Các nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên đặt chân đến Singapore
Ngày 5/6, Nhà Trắng thông báo, Mỹ và Triều Tiên đã quyết định địa điểm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12-6 tới là Khách sạn Capella trên đảo Sentosa của Singapore.
Trước đó một ngày, phía Mỹ cũng thông báo thời gian dự kiến diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên là vào lúc 9 giờ sáng ngày 12/6 (giờ Singapore).
Tờ Straits Times của Singapore đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 10/6 đã tới Singapore, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/6.
Theo nguồn tin, một máy bay Boeing 747 của hãng hàng không Trung Quốc chở ông Kim Jong-un đã đáp xuống sân bay Changi của Singapore.
Ngày 10/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Singapore nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Máy bay chở Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ cánh tại sân bay không quân Paya Lebar của Singapore vào lúc 20 giờ 30 ngày 10/6 (giờ địa phương).
Ngay sau khi đặt chân đến Singapore tham dự cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc gặp với Thủ tướng Lý Hiển Long.
Trước đó, khoảng 14 giờ 37 phút ngày 10/6 (giờ địa phương), máy bay chở nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và đoàn tháp tùng đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Changi, chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào sáng ngày 12/6 tới.
Có thể thấy, sau những tuyên bố "ăn miếng, trả miếng" khiến cả Mỹ và Triều Tiên ngày càng rời xa khỏi "cơ hội vàng" của cuộc gặp lịch sử ở Singapore, hiện cả hai nước đều đang nỗ lực đưa tiến trình đối thoại Mỹ-Triều trở lại đúng hướng.
Rõ ràng, một cuộc đối thoại trực tiếp giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên là cơ hội duy nhất để hai bên hóa giải những bất đồng trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Để đạt được điều đó đòi hỏi cả Mỹ và Triều Tiên cần sẵn sàng gạt bỏ những nghi kỵ, cùng nhau xây dựng lòng tin và tìm được "mẫu số chung" để hướng tới mục đích phi hạt nhân hóa, qua đó mang lại nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.
Trước đó một ngày, phía Mỹ cũng thông báo thời gian dự kiến diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên là vào lúc 9 giờ sáng ngày 12/6 (giờ Singapore).
Tờ Straits Times của Singapore đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 10/6 đã tới Singapore, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/6.
Theo nguồn tin, một máy bay Boeing 747 của hãng hàng không Trung Quốc chở ông Kim Jong-un đã đáp xuống sân bay Changi của Singapore.
Ngày 10/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Singapore nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Máy bay chở Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ cánh tại sân bay không quân Paya Lebar của Singapore vào lúc 20 giờ 30 ngày 10/6 (giờ địa phương).
Ngay sau khi đặt chân đến Singapore tham dự cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc gặp với Thủ tướng Lý Hiển Long.
Trước đó, khoảng 14 giờ 37 phút ngày 10/6 (giờ địa phương), máy bay chở nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và đoàn tháp tùng đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Changi, chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào sáng ngày 12/6 tới.
Có thể thấy, sau những tuyên bố "ăn miếng, trả miếng" khiến cả Mỹ và Triều Tiên ngày càng rời xa khỏi "cơ hội vàng" của cuộc gặp lịch sử ở Singapore, hiện cả hai nước đều đang nỗ lực đưa tiến trình đối thoại Mỹ-Triều trở lại đúng hướng.
Rõ ràng, một cuộc đối thoại trực tiếp giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên là cơ hội duy nhất để hai bên hóa giải những bất đồng trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Để đạt được điều đó đòi hỏi cả Mỹ và Triều Tiên cần sẵn sàng gạt bỏ những nghi kỵ, cùng nhau xây dựng lòng tin và tìm được "mẫu số chung" để hướng tới mục đích phi hạt nhân hóa, qua đó mang lại nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Trump tới Singapore cùng ngày với ông Kim. (Nguồn: CNN)
Tổng thống Nga Vladimir Putin đối thoại trực tuyến với toàn dân
Ngày 7/6, tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giao lưu trực tuyến, trả lời các câu hỏi của toàn thể nhân dân về các vấn đề họ quan tâm đối với đất nước.
Đây là cuộc giao lưu trực tuyến đầu tiên từ khi ông tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ tư (2018-2024) và là cuộc thứ 16 từ năm 2001. Trong đó 12 lần ông giao lưu với tư cách Tổng thống và 4 lần với tư cách Thủ tướng của nước Nga.
Trong buổi giao lưu trực tuyến lần này, giải đáp những vấn đề người dân quan tâm đối với đất nước, Tổng thống Putin cho biết, nước Nga đã đi vào quỹ đạo phát triển kinh tế bền vững, mặc dù tăng trưởng năm 2017 chỉ đạt 1,5%, lạm phát ở mức thấp kỷ lục.
Thu nhập thực tế của người dân cũng tăng bền vững, trong đó tiền lương tăng 1,9%, thu nhập thực tăng 3,8%. Ông Putin cho rằng, mức nợ quốc gia thấp, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng và đạt 450 tỷ USD, là điều kiện tốt đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong tương lai gần.
Ngoài các vấn đề trong nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng trả lời các câu hỏi về các vấn đề đối ngoại. Tổng thống Putin khẳng định, điều quan trọng đối với Nga hiện nay là bảo vệ lợi ích của đất nước cả trong lĩnh vực an ninh và kinh tế, tuy nhiên Nga sẵn sàng tìm kiếm sự dung hòa.
Mỗi quốc gia có lợi ích riêng, nhưng không thể bảo vệ lợi ích bằng cách sử dụng các biện pháp ích kỷ như trừng phạt kinh tế. Tổng thống Putin cảnh báo thế giới cần tránh một cuộc xung đột toàn cầu, theo đó các bên cần phải cùng nhau tìm kiếm các hình thức hợp tác đáp ứng thực tế hiện nay.
Theo ông, các cáo buộc của phương Tây đối với Nga nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt với mục đích kiềm chế sự phát triển của Nga, vì nhiều thế lực ở phương Tây xem Nga là một đối thủ cạnh tranh. Ông nhấn mạnh, "đây là chính sách sai lầm," đồng thời nêu rõ "không cần phải kiềm chế ai, kể cả Nga, mà cần xây dựng quan hệ hợp tác."
Ngoài ra, trong các vấn đề đối ngoại, Tổng thống Putin còn trả lời các cầu hỏi liên quan đến tình hình Ukraine, vấn đề Mỹ áp thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu, vấn đề an ninh mạng…
Năm nay, hình thức cuộc đối thoại trực tuyến của tổng thống Nga với người dân đã có sự đổi mới so với các năm trước. Trong phòng trả lời trực tuyến không có khán giả để Tổng thống Putin hoàn toàn tập trung vào các thắc mắc của người dân.
Ngoài ra, trong buổi đối thoại, Tổng thống Putin còn yêu cầu toàn bộ Thống đốc các tỉnh, lãnh đạo các chủ thể liên bang của Nga đều phải trực điện thoại để sẵn sàng báo cáo về giải pháp cho vấn đề và nhận chỉ thị từ Tổng thống trong quá trình giao lưu.
Đây là cuộc giao lưu trực tuyến đầu tiên từ khi ông tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ tư (2018-2024) và là cuộc thứ 16 từ năm 2001. Trong đó 12 lần ông giao lưu với tư cách Tổng thống và 4 lần với tư cách Thủ tướng của nước Nga.
Trong buổi giao lưu trực tuyến lần này, giải đáp những vấn đề người dân quan tâm đối với đất nước, Tổng thống Putin cho biết, nước Nga đã đi vào quỹ đạo phát triển kinh tế bền vững, mặc dù tăng trưởng năm 2017 chỉ đạt 1,5%, lạm phát ở mức thấp kỷ lục.
Thu nhập thực tế của người dân cũng tăng bền vững, trong đó tiền lương tăng 1,9%, thu nhập thực tăng 3,8%. Ông Putin cho rằng, mức nợ quốc gia thấp, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng và đạt 450 tỷ USD, là điều kiện tốt đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong tương lai gần.
Ngoài các vấn đề trong nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng trả lời các câu hỏi về các vấn đề đối ngoại. Tổng thống Putin khẳng định, điều quan trọng đối với Nga hiện nay là bảo vệ lợi ích của đất nước cả trong lĩnh vực an ninh và kinh tế, tuy nhiên Nga sẵn sàng tìm kiếm sự dung hòa.
Mỗi quốc gia có lợi ích riêng, nhưng không thể bảo vệ lợi ích bằng cách sử dụng các biện pháp ích kỷ như trừng phạt kinh tế. Tổng thống Putin cảnh báo thế giới cần tránh một cuộc xung đột toàn cầu, theo đó các bên cần phải cùng nhau tìm kiếm các hình thức hợp tác đáp ứng thực tế hiện nay.
Theo ông, các cáo buộc của phương Tây đối với Nga nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt với mục đích kiềm chế sự phát triển của Nga, vì nhiều thế lực ở phương Tây xem Nga là một đối thủ cạnh tranh. Ông nhấn mạnh, "đây là chính sách sai lầm," đồng thời nêu rõ "không cần phải kiềm chế ai, kể cả Nga, mà cần xây dựng quan hệ hợp tác."
Ngoài ra, trong các vấn đề đối ngoại, Tổng thống Putin còn trả lời các cầu hỏi liên quan đến tình hình Ukraine, vấn đề Mỹ áp thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu, vấn đề an ninh mạng…
Năm nay, hình thức cuộc đối thoại trực tuyến của tổng thống Nga với người dân đã có sự đổi mới so với các năm trước. Trong phòng trả lời trực tuyến không có khán giả để Tổng thống Putin hoàn toàn tập trung vào các thắc mắc của người dân.
Ngoài ra, trong buổi đối thoại, Tổng thống Putin còn yêu cầu toàn bộ Thống đốc các tỉnh, lãnh đạo các chủ thể liên bang của Nga đều phải trực điện thoại để sẵn sàng báo cáo về giải pháp cho vấn đề và nhận chỉ thị từ Tổng thống trong quá trình giao lưu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các nước châu Âu nỗ lực bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngày 5/6, nhân chuyến thăm Israel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo nguy cơ về một cuộc xung đột nếu thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) bị hủy bỏ.
Vì thế, ông Macron đã kêu gọi các bên liên quan ổn định tình hình để tránh leo thang căng thẳng dẫn đến nguy cơ xung đột. Ông Macron cũng khẳng định lại cam kết của Paris về việc duy trì JCPOA nhằm kiểm soát chương trình phát triển hạt nhân của Iran.
Về quyết định mở rộng cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran, ông Macron cho rằng kế hoạch này không vi phạm các cam kết trong khuôn khổ JCPOA.
Không chỉ có Pháp, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker mới đây cũng đã tuyên bố, Liên minh châu Âu (EU) với tư cách là đồng "kiến trúc sư" của thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà các cường quốc ký với Iran hồi năm 2015, phải kiên quyết bảo vệ giá trị cốt lõi của JCPOA và không hy sinh thỏa thuận hạt nhân này vì lợi ích chính trị của Mỹ.
JCPOA được ký năm 2015 giữa Iran với Nhóm P5+1, quy định việc dỡ bỏ dần các biện pháp trừng phạt chống Iran để đổi lấy việc Tehran duy trì bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân của mình. Tuy nhiên, bất chấp việc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã xác nhận Iran đã tuân thủ nghiêm chỉnh thỏa thuận JCPOA, Tổng thống Mỹ D.Trump ngày 8-5 vừa qua đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận này.
Ðồng thời, Nhà trắng cũng quyết định khởi động lại các biện pháp trừng phạt đã được dỡ bỏ trước đó đối với Iran. Quyết định của Mỹ đã vấp phải sự phản đối của dư luận quốc tế, nhất là các nước tham gia ký JCPOA. EU khẳng định quyết tâm bảo toàn văn kiện này, cho rằng hành động của Mỹ không có lợi cho hòa bình thế giới. Việc duy trì JCPOA được EU coi đây là cơ hội tốt nhất để ngăn chặn Tehran phát triển bom nguyên tử.
Trong khi đó, về phía Iran, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif thời gian qua đã kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án lập trường của Mỹ đối với JCPOA. Ông Zarif cũng cảnh báo về những hậu quả nguy hiểm của việc Mỹ rút khỏi JCPOA một cách "bất hợp pháp và đơn phương."
Đến nay, Iran đã thông báo với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về việc sẽ tăng công suất làm giàu urani trong những giới hạn mà JCPOA đặt ra. Liên minh châu Âu (EU) cũng khẳng định, đánh giá ban đầu chỉ ra rằng quyết định của Iran không vi phạm thỏa thuận hạt nhân.
Vì thế, ông Macron đã kêu gọi các bên liên quan ổn định tình hình để tránh leo thang căng thẳng dẫn đến nguy cơ xung đột. Ông Macron cũng khẳng định lại cam kết của Paris về việc duy trì JCPOA nhằm kiểm soát chương trình phát triển hạt nhân của Iran.
Về quyết định mở rộng cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran, ông Macron cho rằng kế hoạch này không vi phạm các cam kết trong khuôn khổ JCPOA.
Không chỉ có Pháp, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker mới đây cũng đã tuyên bố, Liên minh châu Âu (EU) với tư cách là đồng "kiến trúc sư" của thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà các cường quốc ký với Iran hồi năm 2015, phải kiên quyết bảo vệ giá trị cốt lõi của JCPOA và không hy sinh thỏa thuận hạt nhân này vì lợi ích chính trị của Mỹ.
JCPOA được ký năm 2015 giữa Iran với Nhóm P5+1, quy định việc dỡ bỏ dần các biện pháp trừng phạt chống Iran để đổi lấy việc Tehran duy trì bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân của mình. Tuy nhiên, bất chấp việc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã xác nhận Iran đã tuân thủ nghiêm chỉnh thỏa thuận JCPOA, Tổng thống Mỹ D.Trump ngày 8-5 vừa qua đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận này.
Ðồng thời, Nhà trắng cũng quyết định khởi động lại các biện pháp trừng phạt đã được dỡ bỏ trước đó đối với Iran. Quyết định của Mỹ đã vấp phải sự phản đối của dư luận quốc tế, nhất là các nước tham gia ký JCPOA. EU khẳng định quyết tâm bảo toàn văn kiện này, cho rằng hành động của Mỹ không có lợi cho hòa bình thế giới. Việc duy trì JCPOA được EU coi đây là cơ hội tốt nhất để ngăn chặn Tehran phát triển bom nguyên tử.
Trong khi đó, về phía Iran, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif thời gian qua đã kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án lập trường của Mỹ đối với JCPOA. Ông Zarif cũng cảnh báo về những hậu quả nguy hiểm của việc Mỹ rút khỏi JCPOA một cách "bất hợp pháp và đơn phương."
Đến nay, Iran đã thông báo với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về việc sẽ tăng công suất làm giàu urani trong những giới hạn mà JCPOA đặt ra. Liên minh châu Âu (EU) cũng khẳng định, đánh giá ban đầu chỉ ra rằng quyết định của Iran không vi phạm thỏa thuận hạt nhân.
Toàn cảnh lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak tại thành phố Arak, miền trung Iran, cách thủ đô Tehran 190km về phía tây nam ngày 26/8/2006. (Nguồn: Reuters /TTXVN)
Đánh bom liều chết tại Afghanistan khiến 14 người thiệt mạng
Ngày 4/6, một vụ đánh bom liều chết đã xảy ra bên ngoài Lều hoà bình tại thủ đô Kabul (Afghanistan) làm 14 người thiệt mạng, trong đó có 7 giáo sĩ Hồi giáo.
Ngay sau vụ đánh bom, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã lên án mạnh mẽ hành động đánh bom khủng bố trên. Ông tuyên bố: “Vụ đánh bom liều chết này nhắm vào số đông các giáo sĩ Hồi giáo và học giả tôn giáo từ mọi miền đất nước chính là tấn công vào những truyền nhân của Nhà tiên tri và những giá trị của đạo Hồi.”
Ngoài ra, Tổng thống Afghanistan cũng thể hiện sự ủng hộ đối với việc cấm hành vi đánh bom liều chết. Tổng thống Ashraf Ghani cũng cho rằng, thật đáng buồn khi tình trạng bạo lực đang diễn ra hàng ngày tại Afghanistan cũng cướp đi sinh mạng của không ít trẻ em nước này.
Tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện đã đứng ra nhận trách nhiệm vụ đánh bom trên, mặc dù chưa cung cấp các bằng chứng chứng minh.
Thời gian qua, tình trạng bạo lực tràn lan tại Afghanistan do những nhóm phiến quân Taliban và các tổ chức khủng bố khác thực hiện đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về "bóng ma" bạo lực lan tràn. Điều này một lần nữa cho thấy, an ninh của Afghanistan vẫn chưa được cải thiện, thậm chí có phần bất ổn hơn khi nhóm vũ trang Taliban đang ngày càng mạnh, mở rộng vùng kiểm soát lãnh thổ.
Không những vậy, vụ đánh bom liều chết vừa xảy ra còn làm tăng thêm những lo ngại về vấn đề an ninh ở Afghanistan, nhất là khi cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân của Afghanistan đang đến gần, dự kiến vào ngày 20-10 tới đây.
Ngay sau vụ đánh bom, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã lên án mạnh mẽ hành động đánh bom khủng bố trên. Ông tuyên bố: “Vụ đánh bom liều chết này nhắm vào số đông các giáo sĩ Hồi giáo và học giả tôn giáo từ mọi miền đất nước chính là tấn công vào những truyền nhân của Nhà tiên tri và những giá trị của đạo Hồi.”
Ngoài ra, Tổng thống Afghanistan cũng thể hiện sự ủng hộ đối với việc cấm hành vi đánh bom liều chết. Tổng thống Ashraf Ghani cũng cho rằng, thật đáng buồn khi tình trạng bạo lực đang diễn ra hàng ngày tại Afghanistan cũng cướp đi sinh mạng của không ít trẻ em nước này.
Tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện đã đứng ra nhận trách nhiệm vụ đánh bom trên, mặc dù chưa cung cấp các bằng chứng chứng minh.
Thời gian qua, tình trạng bạo lực tràn lan tại Afghanistan do những nhóm phiến quân Taliban và các tổ chức khủng bố khác thực hiện đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về "bóng ma" bạo lực lan tràn. Điều này một lần nữa cho thấy, an ninh của Afghanistan vẫn chưa được cải thiện, thậm chí có phần bất ổn hơn khi nhóm vũ trang Taliban đang ngày càng mạnh, mở rộng vùng kiểm soát lãnh thổ.
Không những vậy, vụ đánh bom liều chết vừa xảy ra còn làm tăng thêm những lo ngại về vấn đề an ninh ở Afghanistan, nhất là khi cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân của Afghanistan đang đến gần, dự kiến vào ngày 20-10 tới đây.
Lực lượng an ninh Afghanistan điều tra tại hiện trường một vụ tấn công ở tỉnh Kandahar ngày 22/5. (Nguồn: THX/TTXVN)
G7 đưa ra tuyên bố chung đầy tham vọng bất chấp những "khác biệt"
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 9/6 đã khẳng định thành công của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) với tuyên bố chung đầy "tham vọng" bất chấp những quan điểm khác biệt về thương mại.
Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra ở khách sạn La Manoir Richelieu thuộc vùng Charlevoix, tỉnh Quebec, Thủ tướng nước chủ nhà Canada Justin Trudeau khẳng định các nước G7 đã đạt được nhất trí về một tuyên bố chung "tham vọng" với "những cam kết mạnh mẽ về các hành động cần thực hiện."
Cũng theo Thủ tướng Trudeau, 5 trên 7 nước thành viên G7 đã đạt được nhất trí về nội dung giảm rác thải nhựa để thúc đẩy bảo vệ môi trường và các đại dương.
Đây cũng là chủ đề được thảo luận tại phiên họp mở rộng của G7 với các nhà lãnh đạo của 11 nước khách mời, trong đó có Việt Nam.
Nhà lãnh đạo Canada khẳng định một trong những thành công của hội nghị là các nhà lãnh đạo thế giới đã có thể ngồi lại với nhau để tìm kiếm đồng thuận trong ứng phó với các thách thức chung toàn cầu và cùng nhau tìm kiếm các biện pháp.
Mặc dù, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rời hội nghị sớm hơn kế hoạch, nhưng điều đó không ngăn cản các nước G7 có tiếng nói chung.
Trước đó, trong khuôn khổ hội nghị, 4 nước thành viên G7, Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa cam kết lịch sử về đầu tư giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái với tổng số tiền lên tới gần 4 tỷ USD.
Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra ở khách sạn La Manoir Richelieu thuộc vùng Charlevoix, tỉnh Quebec, Thủ tướng nước chủ nhà Canada Justin Trudeau khẳng định các nước G7 đã đạt được nhất trí về một tuyên bố chung "tham vọng" với "những cam kết mạnh mẽ về các hành động cần thực hiện."
Cũng theo Thủ tướng Trudeau, 5 trên 7 nước thành viên G7 đã đạt được nhất trí về nội dung giảm rác thải nhựa để thúc đẩy bảo vệ môi trường và các đại dương.
Đây cũng là chủ đề được thảo luận tại phiên họp mở rộng của G7 với các nhà lãnh đạo của 11 nước khách mời, trong đó có Việt Nam.
Nhà lãnh đạo Canada khẳng định một trong những thành công của hội nghị là các nhà lãnh đạo thế giới đã có thể ngồi lại với nhau để tìm kiếm đồng thuận trong ứng phó với các thách thức chung toàn cầu và cùng nhau tìm kiếm các biện pháp.
Mặc dù, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rời hội nghị sớm hơn kế hoạch, nhưng điều đó không ngăn cản các nước G7 có tiếng nói chung.
Trước đó, trong khuôn khổ hội nghị, 4 nước thành viên G7, Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa cam kết lịch sử về đầu tư giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái với tổng số tiền lên tới gần 4 tỷ USD.
Lãnh đạo các nước G7 chụp ảnh chung tại hội nghị. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Hội nghị SCO ra Tuyên bố Thanh Đảo, bổ sung thêm hai thành viên
Chiều tối 10/6, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 18 đã bế mạc sau hai ngày họp tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc.
Hội nghị đã ra Tuyên bố Thanh Đảo, đồng thời ra thông cáo báo chí nhấn mạnh vai trò ngày càng lớn mạnh của tổ chức này với việc bổ sung thêm hai thành viên là Ấn Độ và Pakistan.
Thông báo báo chí nêu rõ SCO đang đứng trước cơ hội mở rộng hợp tác không ngừng với việc kết nạp thêm hai thành viên là Ấn Độ và Pakistan, và SCO đã trở thành một tổ chức khu vực đơn nhất, có ảnh hưởng và quyền lực.
Các thành viên SCO kiên định ủng hộ tiến trình hòa giải các cuộc xung đột ở Afghanistan, Syria, Trung Đông, bán đảo Triều Tiên, cũng như những khu vực khác, và phải được thực hiện trong khuôn khổ các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận.
Bên cạnh đó, các nước thành viên SCO đều nhận định chung về tầm quan trọng của việc tiếp tục thực thi thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Hội nghị đã ra Tuyên bố Thanh Đảo, đồng thời ra thông cáo báo chí nhấn mạnh vai trò ngày càng lớn mạnh của tổ chức này với việc bổ sung thêm hai thành viên là Ấn Độ và Pakistan.
Thông báo báo chí nêu rõ SCO đang đứng trước cơ hội mở rộng hợp tác không ngừng với việc kết nạp thêm hai thành viên là Ấn Độ và Pakistan, và SCO đã trở thành một tổ chức khu vực đơn nhất, có ảnh hưởng và quyền lực.
Các thành viên SCO kiên định ủng hộ tiến trình hòa giải các cuộc xung đột ở Afghanistan, Syria, Trung Đông, bán đảo Triều Tiên, cũng như những khu vực khác, và phải được thực hiện trong khuôn khổ các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận.
Bên cạnh đó, các nước thành viên SCO đều nhận định chung về tầm quan trọng của việc tiếp tục thực thi thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Lãnh đạo các nước dự Hội nghị SCO. (Nguồn: AP)
(Vietnam+)