Vụ xét xử Đoàn Thị Hương: Tòa phán quyết tiếp tục giam giữ
Ngày 16/8, Thẩm phán Azmi Ariffin thuộc Tòa Thượng thẩm Shah Alam (Malaysia) ra phán quyết, hai nữ nghi phạm gồm công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương và công dân Indonesia Siti Aisyah, bị buộc tội sát hại ông Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, sẽ tiếp tục bị giam giữ.
Luật sư của hai nghi phạm được phép đưa ra yêu cầu biện hộ trước chứng cứ của bên khởi tố.
Trong phiên tòa, Thẩm phán Ariffin ra phán quyết rằng bên khởi tố đã đưa ra đủ bằng chứng để vụ án tiếp tục.
Phán quyết này đồng nghĩa với việc bên khởi tố đã cung cấp đủ bằng chứng để hỗ trợ cáo buộc giết người chống lại hai người phụ nữ này.
Trước đó, các công tố viên cho rằng nghi phạm Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah đã thực hiện vụ tấn công có chủ đích, trong khi luật sư của hai nghi phạm cho rằng họ vô tội.
Luật sư của hai nghi phạm được phép đưa ra yêu cầu biện hộ trước chứng cứ của bên khởi tố.
Trong phiên tòa, Thẩm phán Ariffin ra phán quyết rằng bên khởi tố đã đưa ra đủ bằng chứng để vụ án tiếp tục.
Phán quyết này đồng nghĩa với việc bên khởi tố đã cung cấp đủ bằng chứng để hỗ trợ cáo buộc giết người chống lại hai người phụ nữ này.
Trước đó, các công tố viên cho rằng nghi phạm Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah đã thực hiện vụ tấn công có chủ đích, trong khi luật sư của hai nghi phạm cho rằng họ vô tội.
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30
Từ ngày 13 đến 17/8, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” được tổ chức tại Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư khẳng định: Với sự cố gắng nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, công tác đối ngoại của chúng ta trong gần 3 năm qua, đặc biệt là trong năm 2017 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trở thành một điểm sáng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước.
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của ngành Ngoại giao 73 năm qua, đặc biệt đối ngoại đa phương được nâng tầm, Việt Nam tham gia ngày càng tích cực vào quá trình xây dựng, định hình, dẫn dắt các thể chế đa phương ở khu vực, mà đỉnh cao là việc tổ chức thành công Năm APEC 2017, qua đó thúc đẩy lợi ích và nâng cao vị thế của đất nước.
Tán thành với các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra của Hội nghị, Tổng Bí thư nhán mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại, kiểm điểm thật kỹ, rút kinh nghiệm từ những thành tựu đã đạt được để có thể đạt kết quả nhiều hơn, tốt hơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư khẳng định: Với sự cố gắng nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, công tác đối ngoại của chúng ta trong gần 3 năm qua, đặc biệt là trong năm 2017 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trở thành một điểm sáng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước.
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của ngành Ngoại giao 73 năm qua, đặc biệt đối ngoại đa phương được nâng tầm, Việt Nam tham gia ngày càng tích cực vào quá trình xây dựng, định hình, dẫn dắt các thể chế đa phương ở khu vực, mà đỉnh cao là việc tổ chức thành công Năm APEC 2017, qua đó thúc đẩy lợi ích và nâng cao vị thế của đất nước.
Tán thành với các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra của Hội nghị, Tổng Bí thư nhán mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại, kiểm điểm thật kỹ, rút kinh nghiệm từ những thành tựu đã đạt được để có thể đạt kết quả nhiều hơn, tốt hơn.
Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 13/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình làm việc của Phiên họp thứ 26.
Diễn ra từ 8 đến 13/8, tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình đề ra.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về 8 dự án luật, trong đó có 7 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 gồm: dự án Luật Giáo dục (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; dự án Luật Chăn nuôi; dự án Luật Trồng trọt; dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi); dự án Luật Đặc xá (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và dự án luật trình Quốc hội lần đầu là dự án Luật Kiến trúc.
Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016” và cũng đã xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền...
Chủ tịch Quốc hôi đề nghị Chính phủ, thường trực các Ủy ban, thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cũng như các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục hoàn chỉnh các dự án luật và báo cáo giám sát theo kết luận của từng nội dung đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và cho ý kiến, hoàn thành các Nghị quyết đã được thông qua để ký ban hành.
Diễn ra từ 8 đến 13/8, tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình đề ra.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về 8 dự án luật, trong đó có 7 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 gồm: dự án Luật Giáo dục (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; dự án Luật Chăn nuôi; dự án Luật Trồng trọt; dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi); dự án Luật Đặc xá (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và dự án luật trình Quốc hội lần đầu là dự án Luật Kiến trúc.
Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016” và cũng đã xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền...
Chủ tịch Quốc hôi đề nghị Chính phủ, thường trực các Ủy ban, thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cũng như các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục hoàn chỉnh các dự án luật và báo cáo giám sát theo kết luận của từng nội dung đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và cho ý kiến, hoàn thành các Nghị quyết đã được thông qua để ký ban hành.
Dịch giả của ‘Hoàng tử bé’ được trao Huân chương Hiệp sỹ Văn học Pháp
Ngày 16/8, thay mặt Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Cộng hòa Pháp, ông Estiene Rolland Piegue, Tham tán hợp tác và hoạt động văn hóa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã trao Huân chương Hiệp sỹ Văn học và Nghệ thuật của Chính phủ Pháp tặng ông Nguyễn Nhật Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.
Ông Estiene Rolland Piegue cho biết, ông Nguyễn Nhật Anh cùng Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam đã thành công khi mang lại cho văn học thanh thiếu niên một vị trí quan trọng với việc xuất bản sách của Pháp về lứa tuổi thanh thiếu niên như: Bộ truyện "Nhóc Nicolas", "Hoàng tử bé"...
Ông Nguyễn Nhật Anh đã đóng góp trong việc giới thiệu sách, tư tưởng Pháp tại Việt Nam, thúc đẩy sự đa dạng văn hóa, phát triển hợp tác văn hóa giữa hai nước Pháp-Việt.
Huân chương Hiệp sỹ Văn học và Nghệ thuật của Chính phủ Pháp ra đời từ năm 1957, nhằm trao tặng các cá nhân nổi bật nhờ công việc sáng tạo của họ trong lĩnh vực nghệ thuật và đóng góp của họ trong việc tôn vinh nghệ thuật, văn chương Pháp trên khắp thế giới.
Ông Estiene Rolland Piegue cho biết, ông Nguyễn Nhật Anh cùng Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam đã thành công khi mang lại cho văn học thanh thiếu niên một vị trí quan trọng với việc xuất bản sách của Pháp về lứa tuổi thanh thiếu niên như: Bộ truyện "Nhóc Nicolas", "Hoàng tử bé"...
Ông Nguyễn Nhật Anh đã đóng góp trong việc giới thiệu sách, tư tưởng Pháp tại Việt Nam, thúc đẩy sự đa dạng văn hóa, phát triển hợp tác văn hóa giữa hai nước Pháp-Việt.
Huân chương Hiệp sỹ Văn học và Nghệ thuật của Chính phủ Pháp ra đời từ năm 1957, nhằm trao tặng các cá nhân nổi bật nhờ công việc sáng tạo của họ trong lĩnh vực nghệ thuật và đóng góp của họ trong việc tôn vinh nghệ thuật, văn chương Pháp trên khắp thế giới.
Chưa có cơ sở để kết luận về nguồn lây nhiễm HIV ở Phú Thọ
Nghi vấn về khả năng lây nhiễm HIV do sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích do y sĩ T. (Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, Phú Thọ) gây ra, ngày 15/8, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết: Với những thông tin hiện có, chưa thể có cơ sở kết luận về nguồn lây nhiễm HIV tại xã Kim Thượng.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại xã Kim Thượng là năm 2012. Trong những năm gần đây, số người nhiễm HIV mới được phát hiện và số người tử vong do AIDS tại địa bàn xã Kim Thượng ngày càng gia tăng.
Trước tình hình đó, ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đã triển khai nghiên cứu, làm xét nghiệm HIV và phát hiện được 42 người bị nhiễm HIV tại xã này. Trong số người nhiễm HIV được phát hiện, có những người đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
Ngoài ra, từ năm 2015 đến nay, tại đây đã có 5 người tử vong vì AIDS. Như vậy, tình hình dịch HIV ở đây được coi là khá nghiêm trọng, tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn khoảng 2,5 lần so với mức trung bình toàn quốc và cần có biện pháp kiểm soát dịch ngay.
Bộ Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đầu mối, phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan có liên quan của tỉnh Phú Thọ khẩn trương triển khai nghiên cứu khoa học, khách quan để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm HIV cao tại xã Kim Thượng.
Nghiên cứu này cũng cần phải có thời gian vài tháng để thực hiện.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại xã Kim Thượng là năm 2012. Trong những năm gần đây, số người nhiễm HIV mới được phát hiện và số người tử vong do AIDS tại địa bàn xã Kim Thượng ngày càng gia tăng.
Trước tình hình đó, ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đã triển khai nghiên cứu, làm xét nghiệm HIV và phát hiện được 42 người bị nhiễm HIV tại xã này. Trong số người nhiễm HIV được phát hiện, có những người đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
Ngoài ra, từ năm 2015 đến nay, tại đây đã có 5 người tử vong vì AIDS. Như vậy, tình hình dịch HIV ở đây được coi là khá nghiêm trọng, tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn khoảng 2,5 lần so với mức trung bình toàn quốc và cần có biện pháp kiểm soát dịch ngay.
Bộ Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đầu mối, phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan có liên quan của tỉnh Phú Thọ khẩn trương triển khai nghiên cứu khoa học, khách quan để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm HIV cao tại xã Kim Thượng.
Nghiên cứu này cũng cần phải có thời gian vài tháng để thực hiện.
Xuất hiện căn bệnh nguy hiểm đã bị “lãng quên” từ 70 năm trước
Ngày 14/8, phó giáo sư Đỗ Duy Cường - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, các bác sỹ của Khoa đã cứu sống thành công một bệnh nhân mắc bệnh Whitmore trong tình trạng hết sức nguy kịch sau gần 2 tháng nằm viện.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.
Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam.
Phó giáo sư Đỗ Duy Cường cho hay, đây là một trong những ca Whitmore nặng nguy kịch, diễn biến kéo dài nhiều lúc tưởng chừng “bó tay” nhưng cuối cùng đã thành công nhờ sự kiên trì, quyết tâm điều trị và sự phối hợp của rất nhiều chuyên khoa trong bệnh viện.
Từ đầu năm 2018 tới nay, Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khoảng 20 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân được nhập viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa... Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bác sĩ thường chẩn đoán nhầm bệnh Whitmore với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…
Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.
Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam.
Phó giáo sư Đỗ Duy Cường cho hay, đây là một trong những ca Whitmore nặng nguy kịch, diễn biến kéo dài nhiều lúc tưởng chừng “bó tay” nhưng cuối cùng đã thành công nhờ sự kiên trì, quyết tâm điều trị và sự phối hợp của rất nhiều chuyên khoa trong bệnh viện.
Từ đầu năm 2018 tới nay, Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khoảng 20 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân được nhập viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa... Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bác sĩ thường chẩn đoán nhầm bệnh Whitmore với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…
Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng.
(Vietnam+)