Tổng thống Syria bí mật tới Nga hội đàm với ông Putin
Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 20/10 đã bất ngờ có chuyến viếng thăm điện Kremlin ngay trong đêm để hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Hai nhà lãnh đạo có có cuộc trao đổi khá dài, trong đó đề cập tới chiến dịch không kích của Nga tại Syria, nhằm vào các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và các nhóm khủng bố.
Hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh rằng các chiến dịch quân sự ở Syria phải được nối tiếp bằng những bước đi chính trị nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này.
Ông Assad đã bày tỏ sự cảm ơn đối với ban lãnh đạo và nhân dân Nga vì sự hỗ trợ dành cho Syria, đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của "những biện pháp chính trị tiếp theo."
Xem thêm tại đây: Vì sao ông Assad bí mật tới Nga mà Mỹ không hề hay biết?
Hai nhà lãnh đạo có có cuộc trao đổi khá dài, trong đó đề cập tới chiến dịch không kích của Nga tại Syria, nhằm vào các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và các nhóm khủng bố.
Hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh rằng các chiến dịch quân sự ở Syria phải được nối tiếp bằng những bước đi chính trị nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này.
Ông Assad đã bày tỏ sự cảm ơn đối với ban lãnh đạo và nhân dân Nga vì sự hỗ trợ dành cho Syria, đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của "những biện pháp chính trị tiếp theo."
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Syria Bashar al-Assad (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Vì sao ông Assad bí mật tới Nga mà Mỹ không hề hay biết?
Kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hợp quốc
Ngày 24/10/2015 đánh dấu tròn 70 năm thành lập của Liên hợp quốc - tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh.
Nhân sự kiện này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một tuyên bố, trong đó tái khẳng định lời cam kết của 193 nước thành viên cũng như quyết tâm của Liên hợp quốc trong nỗ lực "cứu vớt những thế hệ kế tiếp khỏi tai họa chiến tranh."
Vào ngày kỷ niệm Liên hợp quốc tròn 70 năm tuổi, tòa nhà trụ sở Liên hợp quốc ở New York và hơn 300 địa danh nổi tiếng của hơn 70 quốc gia trên thế giới từ Kim tự tháp ở Ai Cập, Nhà hát Opera ở Sydney (Australia), tháp nghiêng Pisa ở Italy, tháp Tokyo ở Nhật Bản tới tháp Eiffel ở Paris và tòa nhà Empire State ở New York cùng được thắp sáng màu xanh - màu cờ của Liên hợp quốc và là biểu tượng của niềm hy vọng.
Ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc chính thức ra đời khi Hiến chương Liên hợp quốc đầu tiên có hiệu lực. Theo tôn chỉ của Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập Liên hợp quốc thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững. Kể từ năm 1948, ngày 24/10 hàng năm được lấy làm ngày kỷ niệm thành lập Liên hợp quốc.
Xem thêm tại đây: Liên hợp quốc tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập
Nhân sự kiện này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một tuyên bố, trong đó tái khẳng định lời cam kết của 193 nước thành viên cũng như quyết tâm của Liên hợp quốc trong nỗ lực "cứu vớt những thế hệ kế tiếp khỏi tai họa chiến tranh."
Vào ngày kỷ niệm Liên hợp quốc tròn 70 năm tuổi, tòa nhà trụ sở Liên hợp quốc ở New York và hơn 300 địa danh nổi tiếng của hơn 70 quốc gia trên thế giới từ Kim tự tháp ở Ai Cập, Nhà hát Opera ở Sydney (Australia), tháp nghiêng Pisa ở Italy, tháp Tokyo ở Nhật Bản tới tháp Eiffel ở Paris và tòa nhà Empire State ở New York cùng được thắp sáng màu xanh - màu cờ của Liên hợp quốc và là biểu tượng của niềm hy vọng.
Ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc chính thức ra đời khi Hiến chương Liên hợp quốc đầu tiên có hiệu lực. Theo tôn chỉ của Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập Liên hợp quốc thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững. Kể từ năm 1948, ngày 24/10 hàng năm được lấy làm ngày kỷ niệm thành lập Liên hợp quốc.
Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) thắp đèn màu xanh nhân kỷ niệm 70 năm thành lập. (Nguồn: THX/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Liên hợp quốc tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập
Thỏa thuận hạt nhân Iran chính thức có hiệu lực
Ngày 19/10, thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và Nhóm P5+1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) chính thức có hiệu lực, sau 90 ngày kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết chấp thuận thỏa thuận có tên gọi “Kế hoạch hành động toàn diện chung” (JCPOA).
Đây là một dấu mốc mới trong chương trình hạt nhân của Iran và là bước ngoặt trong quan hệ giữa Tehran với các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Trong một bước đi được thông báo là “theo thời gian biểu của thỏa thuận, chứ không phải bởi các hành động của Iran,” Tổng thống Mỹ Barack Obama và EU đã thông qua khuôn khổ pháp lý cho việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran, mặc dù quyết định này sẽ chỉ có hiệu lực sau khi Tehran thực thi các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được hồi tháng Bảy vừa qua.
Ngay sau khi Mỹ và EU tuyên bố thông qua khuôn khổ pháp lý cho việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran, Tehran đã thông báo với IAEA rằng nước này sẽ hoàn tất cam kết theo thỏa thuận để thực thi Nghị định thư Bổ sung cho Thỏa thuận Bảo vệ Toàn diện, cho phép các thanh tra hạt nhân của LHQ được tiếp cận hơn nữa các cơ sở hạt nhân của Iran.
Xem thêm tại đây: Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân
Đây là một dấu mốc mới trong chương trình hạt nhân của Iran và là bước ngoặt trong quan hệ giữa Tehran với các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Trong một bước đi được thông báo là “theo thời gian biểu của thỏa thuận, chứ không phải bởi các hành động của Iran,” Tổng thống Mỹ Barack Obama và EU đã thông qua khuôn khổ pháp lý cho việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran, mặc dù quyết định này sẽ chỉ có hiệu lực sau khi Tehran thực thi các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được hồi tháng Bảy vừa qua.
Ngay sau khi Mỹ và EU tuyên bố thông qua khuôn khổ pháp lý cho việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran, Tehran đã thông báo với IAEA rằng nước này sẽ hoàn tất cam kết theo thỏa thuận để thực thi Nghị định thư Bổ sung cho Thỏa thuận Bảo vệ Toàn diện, cho phép các thanh tra hạt nhân của LHQ được tiếp cận hơn nữa các cơ sở hạt nhân của Iran.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Seyed Abbas Araqchi (thứ hai, phải), và Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề chính trị EU Helga Schmid (thứ hai, trái) tại cuộc họp về thực thi thỏa thuận hạt nhân Iran. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân
Vì Tình yêu Ai Cập chiến thắng vang dội tại cuộc Bầu cử Quốc hội giai đoạn 1
Ngày 21/10, các kết quả bầu cử giai đoạn 1 do Ủy ban Bầu cử tối cao Ai Cập (HEC) công bố cho thấy liên minh "Vì Tình yêu Ai Cập" (FLE) ủng hộ đương kim Tổng thống Abdel-Fattah Al-Sisi đã chiến thắng vang dội khi giành trọn vẹn 60 ghế phân bổ cho các đảng tranh cử, bao gồm 45 ghế tại tỉnh Giza và Thượng Ai Cập cùng 15 ghế tại khu vực Tây Lưu vực sông Nile.
Trong khi đó, đảng Nour - đảng Hồi giáo duy nhất tham gia chạy đua vào Quốc hội - thất bại hoàn toàn khi không giành được ghế nào.
Cuộc bầu cử tại Ai Cập lần này được tiến hành theo hai giai đoạn từ ngày 17/10-2/12, nhằm bầu chọn 596 thành viên trong Quốc hội khóa mới, trong đó 448 ghế dành cho các ứng cử viên độc lập, 120 ghế phân bổ cho các ứng viên theo danh sách các đảng và 28 ghế còn lại do Tổng thống chỉ định.
Giai đoạn 1 diễn ra tại 14/27 tỉnh trong hai ngày 18-19/10 và giai đoạn 2 diễn ra tại 13 tỉnh trong hai ngày 22-23/11.
Xem thêm tại đây: Bầu cử Quốc hội Ai Cập: Liên minh FLE giành trọn vẹn 60 ghế
Trong khi đó, đảng Nour - đảng Hồi giáo duy nhất tham gia chạy đua vào Quốc hội - thất bại hoàn toàn khi không giành được ghế nào.
Cuộc bầu cử tại Ai Cập lần này được tiến hành theo hai giai đoạn từ ngày 17/10-2/12, nhằm bầu chọn 596 thành viên trong Quốc hội khóa mới, trong đó 448 ghế dành cho các ứng cử viên độc lập, 120 ghế phân bổ cho các ứng viên theo danh sách các đảng và 28 ghế còn lại do Tổng thống chỉ định.
Giai đoạn 1 diễn ra tại 14/27 tỉnh trong hai ngày 18-19/10 và giai đoạn 2 diễn ra tại 13 tỉnh trong hai ngày 22-23/11.
Nhân viên Ủy ban bầu cử Ai Cập kiểm phiếu tại Giza, thủ đô Cairo. (Nguồn: THX/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Bầu cử Quốc hội Ai Cập: Liên minh FLE giành trọn vẹn 60 ghế
Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức đoàn tụ các gia đình bị ly tán
Sáng 20/10, một nhóm khoảng 390 người Hàn Quốc thuộc 96 gia đình đã lên đường sang Triều Tiên để đoàn tụ với thân nhân của họ vốn bị ly tán trong suốt hơn 60 năm qua do cuộc Chiến tranh Triều Tiên.
Những người này đã tới khu nghỉ dưỡng ở núi Kumgang nằm trên bờ biển phía Đông của Triều Tiên và gặp gỡ người thân trong ba ngày.
Sau vòng đoàn tụ thứ nhất là vòng thứ hai với sự tham gia của khoảng 250 người từ phía Hàn Quốc thuộc 90 gia đình trong thời gian từ 24-26/10.
Đây là kết quả của một thỏa thuận giữa hai miền Triều Tiên đạt được vào ngày 25/8 về việc làm dịu căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên và nối lại các đợt đoàn tụ gia đình. Đợt đoàn tụ gia đình bị ly tán trong chiến tranh được tổ chức gần đây nhất là vào tháng 2/2014.
Xem thêm tại đây: Hàn Quốc sẽ hội đàm với Triều Tiên sau đợt đoàn tụ gia đình ly tán
Những người này đã tới khu nghỉ dưỡng ở núi Kumgang nằm trên bờ biển phía Đông của Triều Tiên và gặp gỡ người thân trong ba ngày.
Sau vòng đoàn tụ thứ nhất là vòng thứ hai với sự tham gia của khoảng 250 người từ phía Hàn Quốc thuộc 90 gia đình trong thời gian từ 24-26/10.
Đây là kết quả của một thỏa thuận giữa hai miền Triều Tiên đạt được vào ngày 25/8 về việc làm dịu căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên và nối lại các đợt đoàn tụ gia đình. Đợt đoàn tụ gia đình bị ly tán trong chiến tranh được tổ chức gần đây nhất là vào tháng 2/2014.
Cảnh chia tay đầy xúc động sau các cuộc đoàn tụ những gia đình bị ly tán do chiến tranh tại khu nghỉ dưỡng trên núi Kumgang. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Hàn Quốc sẽ hội đàm với Triều Tiên sau đợt đoàn tụ gia đình ly tán
Mỹ hỗ trợ chiến dịch giải cứu 70 con tin sắp bị IS hành quyết
Với sự hỗ trợ của đặc nhiệm Mỹ, lực lượng người Kurd tại Iraq đã thực hiện thành công chiến dịch giải cứu khoảng 70 con tin bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bắt giữ và chuẩn bị hành quyết.
Các trực thăng cùng lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã phối hợp với lực lượng người Kurd tại Iraq tấn công vào vị trí có các con tin bị giam giữ gần Hawijah, Iraq.
Năm tay súng IS đã bị bắt giữ và một số tay súng khác bị tiêu diệt. Một quân nhân Mỹ đã thiệt mạng do bị thương sau khi trúng hỏa lực của IS.
Theo Lầu Năm Góc, đây là binh sỹ đầu tiên của Mỹ thiệt mạng kể từ khi liên quân do Mỹ đứng đầu phát động chiến dịch không kích chống IS ở Iraq vào tháng 6/2014.
Xem thêm tại đây: Tiết lộ về đặc nhiệm Mỹ đầu tiên tử trận khi chiến đấu với IS
Các trực thăng cùng lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã phối hợp với lực lượng người Kurd tại Iraq tấn công vào vị trí có các con tin bị giam giữ gần Hawijah, Iraq.
Năm tay súng IS đã bị bắt giữ và một số tay súng khác bị tiêu diệt. Một quân nhân Mỹ đã thiệt mạng do bị thương sau khi trúng hỏa lực của IS.
Theo Lầu Năm Góc, đây là binh sỹ đầu tiên của Mỹ thiệt mạng kể từ khi liên quân do Mỹ đứng đầu phát động chiến dịch không kích chống IS ở Iraq vào tháng 6/2014.
Một vụ hành quyết của IS. (Nguồn: presstv.ir)
Xem thêm tại đây: Tiết lộ về đặc nhiệm Mỹ đầu tiên tử trận khi chiến đấu với IS
Thủ tướng Anh bổ nhiệm tỷ phú Jack Ma vào nhóm cố vấn thương mại
Thủ tướng Anh David Cameron đã bổ nhiệm ông Jack Ma, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc vào ban cố vấn thương mại của mình.
Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm chuyến thăm chính thức bốn ngày tại Anh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Jack Ma, một trong những doanh nhân thành đạt nhất Trung Quốc, được xem là người giàu thứ hai ở nước này với tài sản 23 tỷ USD. Ngoài ra, cùng với doanh nhân Trung Quốc tham gia nhóm cố vấn gồm 19 thành viên này còn có các giám đốc điều hành uy tín khác như Bob Dudley của Tập đoàn năng lượng BP, Nigel Wilson của hãng bảo hiểm và đầu tư Legal & General, Carolyn McCall của hãng hàng không giá rẻ EasyJet và Jayne-Anne Ghadia của tập đoàn dịch vụ tài chính Virgin Money.
Chuyến thăm lần này tới Anh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh dấu "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ Trung Quốc-Anh, với việc hai nước sẽ ký một loạt thỏa thuận thương mại lớn, bao gồm cả thỏa thuận cho doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point của Anh.
Xem thêm tại đây: Thủ tướng Anh bổ nhiệm tỷ phú Jack Ma vào nhóm cố vấn thương mại
Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm chuyến thăm chính thức bốn ngày tại Anh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Jack Ma, một trong những doanh nhân thành đạt nhất Trung Quốc, được xem là người giàu thứ hai ở nước này với tài sản 23 tỷ USD. Ngoài ra, cùng với doanh nhân Trung Quốc tham gia nhóm cố vấn gồm 19 thành viên này còn có các giám đốc điều hành uy tín khác như Bob Dudley của Tập đoàn năng lượng BP, Nigel Wilson của hãng bảo hiểm và đầu tư Legal & General, Carolyn McCall của hãng hàng không giá rẻ EasyJet và Jayne-Anne Ghadia của tập đoàn dịch vụ tài chính Virgin Money.
Chuyến thăm lần này tới Anh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh dấu "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ Trung Quốc-Anh, với việc hai nước sẽ ký một loạt thỏa thuận thương mại lớn, bao gồm cả thỏa thuận cho doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point của Anh.
Tỷ phủ Trung Quốc Jack Ma. (Nguồn: Reuters)
Xem thêm tại đây: Thủ tướng Anh bổ nhiệm tỷ phú Jack Ma vào nhóm cố vấn thương mại
Ai Cập xem xét xây tuyến hàng hải sông Nile trị giá hơn 10 tỷ USD
Ai Cập sẽ nghiên cứu dự án xây dựng tuyến hàng hải kết nối các quốc gia thuộc lưu vực sông Nile, từ Alexandria ở phía Bắc Ai Cập tới Hồ Victoria ở phía Nam.
Chính phủ Ai Cập sẽ cho phép một tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm nghiên cứu tính khả thi dự án thiết lập tuyến hàng hải trên sông Nile nói trên.
Trước đó, Ban Chỉ đạo châu Phi về dự án hàng hải sông Nile đã thông qua các nghiên cứu tiền khả thi do Ai Cập thực hiện. Ngân hàng Phát triển châu Phi sẽ cấp khoản vay 750.000 euro (khoảng 831.000 USD) cho dự án nghiên cứu khả thi giai đoạn I.
Với tổng vốn đầu tư ước trên 10 tỷ USD, tuyến hàng hải sông Nile dự kiến sẽ đi vào hoạt động một phần vào năm 2017.
Xem thêm tại đây: Ai Cập xem xét xây tuyến hàng hải sông Nile trị giá hơn 10 tỷ USD
Chính phủ Ai Cập sẽ cho phép một tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm nghiên cứu tính khả thi dự án thiết lập tuyến hàng hải trên sông Nile nói trên.
Trước đó, Ban Chỉ đạo châu Phi về dự án hàng hải sông Nile đã thông qua các nghiên cứu tiền khả thi do Ai Cập thực hiện. Ngân hàng Phát triển châu Phi sẽ cấp khoản vay 750.000 euro (khoảng 831.000 USD) cho dự án nghiên cứu khả thi giai đoạn I.
Với tổng vốn đầu tư ước trên 10 tỷ USD, tuyến hàng hải sông Nile dự kiến sẽ đi vào hoạt động một phần vào năm 2017.
Một đoạn sông Nile chạy qua thủ đô Cairo, Ai Cập. (Nguồn: AFP)
Xem thêm tại đây: Ai Cập xem xét xây tuyến hàng hải sông Nile trị giá hơn 10 tỷ USD
Ông chủ thương hiệu nổi tiếng Zara lần đầu trở thành người giàu nhất thế giới
Theo bảng xếp hạng tỷ phú của Tạp chí Forbes, Amancio Ortega, ông chủ của Inditex - tập đoàn thời trang lớn nhất toàn cầu với thương hiệu nổi tiếng Zara - đã lần đầu tiên trở thành người giàu nhất thế giới.
Tuy nhiên, danh hiệu này chỉ kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Giá cổ phiếu Inditex đã có thời điểm đạt mức 33,99 euro/cổ phiếu - cao nhất trong lịch sử, nâng tổng tài sản của tỷ phú Amancio Ortega lên 80 tỷ USD, vượt qua ông chủ Microsoft Bill Gates.
Tuy danh hiệu này chỉ kéo dài trong vài giờ đồng hồ, nhưng cũng đủ quảng bá thêm tên tuổi của ông Ortega. Vị tỷ phú 79 tuổi người Tây Ban Nha này đã gây dựng tập đoàn thời trang Inditex từ một xưởng may nhỏ tại gia đình.
Hiện Inditex là chủ của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Zara, Bershka, Pull&Bear…, với 6.600 cửa hàng tại 90 nước trên thế giới.
Xem thêm tại đây: Bill Gates dẫn đầu danh sách tỷ phú giàu nhất làng công nghệ
Tuy nhiên, danh hiệu này chỉ kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Giá cổ phiếu Inditex đã có thời điểm đạt mức 33,99 euro/cổ phiếu - cao nhất trong lịch sử, nâng tổng tài sản của tỷ phú Amancio Ortega lên 80 tỷ USD, vượt qua ông chủ Microsoft Bill Gates.
Tuy danh hiệu này chỉ kéo dài trong vài giờ đồng hồ, nhưng cũng đủ quảng bá thêm tên tuổi của ông Ortega. Vị tỷ phú 79 tuổi người Tây Ban Nha này đã gây dựng tập đoàn thời trang Inditex từ một xưởng may nhỏ tại gia đình.
Hiện Inditex là chủ của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Zara, Bershka, Pull&Bear…, với 6.600 cửa hàng tại 90 nước trên thế giới.
Tỷ phú Amancio Ortega. (Nguồn: gistmania.com)
Xem thêm tại đây: Bill Gates dẫn đầu danh sách tỷ phú giàu nhất làng công nghệ
Tin vui cho người hiếm muộn: Tìm ra cách khôi phục trứng "xấu"
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Robinson, Đại học tổng hợp Adelaide, bang Nam Australia, đã khám phá ra cách để biến những quả trứng “xấu” hoặc “hỏng” ở phụ nữ thành những quả trứng tốt trở lại.
Nhóm trên đã phát hiện bên trong trứng có chất làm cho hồng cầu có màu đỏ (được gọi là "haemoglobin") và đây chính là protein hay thứ bên trong tế bào máu của trứng làm cho nó có màu đỏ.
Theo Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Hannah Brown, thông thường những quả trứng tốt sẽ có haemoglobin rất cao, trong khi những quả trứng hỏng mất đi chất này.
Chủ tịch Hội sinh sản Australia, giáo sư Michael Chapman cho biết phát hiện mới này sẽ mở ra cánh cửa hy vọng cho những phụ nữ hiếm muộn hoặc những người bị vô sinh bẩm sinh hoặc do lối sống không lành mạnh dẫn đến vô sinh.
Xem thêm tại đây: Tin vui cho người hiếm muộn: Tìm ra cách khôi phục trứng "xấu"
Nhóm trên đã phát hiện bên trong trứng có chất làm cho hồng cầu có màu đỏ (được gọi là "haemoglobin") và đây chính là protein hay thứ bên trong tế bào máu của trứng làm cho nó có màu đỏ.
Theo Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Hannah Brown, thông thường những quả trứng tốt sẽ có haemoglobin rất cao, trong khi những quả trứng hỏng mất đi chất này.
Chủ tịch Hội sinh sản Australia, giáo sư Michael Chapman cho biết phát hiện mới này sẽ mở ra cánh cửa hy vọng cho những phụ nữ hiếm muộn hoặc những người bị vô sinh bẩm sinh hoặc do lối sống không lành mạnh dẫn đến vô sinh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: healthline.com)
Xem thêm tại đây: Tin vui cho người hiếm muộn: Tìm ra cách khôi phục trứng "xấu"
(Vietnam+)