quốc gia, các đối tác, các tổ chức quốc tế cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng.
Theo tổng hợp bước đầu của Ban Tổ chức, tại chương trình đã có hơn 100 đơn vị đăng ký ủng hộ hơn 857 tỷ đồng thông qua Chương trình an sinh xã hội và Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương.
Một số địa phương đã tiếp nhận đăng ký ủng hộ người nghèo trong tháng cao điểm vì người nghèo là: thành phố Hà Nội 77 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh 38 tỷ đồng; tỉnh Bắc Giang 47 tỷ đồng; tỉnh Bắc Ninh 11 tỷ đồng; tỉnh Quảng Bình 21 tỷ đồng, tỉnh Thái Nguyên 6,8 tỷ đồng... Đồng thời, đã có hơn 2.000 tin nhắn qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1409 với số tiền hơn 4,4 tỷ đồng.
(Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN)
Việt Nam được công nhận loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết
Ngày 17/10, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam vừa được Tổ chức Y tế thế giới trao chứng nhận Loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết.
Bệnh giun chỉ bạch huyết do một số loài giun chỉ bạch huyết gây nên và được lây truyền bởi muỗi, rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới do điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tại Việt Nam, bệnh đã được biết đến từ lâu và đã từng là một trong những bệnh gây tàn phế hàng đầu cho người mắc bệnh.
Từ năm 2002, Chương trình Loại trừ giun chỉ bạch huyết tại Việt Nam đã được triển khai và thực hiện trên toàn quốc theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới để điều tra lập bản đồ dịch tễ, tổ chức điều trị toàn dân (MDA) tại các vùng dịch tễ, tiến hành các vòng điều tra về sự lan truyền bệnh giun chỉ bạch huyết (TAS) và đánh giá kết quả thực hiện theo các tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới.
Kết quả từ năm 2013-2016 đã không phát hiện trường hợp nào dương tính.
Bệnh giun chỉ bạch huyết do một số loài giun chỉ bạch huyết gây nên và được lây truyền bởi muỗi, rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới do điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tại Việt Nam, bệnh đã được biết đến từ lâu và đã từng là một trong những bệnh gây tàn phế hàng đầu cho người mắc bệnh.
Từ năm 2002, Chương trình Loại trừ giun chỉ bạch huyết tại Việt Nam đã được triển khai và thực hiện trên toàn quốc theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới để điều tra lập bản đồ dịch tễ, tổ chức điều trị toàn dân (MDA) tại các vùng dịch tễ, tiến hành các vòng điều tra về sự lan truyền bệnh giun chỉ bạch huyết (TAS) và đánh giá kết quả thực hiện theo các tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới.
Kết quả từ năm 2013-2016 đã không phát hiện trường hợp nào dương tính.
Biện pháp vệ sinh môi trường giúp phòng chống nhiều loại bệnh. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Đón bằng công nhận Di sản tư liệu thế giới “Hoàng hoa sứ trình đồ”
Ngày 16/10, tại Nhà Văn hóa Xuân Diệu (huyện Can Lộc), Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ đón bằng công nhận “Hoàng hoa sứ trình đồ” là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.
“Hoàng Hoa sứ trình đồ” được chép tay, là bản duy nhất còn tồn tại, được con cháu dòng họ Nguyễn Huy bảo tồn tại làng Trường Lưu.
Tư liệu quý này bao gồm các bản đồ được vẽ bằng ba loại màu trên giấy dó với các lời bằng chữ Hán, kích thước 30x20cm, dày 2cm.
Tư liệu bao gồm bảy phần, trong đó phần chính là bản đồ hành trình gồm 204 trang ghi chép cụ thể và miêu tả về thiên nhiên, con người, thành, làng, các di tích, danh thắng, các hoạt động giao tiếp của sứ bộ với dân và chính quyền.
Đây là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý hiếm về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ XVIII do Nguyễn Huy Oánh biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765-1768, từ các tài liệu của nhiều thế hệ đi sứ trước, đồng thời bổ sung thêm các chi tiết liên quan đến chuyến đi năm 1766-1767 do ông làm Chánh sứ./.
“Hoàng Hoa sứ trình đồ” được chép tay, là bản duy nhất còn tồn tại, được con cháu dòng họ Nguyễn Huy bảo tồn tại làng Trường Lưu.
Tư liệu quý này bao gồm các bản đồ được vẽ bằng ba loại màu trên giấy dó với các lời bằng chữ Hán, kích thước 30x20cm, dày 2cm.
Tư liệu bao gồm bảy phần, trong đó phần chính là bản đồ hành trình gồm 204 trang ghi chép cụ thể và miêu tả về thiên nhiên, con người, thành, làng, các di tích, danh thắng, các hoạt động giao tiếp của sứ bộ với dân và chính quyền.
Đây là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý hiếm về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ XVIII do Nguyễn Huy Oánh biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765-1768, từ các tài liệu của nhiều thế hệ đi sứ trước, đồng thời bổ sung thêm các chi tiết liên quan đến chuyến đi năm 1766-1767 do ông làm Chánh sứ./.
Cuốn sách với phần chính là bản đồ ghi chép bằng nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý hiếm về hành trình đi sứ của Sứ bộ Đại Việt thế kỷ XVIII. (Ảnh: Hoàng Ngà/TTXVN)
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam lên đường sang Nam Sudan đợt 2
Sáng 15/10, lễ tiễn Đội 2 của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 lên đường sang nhận nhiệm vụ tại Nam Sudan, hoàn tất quá trình xuất quân đơn vị đầu tiên của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đã diễn ra tại sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo kế hoạch, trưa 15/10, 31 cán bộ, nhân viên Đội 2 của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 sẽ lên máy bay C17 của lực lượng không quân Hoàng gia Australia cùng 30 tấn hàng hóa, thuốc chữa bệnh, di chuyển sang Nam Sudan để hợp nhất đơn vị với 32 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 đã lên đường đợt một cách đây hai tuần.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 là đơn vị đầu tiên của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam được triển khai trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam sẽ thay thế Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Quân đội Anh tại Bentiu, Nam Sudan, đảm nhiệm trọng trách chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, nhân viên Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan trong thời hạn một năm.
Theo kế hoạch, trưa 15/10, 31 cán bộ, nhân viên Đội 2 của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 sẽ lên máy bay C17 của lực lượng không quân Hoàng gia Australia cùng 30 tấn hàng hóa, thuốc chữa bệnh, di chuyển sang Nam Sudan để hợp nhất đơn vị với 32 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 đã lên đường đợt một cách đây hai tuần.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 là đơn vị đầu tiên của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam được triển khai trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam sẽ thay thế Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Quân đội Anh tại Bentiu, Nam Sudan, đảm nhiệm trọng trách chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, nhân viên Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan trong thời hạn một năm.
Lễ tiễn đội 2 của Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 lên đường sang nhận nhiệm vụ tại Nam Sudan. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
(Vietnam+)