Bắt cóc con tin tại Mali, hơn 20 người thiệt mạng
Vụ tấn công và bắt giữ con tin xảy ra sáng 20/11. Các tay súng tiến vào khách sạn Radisson Blu bằng một xe ôtô mang biển số ngoại giao và bắt giữ khoảng 170 người trong khách sạn làm con tin, trong đó có công dân các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria...
Các nguồn tin an ninh Mali cho biết chiến dịch giải cứu con tin đã kết thúc 9 giờ sau khi các lực lượng an ninh Mali dưới sự hỗ trợ của đặc nhiệm Mỹ và Pháp tấn công vào trong khách sạn tiêu diệt hai tay súng Hồi giáo bắt giữ con tin.
Hơn 20 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công bắt giữ con tin này, trong đó có 6 người Nga, 3 người Trung Quốc, 2 người Bỉ, 1 người Mỹ, 1 người Israel và 1 người Senegal.
Nhóm thánh chiến Al-Mourabitoun ở miền Bắc Mali có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã thừa nhận tiến hành vụ bắt giữ con tin trên.
Ngay sau khi xảy ra vụ tấn công, Chính phủ Mali đã ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong 10 ngày kể từ nửa đêm 20/11, đồng thời tuyên bố quốc tang ba ngày kể từ ngày 23/11 để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng.
Xem thêm tại đây: Tổng thống Keita: Mali sẽ không sụp đổ vì vụ bắt cóc con tin
Các nguồn tin an ninh Mali cho biết chiến dịch giải cứu con tin đã kết thúc 9 giờ sau khi các lực lượng an ninh Mali dưới sự hỗ trợ của đặc nhiệm Mỹ và Pháp tấn công vào trong khách sạn tiêu diệt hai tay súng Hồi giáo bắt giữ con tin.
Hơn 20 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công bắt giữ con tin này, trong đó có 6 người Nga, 3 người Trung Quốc, 2 người Bỉ, 1 người Mỹ, 1 người Israel và 1 người Senegal.
Nhóm thánh chiến Al-Mourabitoun ở miền Bắc Mali có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã thừa nhận tiến hành vụ bắt giữ con tin trên.
Ngay sau khi xảy ra vụ tấn công, Chính phủ Mali đã ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong 10 ngày kể từ nửa đêm 20/11, đồng thời tuyên bố quốc tang ba ngày kể từ ngày 23/11 để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng.
Lực lượng an ninh Mali sơ tán con tin vừa được giải cứu tại khách sạn Radisson Blu ngày 20/11. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Tổng thống Keita: Mali sẽ không sụp đổ vì vụ bắt cóc con tin
Nga xác nhận máy bay Airbus A321 rơi ở Ai Cập là do bị đặt bom
Giám đốc Cơ quan An ninh Nga (FSB) Alexander Bortnikov đã báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin rằng chiếc máy bay của hãng hàng không Kogalymavia bị rơi tại Bán đảo Sinai, Ai Cập hôm 31/10 vừa qua, khiến 224 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng là do một "cuộc tấn công khủng bố.
Ông Alexander Bortnikov cho biết chiếc máy bay vỡ tan trong không trung do một quả bom tương đương 1kg thuốc nổ TNT.
Trong kh đó, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày 18/11 đã đăng hình ảnh quả bom tự chế được cho là “thủ phạm” gây ra vụ nổ khiến chiếc máy bay A321 của Nga rơi ở bán đảo Sinai.
Hình ảnh, được đăng trên tạp chí bằng tiếng Anh Dabaq của lực lượng IS, cho thấy các bộ phận được dùng để làm bom tự chế gồm một lon nước ngọt, một thứ có vẻ là kíp nổ và một công tắc điều khiển.
Tổng thống Nga Putin đã treo thưởng 50 triệu USD để bắt giữ những kẻ chủ mưu gây ra vụ tai nạn máy bay này.
Xem thêm tại đây: Lộ diện trái bom tự chế của IS đánh rơi máy bay Nga ở Ai Cập
Ông Alexander Bortnikov cho biết chiếc máy bay vỡ tan trong không trung do một quả bom tương đương 1kg thuốc nổ TNT.
Trong kh đó, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày 18/11 đã đăng hình ảnh quả bom tự chế được cho là “thủ phạm” gây ra vụ nổ khiến chiếc máy bay A321 của Nga rơi ở bán đảo Sinai.
Hình ảnh, được đăng trên tạp chí bằng tiếng Anh Dabaq của lực lượng IS, cho thấy các bộ phận được dùng để làm bom tự chế gồm một lon nước ngọt, một thứ có vẻ là kíp nổ và một công tắc điều khiển.
Tổng thống Nga Putin đã treo thưởng 50 triệu USD để bắt giữ những kẻ chủ mưu gây ra vụ tai nạn máy bay này.
Những mảnh vỡ của máy bay A321 của Nga tại Wadi el-Zolmat, bán đảo Sinai, Ai Cập. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Lộ diện trái bom tự chế của IS đánh rơi máy bay Nga ở Ai Cập
Lãnh đạo G-20 cam kết vực dậy kinh tế toàn cầu
Trong hai ngày 15-16/11, Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) lần thứ 10, diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm thảo luận về kinh tế và hai chủ đề “nóng” của toàn cầu là chống khủng bố và cuộc khủng hoảng người di cư.
Sau khi thảo luận những những vấn đề kinh tế và tài chính cấp bách hiện nay, lãnh đạo các nước G-20 nhất trí sẽ hành động nhiều hơn nữa nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu vốn đang yếu ớt. Các nước G-20 tái khẳng định mục tiêu nâng GDP của toàn bộ G-20 thêm 2% tới năm 2018.
Tuyên bố chung cũng khẳng định các nước G-20 sẽ cẩn trọng và trao đổi rõ ràng các quyết sách lớn về tiền tệ cũng như các vấn đề khác, qua đó giảm tính khó dự báo, giảm thiểu những tín hiệu tiêu cực và tăng cường sự minh bạch. Tuyên bố chung của G-20 cũng đề cập tới các vấn đề cải cách hệ thống thuế quốc tế, cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thúc đẩy tạo việc làm, đầu tư, đẩy mạnh hợp tác xóa đói nghèo, chống tham nhũng và tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.
Đặc biệt, G-20 lần này đã ra một Tuyên bố riêng rẽ về vấn đề chống khủng bố, cam kết mang lại hòa bình cho Syria, tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và giải quyết mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan. Các nhà lãnh đạo G-20 đã lên án loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris (Pháp) cũng như vụ đánh bom kép tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) vừa qua là “sự xúc phạm không thể chấp nhận được đối với toàn bộ nhân loại,” đồng thời cam kết sẽ chia sẻ thông tin tình báo. Tuyên bố riêng rẽ này cũng hối thúc tất cả các quốc gia chia sẻ gánh nặng về cuộc khủng hoảng di cư hiện nay với dòng người ồ ạt đổ vào châu Âu.
Xem thêm tại đây: Lãnh đạo các nước G-20 cam kết vực dậy kinh tế toàn cầu
Sau khi thảo luận những những vấn đề kinh tế và tài chính cấp bách hiện nay, lãnh đạo các nước G-20 nhất trí sẽ hành động nhiều hơn nữa nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu vốn đang yếu ớt. Các nước G-20 tái khẳng định mục tiêu nâng GDP của toàn bộ G-20 thêm 2% tới năm 2018.
Tuyên bố chung cũng khẳng định các nước G-20 sẽ cẩn trọng và trao đổi rõ ràng các quyết sách lớn về tiền tệ cũng như các vấn đề khác, qua đó giảm tính khó dự báo, giảm thiểu những tín hiệu tiêu cực và tăng cường sự minh bạch. Tuyên bố chung của G-20 cũng đề cập tới các vấn đề cải cách hệ thống thuế quốc tế, cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thúc đẩy tạo việc làm, đầu tư, đẩy mạnh hợp tác xóa đói nghèo, chống tham nhũng và tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.
Đặc biệt, G-20 lần này đã ra một Tuyên bố riêng rẽ về vấn đề chống khủng bố, cam kết mang lại hòa bình cho Syria, tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và giải quyết mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan. Các nhà lãnh đạo G-20 đã lên án loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris (Pháp) cũng như vụ đánh bom kép tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) vừa qua là “sự xúc phạm không thể chấp nhận được đối với toàn bộ nhân loại,” đồng thời cam kết sẽ chia sẻ thông tin tình báo. Tuyên bố riêng rẽ này cũng hối thúc tất cả các quốc gia chia sẻ gánh nặng về cuộc khủng hoảng di cư hiện nay với dòng người ồ ạt đổ vào châu Âu.
Các nhà lãnh đạo G-20 chụp ảnh chung tại hội nghị ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. (AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Lãnh đạo các nước G-20 cam kết vực dậy kinh tế toàn cầu
Nổ tháp cao thế truyền tải điện ở Crimea
Ngày 22/11, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở Crimea sau khi các tháp cao thế truyền tải điện từ Ukraine phát nổ, cắt nguồn cung điện cho gần 2 triệu người.
Bộ Năng lượng Nga nêu rõ hai đường dây tải điện từ Ukraine đã bị ảnh hưởng do sự cố này, khiến hơn 1,8 triệu người không có điện dùng.
Bộ này không nêu rõ nguyên nhân gây ra sự cố, song truyền thông Nga đưa tin hai tháp cao thế tại khu vực Kherson của Ukaine, phía Bắc Crimea đã bị các phần tử dân tộc chủ nghĩa Ukraine làm nổ.
Hai tháp điện trên đã bị các nhà hoạt động thuộc phong trào "Cánh Hữu" làm hư hại hôm 20/11 trước khi bị phát nổ đêm 21/11.
Xem thêm tại đây: Nổ tháp cao thế truyền tải điện ở Crimea
Bộ Năng lượng Nga nêu rõ hai đường dây tải điện từ Ukraine đã bị ảnh hưởng do sự cố này, khiến hơn 1,8 triệu người không có điện dùng.
Bộ này không nêu rõ nguyên nhân gây ra sự cố, song truyền thông Nga đưa tin hai tháp cao thế tại khu vực Kherson của Ukaine, phía Bắc Crimea đã bị các phần tử dân tộc chủ nghĩa Ukraine làm nổ.
Hai tháp điện trên đã bị các nhà hoạt động thuộc phong trào "Cánh Hữu" làm hư hại hôm 20/11 trước khi bị phát nổ đêm 21/11.
Ảnh chỉ có tính minh họa . (Nguồn: Sputnik)
Xem thêm tại đây: Nổ tháp cao thế truyền tải điện ở Crimea
New Zealand bắt đầu trưng cầu dân ý để chọn ra quốc kỳ mới
Ngày 20/11, người dân New Zealand đã bắt đầu bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý chọn ra quốc kỳ mới cho quốc gia Nam Thái Bình Dương này.
Cuộc trưng cầu dân ý sẽ kéo dài đến ngày 11/12 tới, trong đó người dân được lựa chọn một trong năm mẫu quốc kỳ cho sẵn. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 15/12 tới.
Sau đó, vòng bỏ phiếu thứ hai dự kiến được tổ chức vào tháng 3/2016 để chọn giữa quốc kỳ hiện tại và mẫu cờ giành được nhiều phiếu nhất trong cuộc trưng cầu dân ý lần này.
Kể từ khi chính phủ bảo thủ lên nắm quyền nhiệm kỳ 3 vào cuối năm 2014, Thủ tướng John Key đã thúc đẩy cải cách quốc kỳ, cho rằng lá cờ hiện nay có phần Liên hiệp Vương quốc Anh ở góc trái là một sai lầm và 4 ngôi sao thuộc chòm sao Thập Tự Chinh thường bị nhầm với cờ của Australia.
Xem thêm tại đây: New Zealand bắt đầu trưng cầu dân ý để chọn ra quốc kỳ mới
Cuộc trưng cầu dân ý sẽ kéo dài đến ngày 11/12 tới, trong đó người dân được lựa chọn một trong năm mẫu quốc kỳ cho sẵn. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 15/12 tới.
Sau đó, vòng bỏ phiếu thứ hai dự kiến được tổ chức vào tháng 3/2016 để chọn giữa quốc kỳ hiện tại và mẫu cờ giành được nhiều phiếu nhất trong cuộc trưng cầu dân ý lần này.
Kể từ khi chính phủ bảo thủ lên nắm quyền nhiệm kỳ 3 vào cuối năm 2014, Thủ tướng John Key đã thúc đẩy cải cách quốc kỳ, cho rằng lá cờ hiện nay có phần Liên hiệp Vương quốc Anh ở góc trái là một sai lầm và 4 ngôi sao thuộc chòm sao Thập Tự Chinh thường bị nhầm với cờ của Australia.
Các mẫu quốc kỳ của New Zealand. (Nguồn: edition.cnn.com)
Xem thêm tại đây: New Zealand bắt đầu trưng cầu dân ý để chọn ra quốc kỳ mới
Trung Quốc đạt đột phá trong công nghệ vũ khí tàng hình
Các nhà nghiên cứu từ Đại học khoa học công nghệ Huazhong, Trung Quốc đã tạo ra một vật liệu mới có thể hấp thu hoàn toàn sóng radar và nó mỏng hơn gần 10 lần so với các vật liệu thông thường.
Nhờ một bề mặt có khả năng hấp thụ tín hiệu gọi là bề mặt lựa chọn tần số chủ động (AFSS), chỉ dày có 0,4mm, người ta đã có thể đắp vật liệu này lên các máy bay chiến đấu, xe cộ hoặc nhiều thiết bị khác.
Vật liệu đột phá của Trung Quốc làm từ nhiều lớp bảng mạch và được phủ một lớp kim loại mỏng với kết cấu tổ ong. Đây là lần đầu tiên công nghệ trên được sử dụng, để mở rộng dải vi sóng mà vật liệu có thể hấp thụ.
Điều gây nhạc nhiên nhất là chính quyền Trung Quốc không giữ bí mật về công nghệ và còn xuất bản nó trong Tạp chí Vật lý ứng dụng.
Xem thêm tại đây: Trung Quốc đạt đột phá trong công nghệ vũ khí tàng hình
Nhờ một bề mặt có khả năng hấp thụ tín hiệu gọi là bề mặt lựa chọn tần số chủ động (AFSS), chỉ dày có 0,4mm, người ta đã có thể đắp vật liệu này lên các máy bay chiến đấu, xe cộ hoặc nhiều thiết bị khác.
Vật liệu đột phá của Trung Quốc làm từ nhiều lớp bảng mạch và được phủ một lớp kim loại mỏng với kết cấu tổ ong. Đây là lần đầu tiên công nghệ trên được sử dụng, để mở rộng dải vi sóng mà vật liệu có thể hấp thụ.
Điều gây nhạc nhiên nhất là chính quyền Trung Quốc không giữ bí mật về công nghệ và còn xuất bản nó trong Tạp chí Vật lý ứng dụng.
Máy bay tàng hình của Trung Quốc. (Nguồn: IBTImes)
Xem thêm tại đây: Trung Quốc đạt đột phá trong công nghệ vũ khí tàng hình
Phương Tây gia hạn trừng phạt Nga tới tháng 7/2016
Bất chấp việc Nga tích cực hợp tác trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Phương Tây vẫn tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Moskva liên quan vụ sáp nhập Crimea và cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Một quyết định sơ bộ liên quan đã được đưa ra một tuần trước bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đại diện năm nước gồm Đức, Mỹ, Anh, Pháp và Italy đã nhất trí tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga chừng nào thỏa thuận Minsk về giải quyết cuộc xung đột Ukraine chưa được thực thi đầy đủ.
Nhóm năm nước trên cho rằng các thỏa thuận Minsk sẽ khó có thể được thực thi đầy đủ tới cuối năm 2015 và do vậy, các nước đã quyết định kéo dài các lệnh trừng phạt vốn sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, cho tới tháng 7/2016.
Xem thêm tại đây: Báo Đức: Phương Tây gia hạn trừng phạt Nga tới tháng 7/2016
Một quyết định sơ bộ liên quan đã được đưa ra một tuần trước bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đại diện năm nước gồm Đức, Mỹ, Anh, Pháp và Italy đã nhất trí tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga chừng nào thỏa thuận Minsk về giải quyết cuộc xung đột Ukraine chưa được thực thi đầy đủ.
Nhóm năm nước trên cho rằng các thỏa thuận Minsk sẽ khó có thể được thực thi đầy đủ tới cuối năm 2015 và do vậy, các nước đã quyết định kéo dài các lệnh trừng phạt vốn sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, cho tới tháng 7/2016.
Người dân Nga mua sắm tại siêu thị ở Moskva. (Nguồn: THX/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Báo Đức: Phương Tây gia hạn trừng phạt Nga tới tháng 7/2016
Vatican sẽ mở phiên tòa xét xử vụ bê bối tài chính Vatileaks 2
Ngày 21/11, Tòa thánh Vatican tuyên bố sẽ mở phiên tòa xét xử những người có liên quan đến vụ bê bối "Vatileaks 2," ám chỉ những tài liệu mật về tài chính của Vatican được tiết lộ cho hai nhà báo Italy, để từ đó họ viết hai cuốn sách về những bê bối tài chính và quản lý đã diễn ra trong lòng Vatican những năm qua.
Phiên tòa này theo dự kiến sẽ bắt đầu ngày 24/11 tới.
Báo chí Italy cho hay một thẩm phán của Tòa án Vatican đã tuyên truy tố năm người, trong đó có ba người từng làm việc cho Vatican là Đức ông Lucio Vallejo Balda cùng người trợ lý của ngài và bà Francesca Chaouqui, những người này bị buộc tội đã chuyển thông tin ra ngoài, và các nhà báo Emiliano Fittipaldi và Gianluigi Nuzzi, những người đã nhận các tài liệu mật nói trên để viết hai cuốn sách đang gây tiếng vang về bê bối tài chính ở Vatican.
Ba quan chức từng làm việc trong một Ủy ban liên quan đến tài chính của Vatican bị buộc tội đã tiết lộ với báo giới các tài liệu tối mật của Tòa thánh, trong khi hai phóng viên điều tra nổi tiếng người Italy bị truy tố về tội "gạ gẫm" và "sử dụng ảnh hưởng" để gây áp lực, nhằm có được các thông tin nhạy cảm.
Xem thêm tại đây: Vatican sẽ mở phiên tòa xét xử vụ bê bối tài chính Vatileaks 2
Phiên tòa này theo dự kiến sẽ bắt đầu ngày 24/11 tới.
Báo chí Italy cho hay một thẩm phán của Tòa án Vatican đã tuyên truy tố năm người, trong đó có ba người từng làm việc cho Vatican là Đức ông Lucio Vallejo Balda cùng người trợ lý của ngài và bà Francesca Chaouqui, những người này bị buộc tội đã chuyển thông tin ra ngoài, và các nhà báo Emiliano Fittipaldi và Gianluigi Nuzzi, những người đã nhận các tài liệu mật nói trên để viết hai cuốn sách đang gây tiếng vang về bê bối tài chính ở Vatican.
Ba quan chức từng làm việc trong một Ủy ban liên quan đến tài chính của Vatican bị buộc tội đã tiết lộ với báo giới các tài liệu tối mật của Tòa thánh, trong khi hai phóng viên điều tra nổi tiếng người Italy bị truy tố về tội "gạ gẫm" và "sử dụng ảnh hưởng" để gây áp lực, nhằm có được các thông tin nhạy cảm.
Người đứng đầu Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng Francis. (Nguồn: maltadaily24.com)
Xem thêm tại đây: Vatican sẽ mở phiên tòa xét xử vụ bê bối tài chính Vatileaks 2
Trung Quốc phá vỡ quỹ tín dụng đen trị giá hơn 64 tỷ USD
Công an Trung Quốc đã triệt phá một "hệ thống ngân hàng ngầm" (hay còn gọi là quỹ tín dụng đen) lớn nhất nước này liên quan tới các giao dịch với tổng trị giá lên tới 410 tỷ nhân dân tệ (64,24 tỷ USD). Đây là một phần trong chiến dịch chống nạn rửa tiền tại nước này.
Công an tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, đã bắt giữ khoảng 100 kẻ tình nghi thuộc tám băng nhóm tín dụng đen kể từ khi tiến hành cuộc điều tra hồi tháng 9/2014.
Các băng nhóm này có liên quan tới một "ông trùm" điều hành hàng chục công ty tại Hong Kong (Trung Quốc) có liên quan tới các giao dịch ngoại tệ trái phép và rửa tiền.
Hồi tháng Tám, Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành chiến dịch xóa sổ "các quỹ tín dụng đen" trong bối cảnh kinh tế nước này suy giảm và thị trường biến động gây ra làn sóng chảy vốn ra nước ngoài trong năm nay.
Xem thêm tại đây: Trung Quốc phá vỡ quỹ tín dụng đen trị giá hơn 64 tỷ USD
Công an tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, đã bắt giữ khoảng 100 kẻ tình nghi thuộc tám băng nhóm tín dụng đen kể từ khi tiến hành cuộc điều tra hồi tháng 9/2014.
Các băng nhóm này có liên quan tới một "ông trùm" điều hành hàng chục công ty tại Hong Kong (Trung Quốc) có liên quan tới các giao dịch ngoại tệ trái phép và rửa tiền.
Hồi tháng Tám, Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành chiến dịch xóa sổ "các quỹ tín dụng đen" trong bối cảnh kinh tế nước này suy giảm và thị trường biến động gây ra làn sóng chảy vốn ra nước ngoài trong năm nay.
Kiểm tiền nhân dân tệ tại ngân hàng ở Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc ngày 11/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Trung Quốc phá vỡ quỹ tín dụng đen trị giá hơn 64 tỷ USD
Giá đất tại Hàn Quốc tăng gấp hơn 3.000 lần trong 50 năm
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết giá đất đai tại nước này đã tăng hơn 3.000 lần kể từ năm 1964.
Cụ thể, tổng giá trị đất đai danh nghĩa của Xứ sở Kim chi đạt 5,848 triệu tỷ won (5.000 tỷ USD) năm 2013, gấp 3.030 lần so với mức 1.930 tỷ won năm 1964. Cùng lúc, giá đất đai tại Hàn Quốc năm 2013 đã tăng lên mức 58.325 won/m2 từ mức 19,6 won/m2 năm 1964.
Trong khi đó, tỷ lệ đất thuộc sở hữu nhà nước tăng từ mức 13,2% năm 1964 lên mức 26,1% năm 2013.
Trước đó, trong tháng 7/2015, báo cáo của Viện Phát triển Hàn Quốc cho biết giao dịch mua bán nhà ở nước này đạt mức cao kỷ lục trong quý 2/2015, khi những người ở độ tuổi 20 và 30 tranh thủ mua nhà khi lãi suất hạ xuống mức thấp kỷ lục 1,5% và lãi suất vay thế chấp cũng giảm.
Cụ thể, tổng giá trị đất đai danh nghĩa của Xứ sở Kim chi đạt 5,848 triệu tỷ won (5.000 tỷ USD) năm 2013, gấp 3.030 lần so với mức 1.930 tỷ won năm 1964. Cùng lúc, giá đất đai tại Hàn Quốc năm 2013 đã tăng lên mức 58.325 won/m2 từ mức 19,6 won/m2 năm 1964.
Trong khi đó, tỷ lệ đất thuộc sở hữu nhà nước tăng từ mức 13,2% năm 1964 lên mức 26,1% năm 2013.
Trước đó, trong tháng 7/2015, báo cáo của Viện Phát triển Hàn Quốc cho biết giao dịch mua bán nhà ở nước này đạt mức cao kỷ lục trong quý 2/2015, khi những người ở độ tuổi 20 và 30 tranh thủ mua nhà khi lãi suất hạ xuống mức thấp kỷ lục 1,5% và lãi suất vay thế chấp cũng giảm.
Giá đất tại Hàn Quốc tăng hơn 3.000 lần trong 50 năm qua. (Nguồn: property-report)
Xem thêm tại đây: Giá đất tại Hàn Quốc tăng gấp hơn 3.000 lần trong 50 năm
(Vietnam+)