Thủ tướng ký quyết định xóa tư cách nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của ông Võ Kim Cự và vụ nổ đạn pháo do cưa đầu đạn làm 6 người chết là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Khánh Hòa: Nổ đạn pháo do cưa đầu đạn, 6 người tử vong
Sáng 18/8, một vụ nổ đã xảy ra tại thôn Tà Lương, thị trấn Tô Hạp, huyện miền núi Khánh Sơn làm 6 người tử vong tại chỗ và 1 người bị thương nặng.
Nguyên nhân của vụ nổ được xác định là do một số thành viên trong nhóm nạn nhân cưa đầu đạn 105mm với mục đích lấy thuốc nổ và lấy thép từ vỏ đạn để làm dao rựa.
Bước đầu các cơ quan chức năng huyện Khánh Sơn xác định 7 nạn nhân trên là thành viên của hai gia đình người dân tộc thiểu số Raglai, trong đó 6 người tử vong là: anh Bo Bo Siếp (sinh năm 1982) và hai con trai là Mấu Minh Ngữ (sinh năm 2014) và Mấu Minh Nghĩa (sinh năm 2008); ông Mấu Quốc Dương (sinh năm 1957), là bố vợ của Bo Bo Siếp; hai chị em ruột Cao Thị Thanh Vân (sinh năm 2007) và Cao Hồng Phi (sinh năm 2014).
Xem thêm: Khắc phục hậu quả vụ nổ đạn pháo làm 6 người chết ở Khánh Hòa
Nguyên nhân của vụ nổ được xác định là do một số thành viên trong nhóm nạn nhân cưa đầu đạn 105mm với mục đích lấy thuốc nổ và lấy thép từ vỏ đạn để làm dao rựa.
Bước đầu các cơ quan chức năng huyện Khánh Sơn xác định 7 nạn nhân trên là thành viên của hai gia đình người dân tộc thiểu số Raglai, trong đó 6 người tử vong là: anh Bo Bo Siếp (sinh năm 1982) và hai con trai là Mấu Minh Ngữ (sinh năm 2014) và Mấu Minh Nghĩa (sinh năm 2008); ông Mấu Quốc Dương (sinh năm 1957), là bố vợ của Bo Bo Siếp; hai chị em ruột Cao Thị Thanh Vân (sinh năm 2007) và Cao Hồng Phi (sinh năm 2014).
Lực lượng chức năng phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc. (Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN)
Xem thêm: Khắc phục hậu quả vụ nổ đạn pháo làm 6 người chết ở Khánh Hòa
Xóa tư cách nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của ông Võ Kim Cự
Ngày 16/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thi hành kỷ luật 4 cá nhân nguyên là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh do có những vi phạm liên quan đến dự án Formosa, trong đó xóa tư cách nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của ông Võ Kim Cự.
Cụ thể, tại quyết định 1199/QĐ-TTg, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường.Quyết định 1201/QĐ-TTg, quyết định 1202/QĐ-TTg thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2015 đối với ông Nguyễn Thái Lai và ông Bùi Cách Tuyến.
Quyết định 1200/QĐ-TTg thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005-2010 và nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Võ Kim Cự./.
Xem thêm: Xóa tư cách nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của ông Võ Kim Cự
Cụ thể, tại quyết định 1199/QĐ-TTg, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường.Quyết định 1201/QĐ-TTg, quyết định 1202/QĐ-TTg thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2015 đối với ông Nguyễn Thái Lai và ông Bùi Cách Tuyến.
Quyết định 1200/QĐ-TTg thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005-2010 và nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Võ Kim Cự./.
Ông Võ Kim Cự. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Xem thêm: Xóa tư cách nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của ông Võ Kim Cự
Bộ Chính trị ban hành khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Đây là lần đầu, Bộ Chính trị ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Trong đó, bao gồm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể, từ các chức danh cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, trưởng các ban, bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Trung ương, đến Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Quy định cũng nêu rõ các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và uy tín, sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm.
Xem thêm: Bộ Chính trị ban hành khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ
Đây là lần đầu, Bộ Chính trị ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Trong đó, bao gồm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể, từ các chức danh cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, trưởng các ban, bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Trung ương, đến Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Quy định cũng nêu rõ các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và uy tín, sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Xem thêm: Bộ Chính trị ban hành khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Thái Lan
Từ ngày 17 đến 19/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Thái Lan.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đón, hội đàm; đã tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam-Thái Lan.
Để đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp; triển khai hiệu quả các cơ chế song phương và nhất trí thúc đẩy sớm tổ chức các cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác song phương lần thứ 3, họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 3, Ủy ban hợp tác thương mại lần thứ 3 và đặc biệt là cuộc họp Nội các chung lần thứ 4.
Nhân dịp này, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các Bản ghi nhớ giữa các bộ ngành hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng; và các bản ghi nhớ khác giữa các địa phương và doanh nghiệp hai nước.
Xem thêm: Thủ tướng dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam-Thái Lan
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đón, hội đàm; đã tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam-Thái Lan.
Để đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp; triển khai hiệu quả các cơ chế song phương và nhất trí thúc đẩy sớm tổ chức các cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác song phương lần thứ 3, họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 3, Ủy ban hợp tác thương mại lần thứ 3 và đặc biệt là cuộc họp Nội các chung lần thứ 4.
Nhân dịp này, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các Bản ghi nhớ giữa các bộ ngành hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng; và các bản ghi nhớ khác giữa các địa phương và doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam-Thái Lan
Xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ vẫn ổn định sau khi bị thanh tra
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ vẫn diễn ra bình thường sau ngày 2/8/2017, thời điểm mà tất cả lô hàng các loài cá thuộc bộ cá da trơn (Siluriformes) đã nhập khẩu vào Hoa Kỳ, chính thức bị thanh tra theo Chương trình thanh tra cá da trơn của nước này.
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang thị trường này sụt giảm trong quý 1/2017 do thiếu nguyên liệu, nhưng đã phục hồi, với mức tăng 8,4% trong quý 2 do nhu cầu tăng và nguồn cung nguyên liệu tăng trở lại. Với kết quả này, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường dẫn đầu xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Liên quan đến Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho rằng trong khi quá trình xét duyệt tính tương đương chưa kết thúc, chưa nên đưa ra giả định về khả năng Việt Nam không vượt qua được đánh giá tương đương, hay việc ngừng xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào bất kỳ thời gian cụ thể nào.Xem thêm: Xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ vẫn ổn định sau khi bị thanh tra.
Xem thêm: Xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ vẫn ổn định sau khi bị thanh tra
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang thị trường này sụt giảm trong quý 1/2017 do thiếu nguyên liệu, nhưng đã phục hồi, với mức tăng 8,4% trong quý 2 do nhu cầu tăng và nguồn cung nguyên liệu tăng trở lại. Với kết quả này, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường dẫn đầu xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Liên quan đến Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho rằng trong khi quá trình xét duyệt tính tương đương chưa kết thúc, chưa nên đưa ra giả định về khả năng Việt Nam không vượt qua được đánh giá tương đương, hay việc ngừng xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào bất kỳ thời gian cụ thể nào.Xem thêm: Xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ vẫn ổn định sau khi bị thanh tra.
Chế biến cá tra xuất khẩu. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Xem thêm: Xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ vẫn ổn định sau khi bị thanh tra
Giai đoạn 2017-2020: 436 doanh nghiệp nhà nước thực hiện thoái vốn
Theo dự thảo Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, sẽ có 436 doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020.
Riêng năm 2017 thoái vốn tại 161 doanh nghiệp; năm 2018 là 185 doanh nghiệp; năm 2019 là 65 doanh nghiệp; năm 2020 là 25 doanh nghiệp gồm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước, không rà soát doanh nghiệp từ cấp 2 trở xuống.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ước tính tổng số vốn dự kiến thoái trong cả giai đoạn 2017-2020 là 64.457,4 tỷ đồng (tính theo mệnh giá). Trong đó, năm 2017 dự kiến thoái 19.779 tỷ đồng. Tính sơ bộ theo giá trị niêm yết trên sàn có thể đạt hơn 29.000 tỷ đồng (tại thời điểm 10/7/2017).
Xem thêm: Giai đoạn 2017-2020: 436 doanh nghiệp nhà nước thực hiện thoái vốn
Riêng năm 2017 thoái vốn tại 161 doanh nghiệp; năm 2018 là 185 doanh nghiệp; năm 2019 là 65 doanh nghiệp; năm 2020 là 25 doanh nghiệp gồm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước, không rà soát doanh nghiệp từ cấp 2 trở xuống.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ước tính tổng số vốn dự kiến thoái trong cả giai đoạn 2017-2020 là 64.457,4 tỷ đồng (tính theo mệnh giá). Trong đó, năm 2017 dự kiến thoái 19.779 tỷ đồng. Tính sơ bộ theo giá trị niêm yết trên sàn có thể đạt hơn 29.000 tỷ đồng (tại thời điểm 10/7/2017).
Dây chuyền sản xuất của Habeco tại nhà máy bia Hà Nội-Mê Linh. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Xem thêm: Giai đoạn 2017-2020: 436 doanh nghiệp nhà nước thực hiện thoái vốn
Thủ tướng phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Lộ trình có nội dung nhằm mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung-cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả; chủ động hội nhập thị trường quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Theo Lộ trình trên, cả nước phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030.
Xem thêm: Thủ tướng phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu
Lộ trình có nội dung nhằm mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung-cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả; chủ động hội nhập thị trường quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Theo Lộ trình trên, cả nước phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030.
Kiểm tra, giám sát đấu thầu trái phiếu điện tử. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu
Trao giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà Nội lần thứ 10 năm 2017
Ngày 17/8, tại Hà Nội, báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) và Quỹ Bùi Xuân Phái kỷ niệm 10 năm giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà Nội và tổ chức lễ trao giải lần thứ 10 - năm 2017.
Kết quả các giải được trao bao gồm: Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội thuộc về Nhà văn hóa Hữu Ngọc vì những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu, quảng bá "chân dung văn hóa" Hà Nội.
Giải Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội thuộc về Sở Giao thông vận tải Hà Nội với Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”, trong đó có chỉ tiêu đến năm 2030, người dân “đi bộ dưới 500 m là gặp xe công cộng," hướng tới xây dựng hệ thống giao thông Hà Nội văn minh, hiện đại.
Hai giải Việc làm - Vì Tình yêu Hà Nội thuộc về “Xây dựng Phố đi bộ khu vực Hồ Gươm của Thành phố Hà Nội” đã tạo ra một không gian tuyệt vời cho du khách và nhân dân Thủ đô vào các ngày cuối tuần và “Xóa quảng cáo rao vặt và làm sạch các con ngõ Hà Nội” của ông Paul George Harding, vì đã truyền cảm hứng mạnh mẽ trong cộng đồng để giữ gìn vẻ đẹp Hà Nội.
Hai giải Tác phẩm thuộc về hai tập tùy bút “Thú lang thang người Hà Nội”, “Thú ăn chơi người Hà Nội” của Nhà văn Băng Sơn; cuốn sách ảnh "Hà Nội dấu yêu" năm 2016 của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo, vì đã lưu giữ những ký ức vô giá về cuộc sống đời thường, bình dị và đầy chất thơ của Hà Nội.
Xem thêm: Vinh danh ý tưởng “vẽ lại” bức tranh giao thông “Vì tình yêu Hà Nội”
Kết quả các giải được trao bao gồm: Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội thuộc về Nhà văn hóa Hữu Ngọc vì những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu, quảng bá "chân dung văn hóa" Hà Nội.
Giải Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội thuộc về Sở Giao thông vận tải Hà Nội với Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”, trong đó có chỉ tiêu đến năm 2030, người dân “đi bộ dưới 500 m là gặp xe công cộng," hướng tới xây dựng hệ thống giao thông Hà Nội văn minh, hiện đại.
Hai giải Việc làm - Vì Tình yêu Hà Nội thuộc về “Xây dựng Phố đi bộ khu vực Hồ Gươm của Thành phố Hà Nội” đã tạo ra một không gian tuyệt vời cho du khách và nhân dân Thủ đô vào các ngày cuối tuần và “Xóa quảng cáo rao vặt và làm sạch các con ngõ Hà Nội” của ông Paul George Harding, vì đã truyền cảm hứng mạnh mẽ trong cộng đồng để giữ gìn vẻ đẹp Hà Nội.
Hai giải Tác phẩm thuộc về hai tập tùy bút “Thú lang thang người Hà Nội”, “Thú ăn chơi người Hà Nội” của Nhà văn Băng Sơn; cuốn sách ảnh "Hà Nội dấu yêu" năm 2016 của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo, vì đã lưu giữ những ký ức vô giá về cuộc sống đời thường, bình dị và đầy chất thơ của Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội cho nhà nghiên cứu Hữu Ngọc. (Ảnh: BTC)
Xem thêm: Vinh danh ý tưởng “vẽ lại” bức tranh giao thông “Vì tình yêu Hà Nội”
Bộ Y tế họp khẩn về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết
Chiều 17/8, Bộ Y tế tổ chức họp khẩn với Sở Y tế Hà Nội về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Theo Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội đã vượt 17.300 ca, 7 trường hợp tử vong. Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết tại Hà Nội hiện có 12 quận ở mức báo động đỏ về dịch sốt xuất huyết, tập trung tới hơn 92% bệnh nhân mắc sốt xuất huyết của toàn thành phố.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, qua công tác phân tích số liệu cho thấy, chỉ số bệnh nhân nặng ở Hà nội cao hơn nhiều so với miền Trung, Miền Nam, lần lượt là 0,6%, 0,3%, 0,23.
Để hạn chế dịch sốt xuất huyết trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, giải pháp quan trọng nhất hiện nay vẫn là truyền thông đi trước một bước. Để công tác phòng chống dịch được tốt, chúng ta phải đẩy mạnh làm tờ rơi, video tuyên truyền hướng dẫn diệt bọ gậy, các biện pháp xua muỗi để người dân thực hiện đúng các biện pháp phòng trừ.”
Xem thêm: Khoảng 10.000 ca mắc mới sốt xuất huyết trong vòng một tuần
Theo Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội đã vượt 17.300 ca, 7 trường hợp tử vong. Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết tại Hà Nội hiện có 12 quận ở mức báo động đỏ về dịch sốt xuất huyết, tập trung tới hơn 92% bệnh nhân mắc sốt xuất huyết của toàn thành phố.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, qua công tác phân tích số liệu cho thấy, chỉ số bệnh nhân nặng ở Hà nội cao hơn nhiều so với miền Trung, Miền Nam, lần lượt là 0,6%, 0,3%, 0,23.
Để hạn chế dịch sốt xuất huyết trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, giải pháp quan trọng nhất hiện nay vẫn là truyền thông đi trước một bước. Để công tác phòng chống dịch được tốt, chúng ta phải đẩy mạnh làm tờ rơi, video tuyên truyền hướng dẫn diệt bọ gậy, các biện pháp xua muỗi để người dân thực hiện đúng các biện pháp phòng trừ.”
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận khám, điều trị hàng trăm bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Xem thêm: Khoảng 10.000 ca mắc mới sốt xuất huyết trong vòng một tuần
Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về tốc độ phát triển du lịch
Trang Telegraph trích một báo cáo mới của Tổ chức Du lịch Thế giới chỉ ra 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới năm 2017, trong đó, Việt Nam đứng thứ 6.
Theo đó, Việt Nam có tốc độ du lịch phát triển nhanh nhất châu Á và không còn xa lạ trên bản đồ du lịch thế giới.
Bảy tháng đầu năm 2017, Việt Nam đón 7,2 triệu lượt khách, tăng gần 29% so với năm ngoái, theo Tổng cục Du lịch. Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay sẽ đón 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 30%.
Xem thêm: Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về tốc độ phát triển du lịch
Theo đó, Việt Nam có tốc độ du lịch phát triển nhanh nhất châu Á và không còn xa lạ trên bản đồ du lịch thế giới.
Bảy tháng đầu năm 2017, Việt Nam đón 7,2 triệu lượt khách, tăng gần 29% so với năm ngoái, theo Tổng cục Du lịch. Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay sẽ đón 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 30%.
Cảnh đẹp Vịnh Hạ Long. (Ảnh: Bảo Anh/Vietnam+)
Xem thêm: Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về tốc độ phát triển du lịch
(TTXVN/Vietnam+)