Ban Chấp hành Trung ương Đảng công bố quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng và vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại Gia Lai làm 11 người tử vong là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Công bố quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng
Ngày 7/5, ngày làm việc thứ ba Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII làm việc tại Hội trường để xem xét và thi hành kỷ luật cán bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.
Sau khi nghe ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và nghe ông Đinh La Thăng phát biểu ý kiến, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận kỹ, thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy ông Đinh La Thăng, mặc dù có quá trình công tác gần 35 năm, có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và những cơ quan, đơn vị ông giữ cương vị lãnh đạo nhưng trên cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009-2011, ông đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng.
Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII với tỷ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%).
Xem thêm: Công bố quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng
Sau khi nghe ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và nghe ông Đinh La Thăng phát biểu ý kiến, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận kỹ, thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy ông Đinh La Thăng, mặc dù có quá trình công tác gần 35 năm, có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và những cơ quan, đơn vị ông giữ cương vị lãnh đạo nhưng trên cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009-2011, ông đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng.
Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII với tỷ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%).
Xem thêm: Công bố quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng
Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng 6,7%
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ quyết tâm phấn đấu giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay ở mức 6,7% và có đủ cơ sở để đạt được và phải phấn đấu đạt mức tăng trưởng này, tránh ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của đất nước.
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tư, chiều 4/5, đánh giá về kinh tế xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017, Thủ tướng cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu tốt, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh, 43/63 tỉnh thành thu ngân sách đạt trên 32%. Du lịch, FDI có tiến bộ lớn.
Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7%, nhiệm vụ còn lại rất nặng nề đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải rất nỗ lực.
Thủ tướng yêu cầu từng bộ, địa phương phải đưa ra giải pháp cụ thể, có đối sách và giải pháp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn, mở rộng thị trường cả nội địa và xuất khẩu, chú trọng thị trường mới; hỗ trợ công nghiệp chế biến. Trong xuất khẩu chú ý đi vào chính ngạch để kiểm soát và tạo nguồn thu.
Thủ tướng cũng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Nhà nước; tăng cường phân cấp giao quyền để nhanh chóng đưa vốn ra xã hội, không om giữ bất kỳ khoản vốn nào khi đã có chủ trương đầu tư.
Xem thêm: Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng 6,7%
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tư, chiều 4/5, đánh giá về kinh tế xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017, Thủ tướng cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu tốt, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh, 43/63 tỉnh thành thu ngân sách đạt trên 32%. Du lịch, FDI có tiến bộ lớn.
Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7%, nhiệm vụ còn lại rất nặng nề đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải rất nỗ lực.
Thủ tướng yêu cầu từng bộ, địa phương phải đưa ra giải pháp cụ thể, có đối sách và giải pháp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn, mở rộng thị trường cả nội địa và xuất khẩu, chú trọng thị trường mới; hỗ trợ công nghiệp chế biến. Trong xuất khẩu chú ý đi vào chính ngạch để kiểm soát và tạo nguồn thu.
Thủ tướng cũng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Nhà nước; tăng cường phân cấp giao quyền để nhanh chóng đưa vốn ra xã hội, không om giữ bất kỳ khoản vốn nào khi đã có chủ trương đầu tư.
Xem thêm: Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng 6,7%
Kiên quyết phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc mới đây Trung Quốc tự ban hành quy chế cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1/5 đến 16/8/2017, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quyết định đơn phương này của Trung Quốc vì đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên các vùng biển của mình; vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, không phù hợp với xu thế phát triển của quan hệ hai nước trong bối cảnh hiện nay, không có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.”
Xem thêm: Kiên quyết phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quyết định đơn phương này của Trung Quốc vì đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên các vùng biển của mình; vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, không phù hợp với xu thế phát triển của quan hệ hai nước trong bối cảnh hiện nay, không có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.”
Xem thêm: Kiên quyết phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Thủ tướng yêu cầu có giải pháp căn cơ để ổn định ngành chăn nuôi
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra tối 4/5, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng đã họp bàn và yêu cầu các bộ ngành có giải pháp căn cơ để ổn định ngành chăn nuôi.
Theo Bộ trưởng, nghịch lý giá thịt lợn liên tục xuống thấp trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người chăn nuôi và đây cũng là một tồn tại trong việc kiểm soát thị trường.
Do vậy, để ổn định cuộc sống người chăn nuôi, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ ngành chức năng có giải pháp để hạ giá thành sản xuất, tăng cường chế biến và quan trọng hơn là điều chỉnh cơ cấu ngành chăn nuôi đồng thời không được để xảy ra những trường hợp tương tự.
Thông tin thêm, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này sẽ tập trung giải quyết tốt quan hệ cung-cầu đồng thời rà soát để đảm bảo tổng đàn và qui mô đàn có cơ cấu hợp lý, nâng cao An toàn vệ sinh thực phẩm và tổ chức liên kết theo chuỗi.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp sẽ tập trung giám sát việc thực hiện phát triển chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành và chế biến các sản phẩm chăn nuôi để tăng sức mua trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu...
Trước đó, giá thịt lợn hơi liên tục xuống thấp, có thời điểm chỉ còn 34.000-35.000 đồng/kg, thậm chí xuống còn 15.000 đồng/kg, trong khi giá tại các siêu thị vẫn ở mức rất cao, có nơi lên đến 80.000-100.000 đồng/kg. Trước thực tế trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức cuộc họp khẩn để kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội cùng đồng hành, hỗ trợ “cứu” người chăn nuôi.
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu có giải pháp căn cơ để ổn định ngành chăn nuôi
Theo Bộ trưởng, nghịch lý giá thịt lợn liên tục xuống thấp trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người chăn nuôi và đây cũng là một tồn tại trong việc kiểm soát thị trường.
Do vậy, để ổn định cuộc sống người chăn nuôi, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ ngành chức năng có giải pháp để hạ giá thành sản xuất, tăng cường chế biến và quan trọng hơn là điều chỉnh cơ cấu ngành chăn nuôi đồng thời không được để xảy ra những trường hợp tương tự.
Thông tin thêm, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này sẽ tập trung giải quyết tốt quan hệ cung-cầu đồng thời rà soát để đảm bảo tổng đàn và qui mô đàn có cơ cấu hợp lý, nâng cao An toàn vệ sinh thực phẩm và tổ chức liên kết theo chuỗi.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp sẽ tập trung giám sát việc thực hiện phát triển chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành và chế biến các sản phẩm chăn nuôi để tăng sức mua trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu...
Trước đó, giá thịt lợn hơi liên tục xuống thấp, có thời điểm chỉ còn 34.000-35.000 đồng/kg, thậm chí xuống còn 15.000 đồng/kg, trong khi giá tại các siêu thị vẫn ở mức rất cao, có nơi lên đến 80.000-100.000 đồng/kg. Trước thực tế trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức cuộc họp khẩn để kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội cùng đồng hành, hỗ trợ “cứu” người chăn nuôi.
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu có giải pháp căn cơ để ổn định ngành chăn nuôi
Thị trường bất động sản sôi động nhờ phân khúc nhà ở bình dân
Giao dịch bất động sản trong quý 2/2017 đã tốt hơn hẳn quý 1 bởi không vấp vào thời gian nghỉ Tết kéo dài. Phân khúc trung bình tạo sự sôi động cho thị trường và đây cũng chính là xu hướng của năm.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định các chủ đầu tư có thương hiệu như Vingroup, Eurowindow... sắp tới sẽ tung ra thị trường một lượng lớn các sản phẩm nhà ở phân khúc trung bình. Đây là phân khúc mà thị trường có nhu cầu lớn. Vì vậy, thị trường được dự báo sẽ sôi động thêm nhờ phân khúc này và lượng bán kỳ vọng tiếp tục đạt cao cho đến cuối năm, tăng trưởng cả 2 xu hướng mua đầu tư và để ở.
Nhà ở hạng tiêu chuẩn sẽ có điều kiện phát triển xứng với tiềm năng của phân khúc này. Cùng với đó, nhà ở xã hội sẽ được tạo điều kiện phát triển do có sự vào cuộc của Chính phủ, các tổ chức và các doanh nghiệp.
Tại Hà Nội, nếu trong quý 1 có khoảng hơn 9.000 căn hộ được mở bán từ 35 dự án trên toàn thành phố thì phân khúc trung cấp chiếm lĩnh tới 62% nguồn cung mới. Con số này cho thấy nguồn cung cũng được cải thiện hơn so với các quý trước đó, giúp nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn.
Trong các tháng còn lại của năm, lượng nhà ở hoàn thành mới tại Hà Nội dự kiến đạt hơn 30.000 căn, với 50% là phân khúc nhà trung cấp. Khu vực phía Tây và Tây Nam Thủ đô dự kiến vẫn tiếp tục “thống lĩnh” nguồn cung.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến cuối năm, nguồn cung căn hộ có thể đạt khoảng 9000-12.000 căn/quý. Điểm tương đồng với Hà Nội là phân khúc trung bình cũng sẽ chiếm lĩnh thị trường.
Xem thêm: Thị trường bất động sản sôi động nhờ phân khúc nhà ở bình dân
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định các chủ đầu tư có thương hiệu như Vingroup, Eurowindow... sắp tới sẽ tung ra thị trường một lượng lớn các sản phẩm nhà ở phân khúc trung bình. Đây là phân khúc mà thị trường có nhu cầu lớn. Vì vậy, thị trường được dự báo sẽ sôi động thêm nhờ phân khúc này và lượng bán kỳ vọng tiếp tục đạt cao cho đến cuối năm, tăng trưởng cả 2 xu hướng mua đầu tư và để ở.
Nhà ở hạng tiêu chuẩn sẽ có điều kiện phát triển xứng với tiềm năng của phân khúc này. Cùng với đó, nhà ở xã hội sẽ được tạo điều kiện phát triển do có sự vào cuộc của Chính phủ, các tổ chức và các doanh nghiệp.
Tại Hà Nội, nếu trong quý 1 có khoảng hơn 9.000 căn hộ được mở bán từ 35 dự án trên toàn thành phố thì phân khúc trung cấp chiếm lĩnh tới 62% nguồn cung mới. Con số này cho thấy nguồn cung cũng được cải thiện hơn so với các quý trước đó, giúp nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn.
Trong các tháng còn lại của năm, lượng nhà ở hoàn thành mới tại Hà Nội dự kiến đạt hơn 30.000 căn, với 50% là phân khúc nhà trung cấp. Khu vực phía Tây và Tây Nam Thủ đô dự kiến vẫn tiếp tục “thống lĩnh” nguồn cung.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến cuối năm, nguồn cung căn hộ có thể đạt khoảng 9000-12.000 căn/quý. Điểm tương đồng với Hà Nội là phân khúc trung bình cũng sẽ chiếm lĩnh thị trường.
Xem thêm: Thị trường bất động sản sôi động nhờ phân khúc nhà ở bình dân
Thủ tướng phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ năm 2017
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2017.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2017 là 342.060 tỷ đồng, gồm vay trong nước 243.300 tỷ đồng và vay ODA, ưu đãi nước ngoài 98.760 tỷ đồng, trong đó vay cho cân đối ngân sách Nhà nước 316.300 tỷ đồng (vay để bù đắp bội chi là 172.300 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc 144.000 tỷ đồng); vay về cho vay lại 25.760 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2017 là 260.150 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2017 là 242.900 tỷ đồng; trả nợ của các dự án cho vay lại là 17.250 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2017, bao gồm hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tối đa 9.250 tỷ đồng; hạn mức bảo lãnh vay trong nước (rút vốn ròng) được Chính phủ bảo lãnh của các dự án trọng điểm quốc gia tối đa là 8.000 tỷ đồng; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 700 triệu USD; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả tối đa là 5.500 triệu USD; hạn mức vay của chính quyền địa phương tối đa là 23.857 tỷ đồng.
Xem thêm: Thủ tướng phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ năm 2017
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2017 là 342.060 tỷ đồng, gồm vay trong nước 243.300 tỷ đồng và vay ODA, ưu đãi nước ngoài 98.760 tỷ đồng, trong đó vay cho cân đối ngân sách Nhà nước 316.300 tỷ đồng (vay để bù đắp bội chi là 172.300 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc 144.000 tỷ đồng); vay về cho vay lại 25.760 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2017 là 260.150 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2017 là 242.900 tỷ đồng; trả nợ của các dự án cho vay lại là 17.250 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2017, bao gồm hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tối đa 9.250 tỷ đồng; hạn mức bảo lãnh vay trong nước (rút vốn ròng) được Chính phủ bảo lãnh của các dự án trọng điểm quốc gia tối đa là 8.000 tỷ đồng; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 700 triệu USD; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả tối đa là 5.500 triệu USD; hạn mức vay của chính quyền địa phương tối đa là 23.857 tỷ đồng.
Xem thêm: Thủ tướng phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ năm 2017
Xe tải chạy ngược chiều gây tai nạn thảm khốc khiến 11 người tử vong
Khoảng 4 giờ 30 ngày 7/5, tại Km 1632+100 Quốc lộ 14, đoạn qua thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 11 người chết và 23 người bị thương.
Vào thời điểm trên, xe khách giường nằm mang biển kiểm soát 18B-01832 (chưa rõ danh tính tài xế) chạy hướng Đắk Lắk đi Gia Lai đã đâm trực diện vào xe tải biển kiểm soát 77C-13937 (chưa rõ danh tính tài xế) đi theo hướng ngược lại.
Cú va chạm mạnh khiến cả 2 xe bị biến dạng, xe tải bị lật úp và biến dạng hoàn toàn, nhiều hành khách trên xe khách bị hất văng ra ngoài.
Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn đã làm 10 người chết tại chỗ, trong đó có tài xế xe khách 18B-01832, 1 nạn nhân khác tử vong tại bệnh viện và 23 người khác được đưa đi cấp cứu, trong đó có nhiều người bị thương nặng.
Nguyên nhân ban đầu được các cơ quan chức năng xác định do xe tải mang biển kiểm soát 77C-13937 chạy ngược chiều và gây ra tai nạn.
Xem thêm: Xe tải chạy ngược chiều gây tai nạn thảm khốc khiến 11 người tử vong
Vào thời điểm trên, xe khách giường nằm mang biển kiểm soát 18B-01832 (chưa rõ danh tính tài xế) chạy hướng Đắk Lắk đi Gia Lai đã đâm trực diện vào xe tải biển kiểm soát 77C-13937 (chưa rõ danh tính tài xế) đi theo hướng ngược lại.
Cú va chạm mạnh khiến cả 2 xe bị biến dạng, xe tải bị lật úp và biến dạng hoàn toàn, nhiều hành khách trên xe khách bị hất văng ra ngoài.
Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn đã làm 10 người chết tại chỗ, trong đó có tài xế xe khách 18B-01832, 1 nạn nhân khác tử vong tại bệnh viện và 23 người khác được đưa đi cấp cứu, trong đó có nhiều người bị thương nặng.
Nguyên nhân ban đầu được các cơ quan chức năng xác định do xe tải mang biển kiểm soát 77C-13937 chạy ngược chiều và gây ra tai nạn.
Xem thêm: Xe tải chạy ngược chiều gây tai nạn thảm khốc khiến 11 người tử vong
Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh, đã có 8 người tử vong
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 20.947 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 8 ca tử vong.
Đáng chú ý, số ca mắc đang có xu hướng tăng nhanh kể từ đầu tháng Tư đến nay. Nếu như ba tháng trước đó, bình quân mỗi tháng cả nước ghi nhận khoảng hơn 4.000 ca mắc bệnh thì riêng tháng Tư vừa qua ghi nhận gần 6.900 trường hợp mắc bệnh, trong đó có hai ca tử vong.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2017 đến nay, thành phố đã ghi nhận gần 500 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2016. Các trường hợp mắc phân bố rải rác ở 25 quận/huyện và 164 xã/phường.
Bộ Y tế khuyến cáo để tích cực phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, người dân phải đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hằng tuần, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy.
Để phòng bệnh hiệu quả, người dân nên mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.../.
hân viên y tế và cán bộ tổ dân phố tuyên truyền cho người dân vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh, đã có 8 người tử vong
Đáng chú ý, số ca mắc đang có xu hướng tăng nhanh kể từ đầu tháng Tư đến nay. Nếu như ba tháng trước đó, bình quân mỗi tháng cả nước ghi nhận khoảng hơn 4.000 ca mắc bệnh thì riêng tháng Tư vừa qua ghi nhận gần 6.900 trường hợp mắc bệnh, trong đó có hai ca tử vong.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2017 đến nay, thành phố đã ghi nhận gần 500 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2016. Các trường hợp mắc phân bố rải rác ở 25 quận/huyện và 164 xã/phường.
Bộ Y tế khuyến cáo để tích cực phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, người dân phải đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hằng tuần, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy.
Để phòng bệnh hiệu quả, người dân nên mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.../.
Xem thêm: Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh, đã có 8 người tử vong
Khách du lịch tăng mạnh trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Sở Du lịch Hà Nội cho biết, từ ngày 29/4-2/5, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 289.480 lượt khách, tăng 11% so cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong dịp nghỉ lễ này, tỉnh Điện Biên đã đón hàng chục nghìn lượt khách, trong đó riêng hai ngày 29 và 30/4 có hơn 20.000 lượt khách tham quan tại các điểm di tích thuộc Chiến trường Điện Biên Phủ.
Lượng khách du lịch đến tỉnh Lào Cai trong bốn ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 ước đạt gần 100.000 lượt người, khách quốc tế đạt hơn 8.000 lượt. Riêng thị trấn Sa Pa đón khoảng 74.000 lượt khách, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.
Tại Hải Phòng đã có khoảng 350.000 du khách đến với Đồ Sơn. Trong dịp này, Liên hoan du lịch "Đồ Sơn - Điểm hẹn du lịch 2017" được khai mạc, mở đầu cho mùa du lịch biển Hải Phòng năm 2017.
Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã đón 420.000 lượt khách trong bốn ngày nghỉ lễ vừa qua, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2016.
Đã có hàng chục nghìn khách du lịch đến nghỉ dưỡng và tắm biển, thưởng thức hải sản tại các bãi biển Cửa Lò (Nghệ An); Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Thạch Bằng (Hà Tĩnh); Nhật Lệ, Bảo Ninh (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị).
Tại Thừa Thiên-Huế, dịp lễ này, đã có 280.000 lượt khách du lịch đăng ký phòng và mua tour du lịch đến Huế; trong đó có 68.000 lượt khách nước ngoài, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong dịp này, tỉnh đã tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2017 với nhiều hoạt động, thu hút khách.
Tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà Nẵng đạt 311.334 lượt, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2016. Lượng khách tăng do kỳ nghỉ lễ cũng là thời điểm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017.
Xem thêm: Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng đột biến
Cũng trong dịp nghỉ lễ này, tỉnh Điện Biên đã đón hàng chục nghìn lượt khách, trong đó riêng hai ngày 29 và 30/4 có hơn 20.000 lượt khách tham quan tại các điểm di tích thuộc Chiến trường Điện Biên Phủ.
Lượng khách du lịch đến tỉnh Lào Cai trong bốn ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 ước đạt gần 100.000 lượt người, khách quốc tế đạt hơn 8.000 lượt. Riêng thị trấn Sa Pa đón khoảng 74.000 lượt khách, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.
Tại Hải Phòng đã có khoảng 350.000 du khách đến với Đồ Sơn. Trong dịp này, Liên hoan du lịch "Đồ Sơn - Điểm hẹn du lịch 2017" được khai mạc, mở đầu cho mùa du lịch biển Hải Phòng năm 2017.
Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã đón 420.000 lượt khách trong bốn ngày nghỉ lễ vừa qua, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2016.
Đã có hàng chục nghìn khách du lịch đến nghỉ dưỡng và tắm biển, thưởng thức hải sản tại các bãi biển Cửa Lò (Nghệ An); Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Thạch Bằng (Hà Tĩnh); Nhật Lệ, Bảo Ninh (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị).
Tại Thừa Thiên-Huế, dịp lễ này, đã có 280.000 lượt khách du lịch đăng ký phòng và mua tour du lịch đến Huế; trong đó có 68.000 lượt khách nước ngoài, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong dịp này, tỉnh đã tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2017 với nhiều hoạt động, thu hút khách.
Tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà Nẵng đạt 311.334 lượt, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2016. Lượng khách tăng do kỳ nghỉ lễ cũng là thời điểm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017.
Xem thêm: Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng đột biến
Tháng Năm: Nắng nóng xen kẽ với các đợt không khí lạnh
Nhận định về diễn biến xu thế thời tiết trong tháng Năm, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, trong tháng này ở khu vực miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của 2-3 đợt không khí lạnh tập trung vào thời kỳ nửa đầu tháng, nhưng tác động của không khí lạnh chủ yếu gây mưa rào và dông trên diện rộng, nhiệt độ giảm ở ngưỡng trời mát ở các tỉnh miền Bắc.
Ngoài ra xen kẽ những đợt không khí lạnh, trong tháng Năm có khả năng xuất hiện khoảng 1-2 đợt nắng nóng, song cường độ không gay gắt và không kéo dài.
Nắng nóng có khả năng xảy ra tập trung ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng có khả năng sẽ xuất hiện các đợt mưa chuyển mùa và sẽ gia tăng số ngày có mưa trên khu vực.
Đặc biệt, tháng Năm là thời điểm chuyển từ mùa Xuân sang mùa Hè, do vậy trên phạm vi toàn quốc cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra trên phạm vi hẹp như tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh trong cơn dông.
Xem thêm: Tháng Năm: Nắng nóng xen kẽ với các đợt không khí lạnh
Ngoài ra xen kẽ những đợt không khí lạnh, trong tháng Năm có khả năng xuất hiện khoảng 1-2 đợt nắng nóng, song cường độ không gay gắt và không kéo dài.
Nắng nóng có khả năng xảy ra tập trung ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng có khả năng sẽ xuất hiện các đợt mưa chuyển mùa và sẽ gia tăng số ngày có mưa trên khu vực.
Đặc biệt, tháng Năm là thời điểm chuyển từ mùa Xuân sang mùa Hè, do vậy trên phạm vi toàn quốc cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra trên phạm vi hẹp như tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh trong cơn dông.
Xem thêm: Tháng Năm: Nắng nóng xen kẽ với các đợt không khí lạnh
(TTXVN/Vietnam+)