Lở núi kinh hoàng ở Trung Quốc, hàng chục tòa nhà cao tầng bị đổ sập
Khoảng 11 giờ 40 phút ngày 20/12, một vụ lở núi kinh hoàng đã xảy ra ở khu công nghiệp thuộc quận Quang Minh, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, khiến 33 tòa nhà bị nhấn chìm hoặc chịu các mức thiệt hại khác nhau, trong đó có 14 nhà xưởng, 2 tòa nhà văn phòng, 1 nhà ăn, 13 căn nhà thấp tầng, 3 tòa nhà ký túc xá.
Bùn đất đổ xuống khu vực này được chồng chất lên trong quá trình xây dựng suốt hai năm qua, tạo thành một quả đồi nhân tạo cao tới 100m. Do lượng đất đá tích tụ lớn, xếp chồng lên nhau theo hướng quá dốc khiến cả một quả đồi nhân tạo bị đổ sập.
Tính đến 23 giờ ngày 20/12 (giờ địa phương), lực lượng cứu hộ Trung Quốc đã sơ tán 900 người, giải cứu 4 người bị mắc kẹt và vẫn còn ít nhất 59 người đang bị mất tích.
Xem thêm tại đây: Nguyên nhân vụ lở đất khiến 33 tòa nhà bị đổ sập ở Trung Quốc
Bùn đất đổ xuống khu vực này được chồng chất lên trong quá trình xây dựng suốt hai năm qua, tạo thành một quả đồi nhân tạo cao tới 100m. Do lượng đất đá tích tụ lớn, xếp chồng lên nhau theo hướng quá dốc khiến cả một quả đồi nhân tạo bị đổ sập.
Tính đến 23 giờ ngày 20/12 (giờ địa phương), lực lượng cứu hộ Trung Quốc đã sơ tán 900 người, giải cứu 4 người bị mắc kẹt và vẫn còn ít nhất 59 người đang bị mất tích.
Những ngôi nhà bị sụp đổ. (Nguồn: QQ)
Xem thêm tại đây: Nguyên nhân vụ lở đất khiến 33 tòa nhà bị đổ sập ở Trung Quốc
Mỹ-Cuba nối lại các chuyến bay thương mại
Ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chính thức công bố thỏa thuận song phương thiết lập dịch vụ hàng không thương mại giữa Mỹ và Cuba.
Tuyên bố được đưa ra đúng ngày tròn một năm (17/12/2014-17/12/2015), Mỹ và Cuba quyết định bình thường hóa quan hệ sau hơn nửa thế kỷ đối địch.
Hiện tại các hãng hàng không Mỹ đã có khoảng trên 20 chuyến bay/tuần tới Cuba theo dạng đặt hàng (charter). Tuy nhiên, đây không phải các chuyến bay thương mại, tức là vé không được bán trực tiếp cho khách hàng và chỉ những người thuộc diện 12 hạng công dân Mỹ được phép thăm Cuba (theo quy định của Mỹ) mới được đăng ký sử dụng dịch vụ này.
Đây là một bước đi đáng kể sau đúng một năm hai bên khôi phục quan hệ ngoại giao. Mỹ đã mở lại đại sứ quán tại La Habana hồi tháng Tám vừa qua. Hai bên vẫn tiếp tục đàm phán nhiều vấn đề nhằm tiến tới việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận thương mại chống Cuba.
Xem thêm tại đây: Mỹ tuyên bố nối lại các chuyến bay thương mại tới Cuba
Tuyên bố được đưa ra đúng ngày tròn một năm (17/12/2014-17/12/2015), Mỹ và Cuba quyết định bình thường hóa quan hệ sau hơn nửa thế kỷ đối địch.
Hiện tại các hãng hàng không Mỹ đã có khoảng trên 20 chuyến bay/tuần tới Cuba theo dạng đặt hàng (charter). Tuy nhiên, đây không phải các chuyến bay thương mại, tức là vé không được bán trực tiếp cho khách hàng và chỉ những người thuộc diện 12 hạng công dân Mỹ được phép thăm Cuba (theo quy định của Mỹ) mới được đăng ký sử dụng dịch vụ này.
Đây là một bước đi đáng kể sau đúng một năm hai bên khôi phục quan hệ ngoại giao. Mỹ đã mở lại đại sứ quán tại La Habana hồi tháng Tám vừa qua. Hai bên vẫn tiếp tục đàm phán nhiều vấn đề nhằm tiến tới việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận thương mại chống Cuba.
Chuyến bay chở khách đầu tiên từ Mỹ tới Cuba của hãng hàng không Continental Airlines, hạ cánh xuống sân bay Jose Marti, Cuba, năm 2001. (Nguồn: AP)
Xem thêm tại đây: Mỹ tuyên bố nối lại các chuyến bay thương mại tới Cuba
Indonesia đập tan âm mưu tấn công khủng bố lớn vào thủ đô Jakarta
Ngày 20/12, Cảnh sát Indonesia thông báo đã đập tan một âm mưu tấn công khủng bố lớn, liên quan tới một kế hoạch đánh bom liều chết tại thủ đô Jakarta trong dịp Giáng sinh và Năm mới 2016.
Lực lượng Cảnh sát chống khủng bố đã bắt giữ sáu nghi can được cho là thành viên của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và những kẻ ủng hộ. Chúng đã lên kế hoạch đánh bom các cộng đồng tín đồ Hồi giáo dòng Shiite ở Java và Sumatra. Cảnh sát cũng thu giữ nhiều nguyên liệu chế tạo bom, cờ đen và các cuốn “cẩm nang thánh chiến.”
Các cuộc truy quét và bố ráp được thực hiện dựa theo thông tin tình báo của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Cảnh sát liên bang Australia.
Thông tin từ quân đội nước này, trong dịp đón Giáng sinh và năm mới 2016, quốc đảo sẽ triển khai hơn 150.000 nhân viên an ninh và một số tổ chức tôn giáo để bảo vệ các nhà thờ, những nơi công cộng.
Xem thêm tại đây: Indonesia đập tan âm mưu tấn công khủng bố lớn vào thủ đô Jakarta
Lực lượng Cảnh sát chống khủng bố đã bắt giữ sáu nghi can được cho là thành viên của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và những kẻ ủng hộ. Chúng đã lên kế hoạch đánh bom các cộng đồng tín đồ Hồi giáo dòng Shiite ở Java và Sumatra. Cảnh sát cũng thu giữ nhiều nguyên liệu chế tạo bom, cờ đen và các cuốn “cẩm nang thánh chiến.”
Các cuộc truy quét và bố ráp được thực hiện dựa theo thông tin tình báo của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Cảnh sát liên bang Australia.
Thông tin từ quân đội nước này, trong dịp đón Giáng sinh và năm mới 2016, quốc đảo sẽ triển khai hơn 150.000 nhân viên an ninh và một số tổ chức tôn giáo để bảo vệ các nhà thờ, những nơi công cộng.
Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của Cảnh sát Quốc gia Indonesia. (Nguồn: atimes.com)
Xem thêm tại đây: Indonesia đập tan âm mưu tấn công khủng bố lớn vào thủ đô Jakarta
50% cử tri Anh muốn nước này rời khỏi Liên minh châu Âu
Ngày 14/12, hãng thăm dò ICM đã công bố kết quả cho thấy 50% cử tri Anh muốn nước này rời khỏi EU (con số trên không tính tới những cử tri chưa đưa ra quyết định).
Trong khi đó, kết quả thăm dò do hãng ORB International khảo sát ngày 24/11 vừa qua lại cho thấy có tới 52% người dân Xứ sở Sương mù muốn rời khỏi khối 28 quốc gia thành viên này.
Trước đó, người đứng đầu Chính phủ Anh đã đề xuất bốn yêu cầu cải cách cho giới lãnh đạo EU bao gồm: bảo vệ thị trường chung cho Anh và các nước thành viên EU khác nằm ngoài Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nâng cao khả năng cạnh tranh giữa cách nước thành viên EU, mở rộng quyền hạn cho quốc hội các nước thành viên trong quá trình xây dựng luật tại Nghị viện châu Âu (EP) và thắt chặt luật nhập cư.
Nhà lãnh đạo Anh khẳng định nếu các cuộc đàm phán với EU không đạt kết quả thì có thể Anh sẽ rời khỏi khối này. Tuy nhiện, theo ông, chính người dân Anh sẽ quyết định số phận tư cách thành viên của Vương quốc Anh trong EU tại cuộc trưng cầu dân ý dự kiến diễn ra trước cuối năm 2017.
Xem thêm tại đây: 50% cử tri Anh muốn nước này rời khỏi Liên minh châu Âu
Trong khi đó, kết quả thăm dò do hãng ORB International khảo sát ngày 24/11 vừa qua lại cho thấy có tới 52% người dân Xứ sở Sương mù muốn rời khỏi khối 28 quốc gia thành viên này.
Trước đó, người đứng đầu Chính phủ Anh đã đề xuất bốn yêu cầu cải cách cho giới lãnh đạo EU bao gồm: bảo vệ thị trường chung cho Anh và các nước thành viên EU khác nằm ngoài Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nâng cao khả năng cạnh tranh giữa cách nước thành viên EU, mở rộng quyền hạn cho quốc hội các nước thành viên trong quá trình xây dựng luật tại Nghị viện châu Âu (EP) và thắt chặt luật nhập cư.
Nhà lãnh đạo Anh khẳng định nếu các cuộc đàm phán với EU không đạt kết quả thì có thể Anh sẽ rời khỏi khối này. Tuy nhiện, theo ông, chính người dân Anh sẽ quyết định số phận tư cách thành viên của Vương quốc Anh trong EU tại cuộc trưng cầu dân ý dự kiến diễn ra trước cuối năm 2017.
Thủ tướng David Cameron và cử tri Anh. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: 50% cử tri Anh muốn nước này rời khỏi Liên minh châu Âu
Tổng thống Nga Putin họp báo thường niên
Ngày 17/12, tại Trung tâm thương mại quốc tế ở thủ đô Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức cuộc họp báo thường niên lần thứ 11, tổng kết tình hình năm 2015 với sự tham dự của 1.390 phóng viên trong nước và quốc tế.
Về đối nội, nền kinh tế Nga đã vượt qua đáy khủng hoảng, dòng vốn đổ vào chứng tỏ mối quan tâm của các nhà đầu tư. Kể từ quý 2, nền kinh tế đã ghi nhận những dấu hiệu ổn định hoạt động kinh doanh. Nông nghiệp cũng tăng trưởng tích cực, đạt ít nhất 3%. Tỷ lệ thất nghiệp dao động ở 5,6%...
Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ tiếp tục không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khi quân đội Syria còn tiến hành chiến dịch tấn công khủng bố. Cuộc khủng hoảng tại Syria chỉ có thể giải quyết bằng con đường chính trị, bao gồm cải cách hiến pháp, lập công cụ kiểm soát bầu cử tương lai, tổ chức bầu cử và công nhận kết quả bầu cử tại Syria. Nguyên thủ Nga cũng khẳng định Moskva sẽ không bao giờ đồng ý để từ bên ngoài ép buộc Syria về vấn đề ai nắm quyền tại nước này…
Về đối ngoại, Nga sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ và hợp tác với bất kỳ ai được bầu làm Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới. Liên quan đến quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin tái khẳng định hành động của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga ngày 24/11 vừa qua trên không phận Syria là hành động thù địch và ông không nhìn thấy triển vọng quan hệ với Ankara ở cấp nhà nước.
Về quan hệ với Ukraine, ông Putin khẳng định không quan tâm đến gia tăng xung đột tại nước này. Trong năm 2016, Nga không dự định áp dụng biện pháp trừng phạt gì chống lại Ukraine, song sẽ không duy trì những ưu đãi mà nước này đang được hưởng trong thương mại với Nga do hiệp định thương mại tự do giữa hai nước đã bị đình chỉ...
Kết thúc cuộc họp báo, Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga chắc chắn sẽ vượt qua được mọi khó khăn và trở nên mạnh mẽ hơn trên các diễn đàn quốc tế và trong nền kinh tế toàn cầu.
Xem thêm tại đây: Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã vượt qua giai đoạn đỉnh điểm
Về đối nội, nền kinh tế Nga đã vượt qua đáy khủng hoảng, dòng vốn đổ vào chứng tỏ mối quan tâm của các nhà đầu tư. Kể từ quý 2, nền kinh tế đã ghi nhận những dấu hiệu ổn định hoạt động kinh doanh. Nông nghiệp cũng tăng trưởng tích cực, đạt ít nhất 3%. Tỷ lệ thất nghiệp dao động ở 5,6%...
Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ tiếp tục không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khi quân đội Syria còn tiến hành chiến dịch tấn công khủng bố. Cuộc khủng hoảng tại Syria chỉ có thể giải quyết bằng con đường chính trị, bao gồm cải cách hiến pháp, lập công cụ kiểm soát bầu cử tương lai, tổ chức bầu cử và công nhận kết quả bầu cử tại Syria. Nguyên thủ Nga cũng khẳng định Moskva sẽ không bao giờ đồng ý để từ bên ngoài ép buộc Syria về vấn đề ai nắm quyền tại nước này…
Về đối ngoại, Nga sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ và hợp tác với bất kỳ ai được bầu làm Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới. Liên quan đến quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin tái khẳng định hành động của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga ngày 24/11 vừa qua trên không phận Syria là hành động thù địch và ông không nhìn thấy triển vọng quan hệ với Ankara ở cấp nhà nước.
Về quan hệ với Ukraine, ông Putin khẳng định không quan tâm đến gia tăng xung đột tại nước này. Trong năm 2016, Nga không dự định áp dụng biện pháp trừng phạt gì chống lại Ukraine, song sẽ không duy trì những ưu đãi mà nước này đang được hưởng trong thương mại với Nga do hiệp định thương mại tự do giữa hai nước đã bị đình chỉ...
Kết thúc cuộc họp báo, Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga chắc chắn sẽ vượt qua được mọi khó khăn và trở nên mạnh mẽ hơn trên các diễn đàn quốc tế và trong nền kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn báo chí tại cuộc họp báo. (Nguồn: Sputnik)
Xem thêm tại đây: Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã vượt qua giai đoạn đỉnh điểm
Fed nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau một thập kỷ
Ngày 16/12, sau rất nhiều lần trì hoãn, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức công bố quyết định nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau gần một thập kỷ. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng 0,25%, theo hai biên độ từ 0-0,25% và từ 0,25-0,5%, đồng thời Fed cũng cam kết một lộ trình nâng dần lãi suất trong tương lai.
Với quyết định trên, đây là lần đầu tiên Fed tăng lãi suất cơ bản trong gần tám năm qua. Lãi suất thấp ở mức tượng trưng gần 0% đã được Fed duy trì từ cuối năm 2008 tới nay, như là một công cụ nhằm khuyến khích đầu tư và tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ thoát ra khỏi cuộc suy thoái giai đoạn 2007-2009.
Động thái điều chỉnh lãi suất lần này của Fed cũng là tín hiệu mở đường cho những lần tăng lãi suất tiếp theo vào năm sau. Mặc dù Fed cam kết rằng việc nâng lãi suất sẽ được thực hiện từng bước nhằm tránh tác động tiêu cực, nhưng điều quan trọng là các nước cần sẵn sàng có những điều chỉnh của riêng mình nhằm thích ứng với những điều chỉnh đó.
Xem thêm tại đây: Fed nâng lãi suất: Những hệ lụy với kinh tế Mỹ và các thị trường
Với quyết định trên, đây là lần đầu tiên Fed tăng lãi suất cơ bản trong gần tám năm qua. Lãi suất thấp ở mức tượng trưng gần 0% đã được Fed duy trì từ cuối năm 2008 tới nay, như là một công cụ nhằm khuyến khích đầu tư và tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ thoát ra khỏi cuộc suy thoái giai đoạn 2007-2009.
Động thái điều chỉnh lãi suất lần này của Fed cũng là tín hiệu mở đường cho những lần tăng lãi suất tiếp theo vào năm sau. Mặc dù Fed cam kết rằng việc nâng lãi suất sẽ được thực hiện từng bước nhằm tránh tác động tiêu cực, nhưng điều quan trọng là các nước cần sẵn sàng có những điều chỉnh của riêng mình nhằm thích ứng với những điều chỉnh đó.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. (Nguồn: Nytimes.com)
Xem thêm tại đây: Fed nâng lãi suất: Những hệ lụy với kinh tế Mỹ và các thị trường
Mỹ thừa nhận việc lật đổ cựu lãnh đạo Libya Gaddafi là sai lầm
Mỹ mới đây đã thừa nhận can thiệp vào Libya nhưng không thành lập được chính phủ hợp pháp ở nước này sau khi lật đổ cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi là một sai lầm.
Kênh truyền hình Nước Nga 24 dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi trả lời phỏng vấn trên chương trình “Thời sự thứ Bảy” ngày 16/12, nói: "Tôi nghĩ câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi này phải từ Tổng thống Barack Obama, và ông đã trả lời rằng ông coi đó là một sai lầm khi can thiệp vào Libya chỉ để cứu cuộc sống của hàng chục nghìn người dân phải bỏ mạng dưới sự tàn sát của chế độ Gaddafi."
"Sau khi hạ bệ ông Gaddafi lại không thực hiện đầy đủ nỗ lực để xúc tiến thành lập một chính phủ hợp pháp tại quốc gia Trung Đông này - đó là sai lầm,” Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm.
Xem thêm tại đây: Mỹ thừa nhận việc lật đổ cựu lãnh đạo Libya Gaddafi là sai lầm
Kênh truyền hình Nước Nga 24 dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi trả lời phỏng vấn trên chương trình “Thời sự thứ Bảy” ngày 16/12, nói: "Tôi nghĩ câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi này phải từ Tổng thống Barack Obama, và ông đã trả lời rằng ông coi đó là một sai lầm khi can thiệp vào Libya chỉ để cứu cuộc sống của hàng chục nghìn người dân phải bỏ mạng dưới sự tàn sát của chế độ Gaddafi."
"Sau khi hạ bệ ông Gaddafi lại không thực hiện đầy đủ nỗ lực để xúc tiến thành lập một chính phủ hợp pháp tại quốc gia Trung Đông này - đó là sai lầm,” Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm.
Cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. (Nguồn: Reuters)
Xem thêm tại đây: Mỹ thừa nhận việc lật đổ cựu lãnh đạo Libya Gaddafi là sai lầm
Hội nghị WTO đạt thỏa thuận đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp
Các nước thành viên tham dự Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 10 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa bế mạc tại Nairobi, Kenya, cho biết đã đạt được một thỏa thuận đột phá về dỡ bỏ trợ giá xuất khẩu nông sản, theo đó các nước phát triển cam kết dỡ bỏ ngay lập tức trong khi các quốc gia đang phát triển cam kết sẽ dỡ bỏ trong thời gian từ nay đến năm 2018.
Động thái của WTO trong vấn đề này sẽ chấm dứt một phần các khoản trợ giá bóp méo hoạt động thương mại nhất đang tồn tại và minh chứng khả năng giải quyết vấn đề của hệ thống thương mại đa phương.
Ngoài ra, hội nghị WTO kéo dài 5 ngày này cũng nhất trí mở rộng danh sách các sản phẩm công nghệ thông tin được miễn giảm thuế và chính thức kết nạp hai nước thành viên mới là Liberia và Afgahnistan vào WTO.
Tuy vậy, hội nghị WTO lần này vẫn chưa thu hẹp được những bất đồng còn tồn tại giữa các nước giàu và những quốc gia nghèo về cách thức khai thông sự bế tắc dai dẳng của vòng đàm phán thương mại tự do Doha, cho dù có thêm ngày họp thứ năm ngoài lịch trình dự kiến.
Xem thêm tại đây: Hội nghị WTO đạt thỏa thuận đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp
Động thái của WTO trong vấn đề này sẽ chấm dứt một phần các khoản trợ giá bóp méo hoạt động thương mại nhất đang tồn tại và minh chứng khả năng giải quyết vấn đề của hệ thống thương mại đa phương.
Ngoài ra, hội nghị WTO kéo dài 5 ngày này cũng nhất trí mở rộng danh sách các sản phẩm công nghệ thông tin được miễn giảm thuế và chính thức kết nạp hai nước thành viên mới là Liberia và Afgahnistan vào WTO.
Tuy vậy, hội nghị WTO lần này vẫn chưa thu hẹp được những bất đồng còn tồn tại giữa các nước giàu và những quốc gia nghèo về cách thức khai thông sự bế tắc dai dẳng của vòng đàm phán thương mại tự do Doha, cho dù có thêm ngày họp thứ năm ngoài lịch trình dự kiến.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Hội nghị WTO đạt thỏa thuận đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp
Guatemala phát hiện di tích hơn 2.700 năm tuổi của người Maya
Các chuyên gia khảo cổ Guatemala vừa thông báo tìm thấy hai bếp ăn tập thể có niên đại hơn 2.700 năm của tộc người thổ dân Maya tại ngôi làng Santa Fe Ocaña de la Cruz Blanca ở huyện San Juan Sacatepequez, miền Nam nước này.
Bên cạnh đó, nhóm khai quật cũng tìm thấy một kênh đào để dẫn và dự trữ nước phòng khô hạn.
Theo nghiên cứu sơ bộ, hai bếp ăn trên được ghép bằng 1.420 và 1.150 viên đá, những dấu tích còn lại cho thấy tộc người Maya trong thời đại này thường chia thành các nhóm luân phiên nấu ăn trong bếp tập thể này.
Các cộng đồng của người Maya có lịch sử khoảng 3.000 năm, trải rộng trên khu vực được đặt tên là Bình nguyên Trung Mỹ, gồm lãnh thổ của các nước Guatemala, Belize, Honduras, El Salvador và phía Nam Mexico.
Xem thêm tại đây: Guatemala phát hiện di tích hơn 2.700 năm tuổi của người Maya
Bên cạnh đó, nhóm khai quật cũng tìm thấy một kênh đào để dẫn và dự trữ nước phòng khô hạn.
Theo nghiên cứu sơ bộ, hai bếp ăn trên được ghép bằng 1.420 và 1.150 viên đá, những dấu tích còn lại cho thấy tộc người Maya trong thời đại này thường chia thành các nhóm luân phiên nấu ăn trong bếp tập thể này.
Các cộng đồng của người Maya có lịch sử khoảng 3.000 năm, trải rộng trên khu vực được đặt tên là Bình nguyên Trung Mỹ, gồm lãnh thổ của các nước Guatemala, Belize, Honduras, El Salvador và phía Nam Mexico.
Bảng chữ đá cổ hé lộ bí ẩn về nền văn minh Maya ở Guatemala (Nguồn: IBTimes)
Xem thêm tại đây: Guatemala phát hiện di tích hơn 2.700 năm tuổi của người Maya
(Vietnam+)