Khẩu chiến Mỹ-Triều Tiên
Ngày 10/8, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin quân đội nước này đang lên kế hoạch bắn 4 tên lửa đạn đạo tầm trung nhằm vào đảo Guam, nơi đặt một số căn cứ chiến lược quan trọng của Không quân và Hải quân Mỹ.
Theo KCNA, kế hoạch này sẽ được đệ trình nhà lãnh đạo Kim Jong Un để đưa ra quyết định cuối cùng.
Kế hoạch này được phía Triều Tiên đưa ra nhằm phản ứng trước động thái cảnh báo của Tổng thống Mỹ Trump rằng Bình Nhưỡng sẽ bị đáp trả "bằng lửa và thịnh nộ" nếu tiếp tục duy trì tham vọng tấn công Mỹ bằng tên lửa đạn đạo.
Những tuyên bố trên đang khiến cho căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên leo thang và dư luận thế giới hết sức lo ngại về việc liệu có xảy ra một cuộc chiến tranh Mỹ-Triều.
Ngày 11/8, Trung Quốc đã hối thúc Mỹ và Triều Tiên cần "thận trọng" với ngôn từ và hành động, sau khi hai nước này tăng cường khẩu chiến liên quan tới chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Theo KCNA, kế hoạch này sẽ được đệ trình nhà lãnh đạo Kim Jong Un để đưa ra quyết định cuối cùng.
Kế hoạch này được phía Triều Tiên đưa ra nhằm phản ứng trước động thái cảnh báo của Tổng thống Mỹ Trump rằng Bình Nhưỡng sẽ bị đáp trả "bằng lửa và thịnh nộ" nếu tiếp tục duy trì tham vọng tấn công Mỹ bằng tên lửa đạn đạo.
Những tuyên bố trên đang khiến cho căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên leo thang và dư luận thế giới hết sức lo ngại về việc liệu có xảy ra một cuộc chiến tranh Mỹ-Triều.
Ngày 11/8, Trung Quốc đã hối thúc Mỹ và Triều Tiên cần "thận trọng" với ngôn từ và hành động, sau khi hai nước này tăng cường khẩu chiến liên quan tới chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Động đất liên tiếp ở Trung Quốc
Đêm 8 và rạng sáng 9/8, Trung Quốc đã hứng chịu hai trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên và khu tự trị Tân Cương.
Đó là trận động đất mạnh 7 độ Richter vào đêm 8/8 tại khu du lịch Cửu Trại Câu, tỉnh Tứ Xuyên làm ít nhất 19 người chết và 263 người bị thương, hơn 130.000 ngôi nhà bị hư hại.
Trận thứ hai xảy ra tại huyện Tinh Hà, thuộc khu tự trị Tân Cương, mạnh 6,6 độ richter làm ít nhất 32 người bị thương, hơn 1.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại.
Ngay sau trận động đất, chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh phản ứng khẩn cấp và cử các nhóm cứu hộ tới triển khai công tác khắc phục hậu quả tại các vùng chịu ảnh hưởng của động đất.
Đó là trận động đất mạnh 7 độ Richter vào đêm 8/8 tại khu du lịch Cửu Trại Câu, tỉnh Tứ Xuyên làm ít nhất 19 người chết và 263 người bị thương, hơn 130.000 ngôi nhà bị hư hại.
Trận thứ hai xảy ra tại huyện Tinh Hà, thuộc khu tự trị Tân Cương, mạnh 6,6 độ richter làm ít nhất 32 người bị thương, hơn 1.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại.
Ngay sau trận động đất, chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh phản ứng khẩn cấp và cử các nhóm cứu hộ tới triển khai công tác khắc phục hậu quả tại các vùng chịu ảnh hưởng của động đất.
Nhân viên cứu hộ làm nhiệm vụ tại tòa nhà bị sập do động đất tại Tứ Xuyên ngày 9/8. (Nguồn: THX/TTXVN)
Bê bối trứng bẩn ở châu Âu
Những ngày qua, châu Âu đang hứng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng về an toàn thực phẩm khi vụ bê bối trứng nhiễm độc thuốc trừ sâu còn gọi là trứng "bẩn" bắt nguồn từ Hà Lan lan rộng tại một loạt các quốc gia châu Âu khiến các nước này phải nỗ lực tìm các biện pháp đối phó.
Vụ bê bối “trứng bẩn” bị phanh phui từ Hà Lan vào ngày 28/7, khi cơ quan chức năng nước này phát hiện dư lượng cao thuốc trừ sâu Fipronil do công ty BASF của Đức sản xuất, trong các mẫu kiểm tra phân, máu và trứng gà.
Hóa chất trên được một công ty của Hà Lan là Chickfriend đưa vào sử dụng tại các trang trại gia cầm nhằm tiêu diệt bọ đỏ ký sinh trên gà.
Cho tới nay, vụ bê bối trứng "bẩn" đã ảnh hưởng tới 11 quốc gia châu Âu, với hàng triệu quả trứng được thu hồi.
Vụ bê bối “trứng bẩn” bị phanh phui từ Hà Lan vào ngày 28/7, khi cơ quan chức năng nước này phát hiện dư lượng cao thuốc trừ sâu Fipronil do công ty BASF của Đức sản xuất, trong các mẫu kiểm tra phân, máu và trứng gà.
Hóa chất trên được một công ty của Hà Lan là Chickfriend đưa vào sử dụng tại các trang trại gia cầm nhằm tiêu diệt bọ đỏ ký sinh trên gà.
Cho tới nay, vụ bê bối trứng "bẩn" đã ảnh hưởng tới 11 quốc gia châu Âu, với hàng triệu quả trứng được thu hồi.
Trứng gà mua tại một siêu thị ở Paris, Pháp. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Quốc hội Pháp thông qua luật "thanh lọc" bộ máy chính trị
Ngày 9/8, với 412 phiếu ủng hộ và 74 phiếu phản đối, Quốc hội Pháp đã thông qua một dự luật nhằm làm trong sạch bộ máy chính trị quốc gia.
Theo luật mới, các nghị sỹ sẽ không còn được cấp kinh phí để chi trả cho các lĩnh vực hay các tổ chức phi chính phủ mà họ lựa chọn. Luật này cũng cấm các nghị sỹ quốc hội và các bộ trưởng thuê người trong gia đình làm việc cho mình.
Đây là một trong những động thái mới nhất từ chính phủ trung hữu của Tổng thống Emmanuel Macron nhằm khôi phục lòng tin dân chúng đối với đội ngũ chính trị gia Pháp.
Trước đó, vụ bê bối của cựu Thủ tướng Pháp, Francois Fillon, trong chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp vừa qua đã khiến dân chúng Pháp bị mất lòng tin trầm trọng vào chính giới Pháp.
Ông Fillon được cho là đã thuê và chi trả bất hợp lý cho vợ và các con với vai trò phụ tá nhưng trên thực tế những thành viên này không tham gia công việc nào cụ thể.
Theo luật mới, các nghị sỹ sẽ không còn được cấp kinh phí để chi trả cho các lĩnh vực hay các tổ chức phi chính phủ mà họ lựa chọn. Luật này cũng cấm các nghị sỹ quốc hội và các bộ trưởng thuê người trong gia đình làm việc cho mình.
Đây là một trong những động thái mới nhất từ chính phủ trung hữu của Tổng thống Emmanuel Macron nhằm khôi phục lòng tin dân chúng đối với đội ngũ chính trị gia Pháp.
Trước đó, vụ bê bối của cựu Thủ tướng Pháp, Francois Fillon, trong chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp vừa qua đã khiến dân chúng Pháp bị mất lòng tin trầm trọng vào chính giới Pháp.
Ông Fillon được cho là đã thuê và chi trả bất hợp lý cho vợ và các con với vai trò phụ tá nhưng trên thực tế những thành viên này không tham gia công việc nào cụ thể.
Trụ sở Quốc hội Pháp. (Nguồn: European Movement Ireland)
Bạo lực ở Charlottesville (Mỹ)
Ngày 12/8, Thống đốc bang Virginia của Mỹ Terry McAuliffe đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang này, sau khi nổ ra các vụ đụng độ bạo lực tại một buổi tuần hành lớn của những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng ở thành phố Charlottesville.
Hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành “Đoàn kết phe cánh hữu” và những người phản đối họ đã xô xát với nhau.
Nhiều vụ đụng độ xảy ra ngay trước khi cuộc tuần hành chính thức bắt đầu vào trưa 12/8 (giờ địa phương), khiến một số người bị thương.
Không khí xung quanh cuộc tuần hành tràn ngập mùi hơi cay. Trong khi đó, các nhân chứng cho biết một chiếc ôtô đã lao vào đám đông tại cuộc tuần hành, khiến hơn 10 người bị thương. Họ gọi đây là một hành động "có chủ đích."
Ngày 12/8, nhà chức trách thành phố Charlottesville thuộc bang Virginia, Mỹ, xác nhận số người thiệt mạng do bạo lực trong cuộc tuần hành của phe cực hữu cùng ngày tại đây đã lên đến ba người.
Theo các nhân chứng, căng thẳng đã đặc biệt gia tăng sau khi một xe ôtô lao thẳng vào đám đông tụ tập trên một con phố cách công viên khoảng hai khu nhà.
Một người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ việc này. Hiện đối tượng lái xe đã bị bắt và cảnh sát coi đây là một vụ giết ngư
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 12/8 thông báo mở một cuộc điều tra dân sự nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn tới vụ một xe ôtô đâm thẳng vào đám đông tuần hành trên một con phố tại thành phố Charlottesville thuộc bang Virginia sáng cùng ngày, làm 3 người thiệt mạng và gần 20 người bị thương; trong đó có nhiều người trong tình trạng nguy kịch.
Vụ lao xe trên xảy ra trong bối cảnh đụng độ bạo lực bùng phát tại một buổi tuần hành lớn của những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng ở thành phố Charlottesville.
Hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành “Đoàn kết phe cánh hữu” và những người phản đối họ đã xô xát với nhau.
Nhiều vụ đụng độ xảy ra ngay trước khi cuộc tuần hành chính thức bắt đầu vào trưa 12/8 (giờ địa phương), khiến một số người bị thương.
Không khí xung quanh cuộc tuần hành tràn ngập mùi hơi cay. Trong khi đó, các nhân chứng cho biết một chiếc ôtô đã lao vào đám đông tại cuộc tuần hành, khiến hơn 10 người bị thương. Họ gọi đây là một hành động "có chủ đích."
Ngày 12/8, nhà chức trách thành phố Charlottesville thuộc bang Virginia, Mỹ, xác nhận số người thiệt mạng do bạo lực trong cuộc tuần hành của phe cực hữu cùng ngày tại đây đã lên đến ba người.
Theo các nhân chứng, căng thẳng đã đặc biệt gia tăng sau khi một xe ôtô lao thẳng vào đám đông tụ tập trên một con phố cách công viên khoảng hai khu nhà.
Một người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ việc này. Hiện đối tượng lái xe đã bị bắt và cảnh sát coi đây là một vụ giết ngư
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 12/8 thông báo mở một cuộc điều tra dân sự nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn tới vụ một xe ôtô đâm thẳng vào đám đông tuần hành trên một con phố tại thành phố Charlottesville thuộc bang Virginia sáng cùng ngày, làm 3 người thiệt mạng và gần 20 người bị thương; trong đó có nhiều người trong tình trạng nguy kịch.
Vụ lao xe trên xảy ra trong bối cảnh đụng độ bạo lực bùng phát tại một buổi tuần hành lớn của những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng ở thành phố Charlottesville.
Hiện trường vụ đâm xe. (Nguồn: AP)
Lào và Campuchia thống nhất phương án giải quyết vấn đề biên giới
Sáng 12/8, tại Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Lào ở thủ đô Vientiane đã diễn ra cuộc gặp giữa Thủ tướng Lào Thongloun Sisulith và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.
Hãng thông tấn quốc gia Lào (KPL) cho biết Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã nhất trí hai bên sẽ cùng rút quân ra khỏi khu vực biên giới giữa tỉnh Attapue của Lào và tỉnh Strung Treng của Campuchia.
Tại buổi họp báo chung diễn ra sau cuộc gặp, Thủ tướng Lào Thongloun Sishoulith cho biết ông và Thủ tướng Campuchia đã có cuộc trao đổi thẳng thắn trên tinh thần thân thiện, tránh không để tình hình mất kiểm soát.
Hai bên đã nhất trí phía Lào sẽ rút nốt số quân còn lại ở khu vực biên giới tranh chấp và phía Campuchia sẽ ngừng xây dựng đường tại khu vực biên giới tranh chấp.
Thủ tướng Lào Thongloun Sishoulith cho biết Thủ tướng Hun Sen cũng đã ra lệnh ngừng xây dựng tuyến đường trong khu vực đó, đưa tình hình trở lại bình thường, nhằm khôi phục niềm tin của người dân hai nước.
Hãng thông tấn quốc gia Lào (KPL) cho biết Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã nhất trí hai bên sẽ cùng rút quân ra khỏi khu vực biên giới giữa tỉnh Attapue của Lào và tỉnh Strung Treng của Campuchia.
Tại buổi họp báo chung diễn ra sau cuộc gặp, Thủ tướng Lào Thongloun Sishoulith cho biết ông và Thủ tướng Campuchia đã có cuộc trao đổi thẳng thắn trên tinh thần thân thiện, tránh không để tình hình mất kiểm soát.
Hai bên đã nhất trí phía Lào sẽ rút nốt số quân còn lại ở khu vực biên giới tranh chấp và phía Campuchia sẽ ngừng xây dựng đường tại khu vực biên giới tranh chấp.
Thủ tướng Lào Thongloun Sishoulith cho biết Thủ tướng Hun Sen cũng đã ra lệnh ngừng xây dựng tuyến đường trong khu vực đó, đưa tình hình trở lại bình thường, nhằm khôi phục niềm tin của người dân hai nước.
Những người lao động di trú bất hợp pháp làm thủ tục đăng ký tại Văn phòng việc làm ở tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan ngày 24/7. (Nguồn: EPA/TTXVN)
10 nhân vật giành giải Nobel kêu gọi hoãn tử hình 14 người Hồi giáo
Mười nhân vật từng nhận giải Nobel đến từ nhiều nước trên thế giới đã gửi một bức thư kêu gọi chính quyền Saudi Arabia hoãn việc hành quyết 14 người Hồi giáo dòng Shiite bị kết tội liên quan tới các vụ tấn công khủng bố hồi năm 2012.
Tham gia ký tên vào bức thư trên gồm có Tổng giám mục người Nam Phi đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid Desmond Tutu , nhà hoạt động người Yemen Tawakkul Karman, luật sư người Iran Shirin Ebadi và cựu Tổng thống Đông Timor Jose Ramos-Horta...
Bức thư công bố ngày 11/8 hối thúc Quốc vương Salman và Hoàng thái tử Mohammed bin Salman "hành động nhân từ" và hoãn thông qua việc thi hành án tử đối với 14 đối tượng trên.
Trước đó, hồi tháng 7, Tòa án Tối cao Saudi Arabia ra phán quyết giữ nguyên mức án tử hình đối với 14 công dân nước này bị kết tội liên quan tới các vụ tấn công khủng bố tại tỉnh miền Đông Qatif với các tội danh kích động bạo loạn, chống chính phủ và trộm cắp mang theo vũ trang.
Tham gia ký tên vào bức thư trên gồm có Tổng giám mục người Nam Phi đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid Desmond Tutu , nhà hoạt động người Yemen Tawakkul Karman, luật sư người Iran Shirin Ebadi và cựu Tổng thống Đông Timor Jose Ramos-Horta...
Bức thư công bố ngày 11/8 hối thúc Quốc vương Salman và Hoàng thái tử Mohammed bin Salman "hành động nhân từ" và hoãn thông qua việc thi hành án tử đối với 14 đối tượng trên.
Trước đó, hồi tháng 7, Tòa án Tối cao Saudi Arabia ra phán quyết giữ nguyên mức án tử hình đối với 14 công dân nước này bị kết tội liên quan tới các vụ tấn công khủng bố tại tỉnh miền Đông Qatif với các tội danh kích động bạo loạn, chống chính phủ và trộm cắp mang theo vũ trang.
Lực lượng an ninh điều tra tại hiện trường một vụ đánh bom ở Saudi Arabia. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nhiệt độ bề mặt Trái Đất năm 2016 đạt mức cao nhất mọi thời đại
Trong báo cáo quốc tế về "Tình trạng khí hậu" công bố ngày 10/8, Chính phủ Mỹ khẳng định năm 2016 là năm nóng kỷ lục trên toàn cầu trong vòng 137 năm qua, với nhiệt độ bề mặt Trái Đất được ghi nhận ở mức cao nhất mọi thời đại.
Theo báo cáo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia (NOAA), phần lớn các chỉ số về biến đổi khí hậu trong năm 2016 đều trong xu hướng ấm dần lên.
Một số chỉ số trong đó có nhiệt độ đại dương và trên đất liền, mực nước biển và sự tập trung khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong không khí đều phá những mốc kỷ lục được ghi nhận một năm trước đó.
Những số liệu cập nhật hàng năm do các nhà nghiên cứu thuộc NOAA và hơn 450 chuyên gia thuộc gần 60 quốc gia trên thế giới đưa ra đều cho thấy nhiệt độ Trái Đất đã phá kỷ lục trong 3 năm liên tiếp, trong đó chỉ số về khí thải gây hiệu ứng nhà kính lập kỷ lục cao nhất, đặc biệt mật độ khí carbon dioxide (CO2), methane và nitrous oxide cũng đều tăng lên mức kỷ lục mới trong năm 2016.
Theo báo cáo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia (NOAA), phần lớn các chỉ số về biến đổi khí hậu trong năm 2016 đều trong xu hướng ấm dần lên.
Một số chỉ số trong đó có nhiệt độ đại dương và trên đất liền, mực nước biển và sự tập trung khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong không khí đều phá những mốc kỷ lục được ghi nhận một năm trước đó.
Những số liệu cập nhật hàng năm do các nhà nghiên cứu thuộc NOAA và hơn 450 chuyên gia thuộc gần 60 quốc gia trên thế giới đưa ra đều cho thấy nhiệt độ Trái Đất đã phá kỷ lục trong 3 năm liên tiếp, trong đó chỉ số về khí thải gây hiệu ứng nhà kính lập kỷ lục cao nhất, đặc biệt mật độ khí carbon dioxide (CO2), methane và nitrous oxide cũng đều tăng lên mức kỷ lục mới trong năm 2016.
Khách du lịch làm mát bằng vòi nước công cộng khi nhiệt độ lên tới 40 độ C tại Florence, Italy ngày 1/8. (Nguồn: EPA/TTXVN)
(Vietnam+)