175 nước ký kết Hiệp định Paris, đánh dấu kỷ lục mới trong ngành ngoại giao thế giới
Ngày 22/4, tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ), đại diện của 175 quốc gia, trong đó có những nước phát thải nhiều khí thải như Mỹ và Trung Quốc, đã tham gia lễ ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Sự kiện kỷ lục trong ngành ngoại giao thế giới này là bước đi quan trọng có thể đưa thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu có hiệu lực trước thời gian dự kiến nhiều năm.
Đây được coi là kỷ lục mới trong ngành ngoại giao thế giới khi trong cùng một ngày có tới 175 quốc gia ký kết một hiệp định.
Kỷ lục trước đó được lập vào năm 1982, khi 119 quốc gia cùng ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
Mặc dù chỉ tiêu đề ra là năm 2020, nhưng nếu được các nước phê chuẩn sớm, hiệp định này có thể bắt đầu có hiệu lực trong năm nay hoặc đầu năm tới.
Xem thêm tại đây: 175 nước trên thế giới ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Sự kiện kỷ lục trong ngành ngoại giao thế giới này là bước đi quan trọng có thể đưa thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu có hiệu lực trước thời gian dự kiến nhiều năm.
Đây được coi là kỷ lục mới trong ngành ngoại giao thế giới khi trong cùng một ngày có tới 175 quốc gia ký kết một hiệp định.
Kỷ lục trước đó được lập vào năm 1982, khi 119 quốc gia cùng ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
Mặc dù chỉ tiêu đề ra là năm 2020, nhưng nếu được các nước phê chuẩn sớm, hiệp định này có thể bắt đầu có hiệu lực trong năm nay hoặc đầu năm tới.
Xem thêm tại đây: 175 nước trên thế giới ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Triều Tiên đạt tiến bộ về công nghệ tên lửa đạn đạo phóng dưới nước
Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên đưa tin nước này đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo chiến lược từ tàu ngầm và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chỉ huy vụ bắn thử này.
KCNA cho biết công nghệ tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm của Triều Tiên đáp ứng được tất cả các yêu cầu về kỹ thuật, sẵn sàng cho một chiến dịch tấn công từ dưới nước.
Ngày 24/4, quân đội Hàn Quốc thừa nhận công nghệ tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Triều Tiên đã phần nào đạt tiến bộ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-Kyun cho rằng Triều Tiên có thể sẽ triển khai các tên lửa phóng từ tàu ngầm trong vòng từ 3-4 năm tới, song thời điểm đó có thể còn sớm hơn nếu Bình Nhưỡng tập trung toàn bộ năng lực vào lĩnh vực này.
Xem thêm tại đây: Hàn Quốc: Triều Tiên đạt tiến bộ về công nghệ tên lửa phóng dưới nước
KCNA cho biết công nghệ tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm của Triều Tiên đáp ứng được tất cả các yêu cầu về kỹ thuật, sẵn sàng cho một chiến dịch tấn công từ dưới nước.
Ngày 24/4, quân đội Hàn Quốc thừa nhận công nghệ tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Triều Tiên đã phần nào đạt tiến bộ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-Kyun cho rằng Triều Tiên có thể sẽ triển khai các tên lửa phóng từ tàu ngầm trong vòng từ 3-4 năm tới, song thời điểm đó có thể còn sớm hơn nếu Bình Nhưỡng tập trung toàn bộ năng lực vào lĩnh vực này.
Xem thêm tại đây: Hàn Quốc: Triều Tiên đạt tiến bộ về công nghệ tên lửa phóng dưới nước
Người Mỹ gốc Phi đầu tiên xuất hiện trên một tờ bạc của Mỹ
Harriet Tubman, nhà hoạt động nhân quyền chống lại chế độ nô lệ, đã trở thành "gương mặt mới" của tờ tiền mệnh giá 20 USD.
Đây là lần đầu tiên một nhân vật người Mỹ gốc Phi xuất hiện trên một tờ bạc của Mỹ.
Một cuộc khảo sát trước đó cho thấy có hơn 600.000 người ủng hộ việc đưa nữ anh hùng, người đã thoát khỏi ách nô lệ năm 1849 và giúp giải cứu hàng nghìn nô lệ khác hồi thế kỷ 19, trở thành một trong những gương mặt danh nhân xuất hiện trên đồng bạc xanh của nước Mỹ.
Chủ nô Andrew Jackson đã bị đẩy về mặt sau của tờ tiền bởi một cựu nô lệ. Tubman, người đã mang đến tự do cho hơn 300 nô lệ trên tuyến đường sắt ngầm, sẽ thay thế cho một vị tổng thống khiến 16.000 người Cherokee (và hàng ngàn người khác thuộc những bộ lạc bản địa khác) phải rời bỏ quê hương của họ trên Con đường nước mắt (Trail of Tears).
Xem thêm tại đây: Bí mật chưa biết về người phụ nữ đầu tiên được in trên tờ 20 USD
Đây là lần đầu tiên một nhân vật người Mỹ gốc Phi xuất hiện trên một tờ bạc của Mỹ.
Một cuộc khảo sát trước đó cho thấy có hơn 600.000 người ủng hộ việc đưa nữ anh hùng, người đã thoát khỏi ách nô lệ năm 1849 và giúp giải cứu hàng nghìn nô lệ khác hồi thế kỷ 19, trở thành một trong những gương mặt danh nhân xuất hiện trên đồng bạc xanh của nước Mỹ.
Chủ nô Andrew Jackson đã bị đẩy về mặt sau của tờ tiền bởi một cựu nô lệ. Tubman, người đã mang đến tự do cho hơn 300 nô lệ trên tuyến đường sắt ngầm, sẽ thay thế cho một vị tổng thống khiến 16.000 người Cherokee (và hàng ngàn người khác thuộc những bộ lạc bản địa khác) phải rời bỏ quê hương của họ trên Con đường nước mắt (Trail of Tears).
Xem thêm tại đây: Bí mật chưa biết về người phụ nữ đầu tiên được in trên tờ 20 USD
Nga-NATO lần đầu tiên nhóm họp sau 2 năm gián đoạn
Nga-NATO lần đầu tiên nhóm họp sau 2 năm gián Ngày 20/4, tại Brussels (Bỉ), Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)-Nga đã triệu tập cuộc họp đầu tiên sau gần 2 năm gián đoạn.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ngoài việc tập trung trao đổi về cuộc xung đột tại Ukraine và một số vấn đề khác, cuộc họp còn thảo luận việc cải thiện "các cơ chế giảm thiểu rủi ro liên quan tới những hoạt động quân sự."
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Nga và NATO đang trải qua giai đoạn mất lòng tin sâu sắc liên quan tới cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine.
Xem thêm tại đây: Hội đồng Nga-NATO lần đầu tiên nhóm họp sau 2 năm gián đoạn
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ngoài việc tập trung trao đổi về cuộc xung đột tại Ukraine và một số vấn đề khác, cuộc họp còn thảo luận việc cải thiện "các cơ chế giảm thiểu rủi ro liên quan tới những hoạt động quân sự."
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Nga và NATO đang trải qua giai đoạn mất lòng tin sâu sắc liên quan tới cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine.
Xem thêm tại đây: Hội đồng Nga-NATO lần đầu tiên nhóm họp sau 2 năm gián đoạn
Cuộc đàm phán đầu tiên giữa các nước sản xuất thép hàng đầu kết thúc thất bại
Ngày 18/4, các bộ trưởng và quan chức cấp cao của các quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới đã nhóm họp tại thủ đô Brussels của Bỉ, nhằm tìm cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng nguồn cung thép dư thừa hiện nay.
Đây là lần đầu tiên các quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới ngồi lại với nhau để thảo luận về thực trạng dư cung trên thị trường.
Tu nhiên, tại cuộc họp, Trung Quốc và các nước sản xuất thép hàng đầu khác không nhất trí được các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng ngành thép hiện nay.
Một ngày sau đó, Mỹ, Liên minh châu Âu, và 6 quốc gia khác đã kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng dư thừa sản lượng thép trên toàn cầu.
Washington đã chỉ đích danh Trung Quốc làm cuộc đàm phán thất bại, đồng thời cho rằng Bắc Kinh cần giảm sản lượng thép dư thừa nếu không sẽ phải đối mặt với các hành động thương mại có thể có từ các nước khác.
Xem thêm tại đây: Đàm phán tháo gỡ khủng hoảng dư thừa thép: Kết thúc thất bại
Đây là lần đầu tiên các quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới ngồi lại với nhau để thảo luận về thực trạng dư cung trên thị trường.
Tu nhiên, tại cuộc họp, Trung Quốc và các nước sản xuất thép hàng đầu khác không nhất trí được các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng ngành thép hiện nay.
Một ngày sau đó, Mỹ, Liên minh châu Âu, và 6 quốc gia khác đã kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng dư thừa sản lượng thép trên toàn cầu.
Washington đã chỉ đích danh Trung Quốc làm cuộc đàm phán thất bại, đồng thời cho rằng Bắc Kinh cần giảm sản lượng thép dư thừa nếu không sẽ phải đối mặt với các hành động thương mại có thể có từ các nước khác.
Xem thêm tại đây: Đàm phán tháo gỡ khủng hoảng dư thừa thép: Kết thúc thất bại
AP nhận giải thưởng danh giá nhất tại Pulitzer 2016
Ngày 18/4, lễ trao giải thưởng báo chí Pulitzer đã diễn ra tại trường đại học Columbia, thành phố New York, Mỹ.
Giải phục vụ cộng đồng - giải thưởng được đánh giá cao nhất - đã thuộc về hãng thông tấn AP với loạt bài viết phơi bày cảnh nô lệ trên các tàu thuyền đánh bắt cá tại khu vực Đông Nam Á.
Nhờ loạt bài này, hơn 2.000 công dân Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar đã được giải thoát khỏi cảnh nô lệ trên những tàu thuyền đánh bắt cá.
Giải thưởng dành cho tác phẩm hư cấu được trao cho tác giả người Mỹ gốc Việt, Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) với tác phẩm đầu tay "The Sympathizer."
Điều khá bất ngờ là tờ The USA today và tờ The Wall Street Journal, hai trong số ba nhật báo hàng đầu của Mỹ cùng với tờ New York Times, không được xướng danh lần nào trong lễ trao giải Pulitzer năm nay.
Xem thêm tại đây: Pulitzer 2016: AP đoạt giải danh giá với chùm bài về nô lệ tàu cá
Giải phục vụ cộng đồng - giải thưởng được đánh giá cao nhất - đã thuộc về hãng thông tấn AP với loạt bài viết phơi bày cảnh nô lệ trên các tàu thuyền đánh bắt cá tại khu vực Đông Nam Á.
Nhờ loạt bài này, hơn 2.000 công dân Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar đã được giải thoát khỏi cảnh nô lệ trên những tàu thuyền đánh bắt cá.
Giải thưởng dành cho tác phẩm hư cấu được trao cho tác giả người Mỹ gốc Việt, Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) với tác phẩm đầu tay "The Sympathizer."
Điều khá bất ngờ là tờ The USA today và tờ The Wall Street Journal, hai trong số ba nhật báo hàng đầu của Mỹ cùng với tờ New York Times, không được xướng danh lần nào trong lễ trao giải Pulitzer năm nay.
Xem thêm tại đây: Pulitzer 2016: AP đoạt giải danh giá với chùm bài về nô lệ tàu cá
Vòng hòa đàm mới về xung đột Yemen khai mạc tại Kuwait
Ngày 21/4, vòng đàm phán hòa bình do Liên hợp quốc bảo trợ nhằm chấm dứt xung đột vũ trang kéo dài 13 tháng qua ở Yemen đã chính thức khai mạc tại Kuwait, với sự tham gia đầy đủ của phái đoàn Chính phủ và đại diện các phe đối lập tại quốc gia Trung Đông này.
Phát biểu khai mạc các vòng đàm phán, Ngoại trưởng nước chủ nhà Sheikh Sabah al-Khaled Al-Sabah đã miêu tả vòng hòa đàm lần này là "cơ hội lịch sử" để chấm dứt xung đột đẫm máu ở Yemen.
Trong khi đó, Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Yemen Ismail Ould Cheikh Ahmed nhấn mạnh: "Hôm nay, các bạn chỉ có một trong hai lựa chọn: một quốc gia hòa bình hoặc hủy hoại đất nước."
Phiên họp đầu tiên đã kết thúc sau gần 2 giờ thảo luận và phiên họp tiếp theo dự kiến diễn ra chiều 22/4.
Xem thêm tại đây: Vòng hòa đàm mới về xung đột Yemen khai mạc tại Kuwait
Phát biểu khai mạc các vòng đàm phán, Ngoại trưởng nước chủ nhà Sheikh Sabah al-Khaled Al-Sabah đã miêu tả vòng hòa đàm lần này là "cơ hội lịch sử" để chấm dứt xung đột đẫm máu ở Yemen.
Trong khi đó, Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Yemen Ismail Ould Cheikh Ahmed nhấn mạnh: "Hôm nay, các bạn chỉ có một trong hai lựa chọn: một quốc gia hòa bình hoặc hủy hoại đất nước."
Phiên họp đầu tiên đã kết thúc sau gần 2 giờ thảo luận và phiên họp tiếp theo dự kiến diễn ra chiều 22/4.
Xem thêm tại đây: Vòng hòa đàm mới về xung đột Yemen khai mạc tại Kuwait
Phát hiện đường hầm buôn ma túy dài nhất nối Mỹ và Mexico
Ngày 20/4, giới chức Mỹ thông báo đã phát hiện một đường hầm được dùng để vận chuyển ma túy tại bang California giáp biên giới Mexico. Đây là đường hầm có chiều dài và quy mô lớn nhất bị phát hiện từ trước tới nay.
Theo thông báo của Văn phòng Tổng công tố California, đường hầm bí mật này dài khoảng 730m - gấp hơn 8 lần so với một sân thi đấu bóng chày tại Mỹ, và được xây dựng tinh vi, có cả thang máy, hệ thống đèn, đường ray chạy điện và hệ thống thông gió.
Đường hầm này nối một ngôi nhà ở thành phố biên giới Tijuana của Mexico với một khu thương mại ở thành phố San Diego thuộc bang California.
Xem thêm tại đây: Phát hiện đường hầm buôn ma túy dài nhất nối Mỹ và Mexico
Theo thông báo của Văn phòng Tổng công tố California, đường hầm bí mật này dài khoảng 730m - gấp hơn 8 lần so với một sân thi đấu bóng chày tại Mỹ, và được xây dựng tinh vi, có cả thang máy, hệ thống đèn, đường ray chạy điện và hệ thống thông gió.
Đường hầm này nối một ngôi nhà ở thành phố biên giới Tijuana của Mexico với một khu thương mại ở thành phố San Diego thuộc bang California.
Xem thêm tại đây: Phát hiện đường hầm buôn ma túy dài nhất nối Mỹ và Mexico
Báo cáo cuối cùng xác định vụ rơi máy bay Air Algerie
Ngày 22/4, các nhà điều tra đã công bố báo cáo cuối cùng về vụ rơi máy bay của hãng hàng không Air Algerie của Algeria năm 2014 khiến 116 người thiệt mạng, theo đó xác định nguyên nhân tai nạn chủ yếu do phi công đã không kích hoạt hệ thống chống đóng băng của máy bay.
Chiếc máy bay McDonnell Douglas 83 của Air Algerie chở 118 hành khách gặp nạn ngày 24/7/2014, khi đang trên hành trình từ thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso đến thủ đô Algiers của Algeria.
Sau khi cất cánh 50 phút, máy bay đã phải đổi hướng để tránh bão và sau đó mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu.
Xác máy bay đã được lực lượng tìm kiếm của Pháp tìm thấy ngay trong đêm tại khu vực Gossi mở miền Bắc Mali, gần biên giới Burkina Faso. Toàn bộ 116 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó 54 nạn nhân là người Pháp.
Xem thêm tại đây: Vụ rơi máy bay Air Algerie năm 2014 được xác định do lỗi phi công
Chiếc máy bay McDonnell Douglas 83 của Air Algerie chở 118 hành khách gặp nạn ngày 24/7/2014, khi đang trên hành trình từ thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso đến thủ đô Algiers của Algeria.
Sau khi cất cánh 50 phút, máy bay đã phải đổi hướng để tránh bão và sau đó mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu.
Xác máy bay đã được lực lượng tìm kiếm của Pháp tìm thấy ngay trong đêm tại khu vực Gossi mở miền Bắc Mali, gần biên giới Burkina Faso. Toàn bộ 116 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó 54 nạn nhân là người Pháp.
Xem thêm tại đây: Vụ rơi máy bay Air Algerie năm 2014 được xác định do lỗi phi công
Phát hiện xác ướp 4.500 năm tuổi tại Peru
Ngày 22/4, các nhà khảo cổ học Peru thông báo đã phát hiện một xác ướp có niên đại 4.500 năm tại thành phố biển Aspero.
Giới khoa học Peru cho biết đây là xác ướp của một phụ nữ khoảng 40-50 tuổi thuộc tầng lớp thượng lưu, điều được minh chứng qua rất nhiều di vật được mai táng cùng.
Các nhà khảo cổ học nhận định sự kết hợp của các loài sinh vật trên các hiện vật nói trên cho thấy có thể đã có một mối giao thương giữa thành phố Aspero và nền văn minh cổ nhất châu Mỹ là Caral, được coi như tiền thân của người Inca.
Xem thêm tại đây: Phát hiện xác ướp phụ nữ có niên đại 4.500 năm tuổi tại Peru
Giới khoa học Peru cho biết đây là xác ướp của một phụ nữ khoảng 40-50 tuổi thuộc tầng lớp thượng lưu, điều được minh chứng qua rất nhiều di vật được mai táng cùng.
Các nhà khảo cổ học nhận định sự kết hợp của các loài sinh vật trên các hiện vật nói trên cho thấy có thể đã có một mối giao thương giữa thành phố Aspero và nền văn minh cổ nhất châu Mỹ là Caral, được coi như tiền thân của người Inca.
Xem thêm tại đây: Phát hiện xác ướp phụ nữ có niên đại 4.500 năm tuổi tại Peru
(Vietnam+)