Apple trở thành công ty 1.000 tỷ USD đầu tiên trên thế giới
Vào lúc 17 giờ 49 phút giờ Paris chiều ngày 2/8, giá một cổ phiếu của tập đoàn Mỹ Apple lên đến đỉnh cao 207,05 USD.
Đó là thời khắc trị giá chứng khoán công ty do Steve Jobs lập ra phá kỷ lục, có trị giá 1.000 tỷ USD trên các thị trường tài chính.
Với thành tích cực kỳ ấn tượng trên, giờ đây giá trị thị trường chứng khoán của Apple lớn hơn giá trị vốn hóa của 3 hãng Exxon Mobil, Procter & Gamble và AT & T kêt hợp lại đồng thời chiếm 4% của S&P 500.
Trước đó, trang tin Fox News đưa tin Apple đã trở thành công ty có giá trị nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới.
Giám đốc điều hành của Apple gọi giá trị 1.000 tỷ USD là 'cột mốc' nhưng không phải là trọng tâm.
Phát biểu lần đầu tiên sau khi cán mốc trên, ngày 2/8, Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook cho biết giá trị vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD của nhà sản xuất iPhone “không phải là thước đo quan trọng nhất” của sự thành công của tập đoàn, mà thay vào đó Gã khổng lồ công nghệ này cần phải tập trung vào các sản phẩm, khách hàng và những giá trị của công ty.
Hầu hết các nhà phân tích cho rằng 1.000 tỷ USD chỉ là một mốc quan trọng trên con đường của Apple để đạt được lợi nhuận cao hơn với mục tiêu giá cổ phiếu trung bình là 218,50 USD.
Đó là thời khắc trị giá chứng khoán công ty do Steve Jobs lập ra phá kỷ lục, có trị giá 1.000 tỷ USD trên các thị trường tài chính.
Với thành tích cực kỳ ấn tượng trên, giờ đây giá trị thị trường chứng khoán của Apple lớn hơn giá trị vốn hóa của 3 hãng Exxon Mobil, Procter & Gamble và AT & T kêt hợp lại đồng thời chiếm 4% của S&P 500.
Trước đó, trang tin Fox News đưa tin Apple đã trở thành công ty có giá trị nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới.
Giám đốc điều hành của Apple gọi giá trị 1.000 tỷ USD là 'cột mốc' nhưng không phải là trọng tâm.
Phát biểu lần đầu tiên sau khi cán mốc trên, ngày 2/8, Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook cho biết giá trị vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD của nhà sản xuất iPhone “không phải là thước đo quan trọng nhất” của sự thành công của tập đoàn, mà thay vào đó Gã khổng lồ công nghệ này cần phải tập trung vào các sản phẩm, khách hàng và những giá trị của công ty.
Hầu hết các nhà phân tích cho rằng 1.000 tỷ USD chỉ là một mốc quan trọng trên con đường của Apple để đạt được lợi nhuận cao hơn với mục tiêu giá cổ phiếu trung bình là 218,50 USD.
Tại một gian hàng của Apple ở New York, Mỹ ngày 2/8. (Nguồn: THX/ TTXVN)
Vụ ám sát hụt Tổng thống Venezuela
Hai thiết bị bay không người lái có gắn chất nổ được kích hoạt và nổ tung tại lễ kỷ niệm 81 năm ngày thành lập lực lượng Phòng vệ quốc gia Venezuela khiến ít nhất bảy binh sỹ bị thương.
Vụ nổ diễn ra trong khi Tổng thống Nicolas Maduro đang phát biểu.
Tổng thống Venezuela sau đó cáo buộc Colombia đứng sau âm mưu tấn công này. Ông Maduro cho biết Mỹ và Colombia đang tìm cách gây ra bạo lực ở Venezuela.
Phát biểu trên truyền hình sau vụ tấn công, ông Maduro nói: "Đó là một vụ tấn công nhằm ám sát tôi. Tôi chắc chắn rằng cái tên Juan Manuel Santos (Tổng thống Colombia) đứng sau vụ tấn công này."
Chính phủ Colombia đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này. Nguồn tin từ phủ Tổng thống Colombia cho rằng đây là một cáo buộc không có cơ sở.
Ngày 5/8, Bộ trưởng Thông tin Venezuela Jorge Rodriguez cho biết, những kẻ đứng đằng sau âm mưu ám sát Tổng thống Nicolas Maduro đã chuẩn bị cho kế hoạch này trong ít nhất 6 tháng.
Bộ trưởng Rodriguez nói rằng, lực lượng an ninh Venezuela đã bắn hạ 3 máy bay không người lái gắn thuốc nổ được sử dụng để ám sát Tổng thống Maduro.
Ngày 5/8, một nhóm nổi dậy bí ẩn, gồm những thành phần dân sự và quân sự của Venezuela, đã thừa nhận đứng sau nỗ lực ám sát nhằm vào Tổng thống nước này Nicolas Maduro.
Trong tuyên bố đăng tải trên mạng xã hội, nhóm này nêu rõ: "Việc để trong chính phủ có những kẻ không chỉ bỏ quên Hiến pháp và cả những kẻ lợi dụng chức vụ để làm giàu theo cách dơ bẩn, là trái với (lời thề) danh dự của quân đội."
Trước đó, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo cơ quan an ninh nước này đã bắt giữ một số đối tượng tham gia vụ ám sát bất thành nhằm vào ông vào chiều 4/8 giờ địa phương (rạng sáng 5/8 giờ Việt Nam) và những đối tượng còn lại đang tiếp tục bị truy bắt.
Vụ nổ diễn ra trong khi Tổng thống Nicolas Maduro đang phát biểu.
Tổng thống Venezuela sau đó cáo buộc Colombia đứng sau âm mưu tấn công này. Ông Maduro cho biết Mỹ và Colombia đang tìm cách gây ra bạo lực ở Venezuela.
Phát biểu trên truyền hình sau vụ tấn công, ông Maduro nói: "Đó là một vụ tấn công nhằm ám sát tôi. Tôi chắc chắn rằng cái tên Juan Manuel Santos (Tổng thống Colombia) đứng sau vụ tấn công này."
Chính phủ Colombia đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này. Nguồn tin từ phủ Tổng thống Colombia cho rằng đây là một cáo buộc không có cơ sở.
Ngày 5/8, Bộ trưởng Thông tin Venezuela Jorge Rodriguez cho biết, những kẻ đứng đằng sau âm mưu ám sát Tổng thống Nicolas Maduro đã chuẩn bị cho kế hoạch này trong ít nhất 6 tháng.
Bộ trưởng Rodriguez nói rằng, lực lượng an ninh Venezuela đã bắn hạ 3 máy bay không người lái gắn thuốc nổ được sử dụng để ám sát Tổng thống Maduro.
Ngày 5/8, một nhóm nổi dậy bí ẩn, gồm những thành phần dân sự và quân sự của Venezuela, đã thừa nhận đứng sau nỗ lực ám sát nhằm vào Tổng thống nước này Nicolas Maduro.
Trong tuyên bố đăng tải trên mạng xã hội, nhóm này nêu rõ: "Việc để trong chính phủ có những kẻ không chỉ bỏ quên Hiến pháp và cả những kẻ lợi dụng chức vụ để làm giàu theo cách dơ bẩn, là trái với (lời thề) danh dự của quân đội."
Trước đó, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo cơ quan an ninh nước này đã bắt giữ một số đối tượng tham gia vụ ám sát bất thành nhằm vào ông vào chiều 4/8 giờ địa phương (rạng sáng 5/8 giờ Việt Nam) và những đối tượng còn lại đang tiếp tục bị truy bắt.
Vụ nổ đã khiến 7 binh sĩ bị thương. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nổ súng sau khi ông Emmerson Mnangagwa tái đắc cử Tổng thống Zimbabwe
Rạng sáng 3/8, Ủy ban bầu cử Zimbabwe (ZEC) công bố kết quả của cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống hôm 30/7, theo đó Tổng thống đương nhiệm Emmerson Mnangagwa đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại quốc gia châu Phi này.
Đây cũng là cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên tại Zimbabwe kể từ sau khi Tổng thống Robert Mugabe bị bãi nhiệm sau 30 năm cầm quyền (1987-2017).
Theo kết quả kiểm phiếu, ông Mnangagwa thuộc đảng Liên minh Quốc gia châu Phi Zimbabwe - Mặt trận yêu nước (ZANU-PF) cầm quyền nhận được 2.460.463 phiếu bầu, tương đương 50,8% tổng số phiếu bầu.
Trong khi đó, đối thủ lớn nhất của ông là ứng cử viên Nelson Chamisa thuộc Phong trào vì sự thay đổi dân chủ (MDC) đối lập nhận được 2.147.436 phiếu bầu, tương đương 44,3% tổng số phiếu bầu.
Ngay sau khi có kết quả của cuộc bầu cử, Tổng thống Mnangagwa tuyên bố, thắng lợi của ông đã đánh dấu một sự khởi đầu mới cho quốc gia châu Phi này.
Tuy nhiên, Chủ tịch MDC Morgan Komichi tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử trên. Trong những ngày qua, những người biểu tình ủng hộ đảng Phong trào Vì sự thay đổi dân chủ (MDC) đối lập đã tràn ra đường phố của thủ đô Harare để phản đối kết quả bầu cử. Bạo lực và đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã phát sinh ngay sau đó.
Ngày 1/8, quân đội nước này nổ súng nhằm vào đoàn người biểu tình, khiến 3 người thiệt mạng.
Những người biểu tình ủng hộ đảng Phong trào Vì sự thay đổi dân chủ (MDC) đối lập đã tràn ra đường phố của thủ đô Harare để phản đối kết quả bầu cử. Bạo lực và đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã phát sinh ngay sau đó. Cảnh sát đã xác nhận 3 người thiệt mạng.
Những diễn biến này đặt tổng thống Mnangagwa trước những thách thức lớn trong nỗ lực ổn định tình hình chính trị tại đất nước Zimbabwe sau bầu cử. Bên cạnh đó còn là những thách thức kinh tế như đồng tiền mất giá, đất nước kiệt quệ, nghèo đói và tỷ lệ thất nghiệp ước tính 90%.
Đây cũng là cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên tại Zimbabwe kể từ sau khi Tổng thống Robert Mugabe bị bãi nhiệm sau 30 năm cầm quyền (1987-2017).
Theo kết quả kiểm phiếu, ông Mnangagwa thuộc đảng Liên minh Quốc gia châu Phi Zimbabwe - Mặt trận yêu nước (ZANU-PF) cầm quyền nhận được 2.460.463 phiếu bầu, tương đương 50,8% tổng số phiếu bầu.
Trong khi đó, đối thủ lớn nhất của ông là ứng cử viên Nelson Chamisa thuộc Phong trào vì sự thay đổi dân chủ (MDC) đối lập nhận được 2.147.436 phiếu bầu, tương đương 44,3% tổng số phiếu bầu.
Ngay sau khi có kết quả của cuộc bầu cử, Tổng thống Mnangagwa tuyên bố, thắng lợi của ông đã đánh dấu một sự khởi đầu mới cho quốc gia châu Phi này.
Tuy nhiên, Chủ tịch MDC Morgan Komichi tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử trên. Trong những ngày qua, những người biểu tình ủng hộ đảng Phong trào Vì sự thay đổi dân chủ (MDC) đối lập đã tràn ra đường phố của thủ đô Harare để phản đối kết quả bầu cử. Bạo lực và đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã phát sinh ngay sau đó.
Ngày 1/8, quân đội nước này nổ súng nhằm vào đoàn người biểu tình, khiến 3 người thiệt mạng.
Những người biểu tình ủng hộ đảng Phong trào Vì sự thay đổi dân chủ (MDC) đối lập đã tràn ra đường phố của thủ đô Harare để phản đối kết quả bầu cử. Bạo lực và đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã phát sinh ngay sau đó. Cảnh sát đã xác nhận 3 người thiệt mạng.
Những diễn biến này đặt tổng thống Mnangagwa trước những thách thức lớn trong nỗ lực ổn định tình hình chính trị tại đất nước Zimbabwe sau bầu cử. Bên cạnh đó còn là những thách thức kinh tế như đồng tiền mất giá, đất nước kiệt quệ, nghèo đói và tỷ lệ thất nghiệp ước tính 90%.
Người ủng hộ lãnh đạo đảng MDC đối lập Zimbabwe biểu tình phản đối kết quả bầu cử Tổng thống ở Harare ngày 1/8. (Nguồn: THX/ TTXVN)
Quốc hội Pháp thông qua dự luật nhập cư và tị nạn
Ngày 1/8, tại phiên bỏ phiếu lần cuối, Quốc hội Pháp đã thông qua dự luật tị nạn và nhập cư gây tranh cãi, với 100 phiếu ủng hộ, 25 phiếu chống và 11 phiếu trắng.
Trước đó, ngày 31/7, Thượng viện Pháp đã bác bỏ dự luật này, tuy nhiên Hạ viện Pháp vẫn thông qua dự luật do đảng Nền cộng hòa tiến bước (LREM) của Tổng thống Emmanuel Macron chiếm đa số tại Hạ viện.
Dự luật này được Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerard Collomb soạn thảo và đệ trình, đã được các nghị sỹ thuộc Đảng Nền Cộng hòa tiến bước (LREM) của Tổng thống Emmanuel Macron ủng hộ, cho dù vẫn còn có ý kiến bất đồng trong nội bộ.
Những bất đồng ý kiến đó là, một số nghị sỹ cánh tả cho rằng, dự luật trên hạn chế cơ hội, phạm vi của các trường hợp xin tị nạn và đã làm tăng gấp đôi số người nhập cư bất hợp pháp bị giam giữ từ 45 ngày như hiện nay lên 90 ngày.
Ngược lại, phía cánh hữu lại muốn tăng thời hạn giam giữ người nhập cư bất hợp pháp lên 180 ngày, cho rằng dự luật "không đủ mạnh" và e ngại sẽ có nhiều người di cư có được tư cách pháp lý ở lại Pháp.
Đánh giá về dự luật trên, Chủ tịch nhóm LREM tại Hạ viện, ông Richard Ferrand, cho biết, dự luật đã chứng minh "quyết tâm điều chỉnh việc di cư, thúc đẩy hội nhập hiệu quả, bảo đảm quyền xin tị nạn, phù hợp với các cam kết của Tổng thống.
Dự luật mới quy định giảm thời hạn người xin tị nạn nộp đơn đăng ký từ 120 ngày xuống còn 90 ngày, giảm thời gian chờ xử lý đơn xuống còn 6 tháng và họ có 2 tuần để khiếu nại.
Cũng theo dự luật, những người vượt biên trái phép vào lãnh thổ Pháp sẽ bị phạt tù 1 năm và phạt tiền.
Bộ trưởng Nội vụ Gerard Collomb cho biết, dự luật nhằm mục đích kiểm soát tốt nhập cư và làm dễ dàng hơn trong việc trục xuất những người di cư "kinh tế."
Theo thống kê, năm 2017 có hơn 100 nghìn người xin tị nạn tại Pháp, tăng 17% so năm 2016. Cuộc khủng hoảng người di cư dẫn đến việc chia rẽ sâu sắc trên khắp châu Âu.
Mặc dù số người di cư đến châu Âu đã giảm mạnh kể từ mùa hè năm 2015, nhưng Pháp và Italy vào tháng 6 vừa qua đã yêu cầu EU thành lập các trung tâm di dân ở châu Phi nhằm ngăn chặn "hành trình chết chóc" trên khắp Địa Trung Hải.
Có thể thấy, vấn đề người nhập cư trái phép vẫn đang là một trong những thách thức lớn đối với các nước châu Âu.
Trước đó, ngày 31/7, Thượng viện Pháp đã bác bỏ dự luật này, tuy nhiên Hạ viện Pháp vẫn thông qua dự luật do đảng Nền cộng hòa tiến bước (LREM) của Tổng thống Emmanuel Macron chiếm đa số tại Hạ viện.
Dự luật này được Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerard Collomb soạn thảo và đệ trình, đã được các nghị sỹ thuộc Đảng Nền Cộng hòa tiến bước (LREM) của Tổng thống Emmanuel Macron ủng hộ, cho dù vẫn còn có ý kiến bất đồng trong nội bộ.
Những bất đồng ý kiến đó là, một số nghị sỹ cánh tả cho rằng, dự luật trên hạn chế cơ hội, phạm vi của các trường hợp xin tị nạn và đã làm tăng gấp đôi số người nhập cư bất hợp pháp bị giam giữ từ 45 ngày như hiện nay lên 90 ngày.
Ngược lại, phía cánh hữu lại muốn tăng thời hạn giam giữ người nhập cư bất hợp pháp lên 180 ngày, cho rằng dự luật "không đủ mạnh" và e ngại sẽ có nhiều người di cư có được tư cách pháp lý ở lại Pháp.
Đánh giá về dự luật trên, Chủ tịch nhóm LREM tại Hạ viện, ông Richard Ferrand, cho biết, dự luật đã chứng minh "quyết tâm điều chỉnh việc di cư, thúc đẩy hội nhập hiệu quả, bảo đảm quyền xin tị nạn, phù hợp với các cam kết của Tổng thống.
Dự luật mới quy định giảm thời hạn người xin tị nạn nộp đơn đăng ký từ 120 ngày xuống còn 90 ngày, giảm thời gian chờ xử lý đơn xuống còn 6 tháng và họ có 2 tuần để khiếu nại.
Cũng theo dự luật, những người vượt biên trái phép vào lãnh thổ Pháp sẽ bị phạt tù 1 năm và phạt tiền.
Bộ trưởng Nội vụ Gerard Collomb cho biết, dự luật nhằm mục đích kiểm soát tốt nhập cư và làm dễ dàng hơn trong việc trục xuất những người di cư "kinh tế."
Theo thống kê, năm 2017 có hơn 100 nghìn người xin tị nạn tại Pháp, tăng 17% so năm 2016. Cuộc khủng hoảng người di cư dẫn đến việc chia rẽ sâu sắc trên khắp châu Âu.
Mặc dù số người di cư đến châu Âu đã giảm mạnh kể từ mùa hè năm 2015, nhưng Pháp và Italy vào tháng 6 vừa qua đã yêu cầu EU thành lập các trung tâm di dân ở châu Phi nhằm ngăn chặn "hành trình chết chóc" trên khắp Địa Trung Hải.
Có thể thấy, vấn đề người nhập cư trái phép vẫn đang là một trong những thách thức lớn đối với các nước châu Âu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
FED giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,75-2%
Ngày 1/8, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định không tăng lãi suất cơ bản vào thời điểm hiện tại.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đón nhiều tín hiệu tích cực như đạt mức tăng trưởng 4,1% trong quý II/2018, lạm phát tăng lên trên 2% và tiền lương đang bắt đầu tăng lên.
Theo FED đánh giá, nền kinh tế đầu tàu thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ và thị trường việc làm tiếp tục được củng cố, trong khi lạm phát vẫn duy trì gần mức mục tiêu 2% mà FED đề ra kể từ cuộc họp chính sách hồi tháng 6/2018 vừa qua.
Theo đó, số việc làm tiếp tục tăng trong những tháng gần đây trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp; chi tiêu hộ gia đình và hoạt động đầu tư vẫn tăng mạnh.
Mặc dù quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,75-2% hiện nay, song FED để ngỏ khả năng sẽ nâng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay.
Các chuyên gia dự đoán rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ khó có thể duy trì được mức tăng trưởng cao của quý II trong thời gian còn lại của năm nay, và triển vọng kinh tế Mỹ cũng đang bị "phủ bóng" bởi những căng thẳng thương mại của nước này với nhiều quốc gia trên thế giới.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đón nhiều tín hiệu tích cực như đạt mức tăng trưởng 4,1% trong quý II/2018, lạm phát tăng lên trên 2% và tiền lương đang bắt đầu tăng lên.
Theo FED đánh giá, nền kinh tế đầu tàu thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ và thị trường việc làm tiếp tục được củng cố, trong khi lạm phát vẫn duy trì gần mức mục tiêu 2% mà FED đề ra kể từ cuộc họp chính sách hồi tháng 6/2018 vừa qua.
Theo đó, số việc làm tiếp tục tăng trong những tháng gần đây trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp; chi tiêu hộ gia đình và hoạt động đầu tư vẫn tăng mạnh.
Mặc dù quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,75-2% hiện nay, song FED để ngỏ khả năng sẽ nâng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay.
Các chuyên gia dự đoán rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ khó có thể duy trì được mức tăng trưởng cao của quý II trong thời gian còn lại của năm nay, và triển vọng kinh tế Mỹ cũng đang bị "phủ bóng" bởi những căng thẳng thương mại của nước này với nhiều quốc gia trên thế giới.
Trụ sở Fed. (Nguồn: Getty)
Ngân hàng Anh tăng lãi suất lên mức cao nhất trong gần 1 thập kỷ
Ngày 2/8, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định nâng lãi suất từ 0,5% lên 0,75%, mức cao nhất trong 9 năm trở lại đây.
Đây là lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, Anh tăng lãi suất cơ bản lên trên mức 0,5% và đây cũng là lần tăng lãi suất thứ hai của BoE tính từ thời điểm đó.
Quyết định nâng lãi suất trên của BoE được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Anh đang có những dấu hiệu phục hồi sau khi tăng trưởng chậm lại vào mùa Đông vừa qua.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm này được đánh giá chỉ ở mức rất “hạn chế.”
Tỷ lệ thất nghiệp hiện khá thấp và dự báo sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó, lạm phát tăng nhanh hơn mục tiêu 2% đề ra. Trong bối cảnh đó, BoE cần tăng chi phí đi vay để kiềm chế lạm phát.
Trong tháng 6/2018, lạm phát của Anh ở mức 2,4%, do chi phí nhập khẩu tăng lên trước sự rớt giá mạnh trước đó của đồng Bảng, cộng thêm giá năng lượng leo thang.
Ngay sau quyết định nâng lãi suất của BoE, đồng bảng Anh đã tăng lên trên ngưỡng 1,31 USD sau khi rớt giá hồi đầu phiên so với đồng USD.
Quyết định tăng lãi suất của BoE đã phần nào làm dịu những sức ép mà tình hình bất ổn chính trị trong nước tạo ra đối với đồng bảng Anh. Trước đó, đồng Bảng đã rớt giá mạnh từ mức 1,5 USD khi người dân Anh đi bỏ phiếu hồi tháng 6-2016, xuống mức thấp 1,2 USD hồi tháng 1-2017 do giới đầu tư đánh giá lại về cơ hội đầu tư và triển vọng kinh tế của “xứ sở sương mù,” trước khi hồi phục lên mức cao 1,43 USD hồi tháng 4-2018 vừa qua.
Liên quan đến kế hoạch nâng lãi suất trong thời gian tới, Thống đốc BoE Mark Carney đã nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc tiếp tục nâng lãi suất, song BoE tỏ ra không vội vàng đi tới quyết định này trong những tháng tới đây, khi nói rằng “bất kỳ sự gia tăng lãi suất nào trong tương lai đều sẽ diễn ra với nhịp độ từ từ và ở mức hạn chế".
Đây là lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, Anh tăng lãi suất cơ bản lên trên mức 0,5% và đây cũng là lần tăng lãi suất thứ hai của BoE tính từ thời điểm đó.
Quyết định nâng lãi suất trên của BoE được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Anh đang có những dấu hiệu phục hồi sau khi tăng trưởng chậm lại vào mùa Đông vừa qua.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm này được đánh giá chỉ ở mức rất “hạn chế.”
Tỷ lệ thất nghiệp hiện khá thấp và dự báo sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó, lạm phát tăng nhanh hơn mục tiêu 2% đề ra. Trong bối cảnh đó, BoE cần tăng chi phí đi vay để kiềm chế lạm phát.
Trong tháng 6/2018, lạm phát của Anh ở mức 2,4%, do chi phí nhập khẩu tăng lên trước sự rớt giá mạnh trước đó của đồng Bảng, cộng thêm giá năng lượng leo thang.
Ngay sau quyết định nâng lãi suất của BoE, đồng bảng Anh đã tăng lên trên ngưỡng 1,31 USD sau khi rớt giá hồi đầu phiên so với đồng USD.
Quyết định tăng lãi suất của BoE đã phần nào làm dịu những sức ép mà tình hình bất ổn chính trị trong nước tạo ra đối với đồng bảng Anh. Trước đó, đồng Bảng đã rớt giá mạnh từ mức 1,5 USD khi người dân Anh đi bỏ phiếu hồi tháng 6-2016, xuống mức thấp 1,2 USD hồi tháng 1-2017 do giới đầu tư đánh giá lại về cơ hội đầu tư và triển vọng kinh tế của “xứ sở sương mù,” trước khi hồi phục lên mức cao 1,43 USD hồi tháng 4-2018 vừa qua.
Liên quan đến kế hoạch nâng lãi suất trong thời gian tới, Thống đốc BoE Mark Carney đã nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc tiếp tục nâng lãi suất, song BoE tỏ ra không vội vàng đi tới quyết định này trong những tháng tới đây, khi nói rằng “bất kỳ sự gia tăng lãi suất nào trong tương lai đều sẽ diễn ra với nhịp độ từ từ và ở mức hạn chế".
Đồng bảng Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hàn Quốc trải qua ngày nóng nhất trong lịch sử
Cơ quan khí tượng Hàn Quốc (KMA) thông báo nhiệt độ trong ngày 1/8 tại nhiều thành phố của nước này đã chạm ngưỡng kỷ lục trong thời điểm quốc gia châu Á này đang phải trải qua đợt nắng nóng cao điểm.
Nhiệt độ đo được vào buổi trưa tại thị trấn Hongcheon, tỉnh Gangwon, Đông Bắc Hàn Quốc, lên tới 40,7 độ C.
Đây là mức nhiệt cao nhất đo được ở Hàn Quốc kể từ khi KMA bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1907. Kỷ lục trước đó là mức 40 độ C ghi nhận tại thành phố Daegu, tỉnh Bắc Gyeongsang vào ngày 1/8/1942.
Trong ngày 1/8, nhiệt độ giữa trưa tại thủ đô Seoul cũng lên tới 39,6 độ C, mức cao nhất tại thành phố này trong 111 năm trở lại đây. Trước đó, nhiệt độ cao nhất đo được là 38,4 độ C vào ngày 24/7/1994.
Nhiệt độ đo được vào buổi trưa tại thị trấn Hongcheon, tỉnh Gangwon, Đông Bắc Hàn Quốc, lên tới 40,7 độ C.
Đây là mức nhiệt cao nhất đo được ở Hàn Quốc kể từ khi KMA bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1907. Kỷ lục trước đó là mức 40 độ C ghi nhận tại thành phố Daegu, tỉnh Bắc Gyeongsang vào ngày 1/8/1942.
Trong ngày 1/8, nhiệt độ giữa trưa tại thủ đô Seoul cũng lên tới 39,6 độ C, mức cao nhất tại thành phố này trong 111 năm trở lại đây. Trước đó, nhiệt độ cao nhất đo được là 38,4 độ C vào ngày 24/7/1994.
Nắng nóng gay gắt tại Seoul, Hàn Quốc ngày 31/7. Ảnh: Yonhap/TTXVN
44 người bị bắn trong vòng 14 giờ tại Chicago
Ngày 5/8, đã có 44 người bị bắn chỉ trong vòng 14 giờ tại thành phố Chicago, thủ phủ bang Illinois của Mỹ, trong đó có 5 người tử vong.
Đây là một con số kỷ lục trong bối cảnh dư luận Mỹ đang tranh cãi gay gắt xung quanh việc siết chặt kiểm soát súng đạn.
Cảnh sát Chicago cho biết, trong vòng 3 tiếng kể từ 1 giờ 30 phút sáng 5/8 (giờ địa phương) đã ghi nhận 10 vụ xả súng với 30 nạn nhân, trong đó có 2 người thiệt mạng.
Trưởng Phòng Cảnh sát Tuần tra bang Chicago, ông Fred Waller tuyên bố: "Thành phố Chicago đã trải qua một đêm bạo lực. Một số trường hợp trong số này đã bị nhắm mục tiêu và có liên quan đến xung đột băng đảng."
Những năm gần đây, thành phố Chicago đã phải nỗ lực đấu tranh với tình trạng xả súng học đường và tỷ lệ giết người tăng cao.
Đây là một con số kỷ lục trong bối cảnh dư luận Mỹ đang tranh cãi gay gắt xung quanh việc siết chặt kiểm soát súng đạn.
Cảnh sát Chicago cho biết, trong vòng 3 tiếng kể từ 1 giờ 30 phút sáng 5/8 (giờ địa phương) đã ghi nhận 10 vụ xả súng với 30 nạn nhân, trong đó có 2 người thiệt mạng.
Trưởng Phòng Cảnh sát Tuần tra bang Chicago, ông Fred Waller tuyên bố: "Thành phố Chicago đã trải qua một đêm bạo lực. Một số trường hợp trong số này đã bị nhắm mục tiêu và có liên quan đến xung đột băng đảng."
Những năm gần đây, thành phố Chicago đã phải nỗ lực đấu tranh với tình trạng xả súng học đường và tỷ lệ giết người tăng cao.
Cảnh sát Chicago điều tra một vụ bắn súng, nơi nhiều người bị bắn vào ngày 5/8 tại Chicago. (Nguồn: Getty Images)
91 người thiệt mạng trong vụ động đất tại Indonesia
Cơ quan Khí tượng Indonesia cho biết một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực ngoài khơi ở phía Bắc đảo du lịch Lombok.
Trận động đất có tâm chấn ở độ sâu 10km và không có cảnh báo sóng thần được đưa ra sau động đất.
Ngày 6/8, Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết số người thiệt mạng trong trận động đất đã lên tới 91 người.
Theo cơ quan trên, số người thiệt mạng có thể tiếp tục tăng trong những ngày tới do đang có hàng trăm người bị thương và hàng nghìn tòa nhà bị sập hoặc hư hại nặng trong khi lực lượng cứu hộ vẫn chưa đến được khu vực phía Bắc đảo bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Người phát ngôn BNPB, ông Sutopo Purwo Nugroho, cho biết không có khách du lịch nào thiệt mạng trong trận động đất này. Chính quyền đã điều 3 thuyền sơ tán khoảng 1.000 khách du lịch khỏi khu vực nguy hiểm.
Trận động đất có tâm chấn ở độ sâu 10km và không có cảnh báo sóng thần được đưa ra sau động đất.
Ngày 6/8, Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết số người thiệt mạng trong trận động đất đã lên tới 91 người.
Theo cơ quan trên, số người thiệt mạng có thể tiếp tục tăng trong những ngày tới do đang có hàng trăm người bị thương và hàng nghìn tòa nhà bị sập hoặc hư hại nặng trong khi lực lượng cứu hộ vẫn chưa đến được khu vực phía Bắc đảo bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Người phát ngôn BNPB, ông Sutopo Purwo Nugroho, cho biết không có khách du lịch nào thiệt mạng trong trận động đất này. Chính quyền đã điều 3 thuyền sơ tán khoảng 1.000 khách du lịch khỏi khu vực nguy hiểm.
Hiện trường đổ nát sau trận động đất 7.0 độ Richter ở Denpasar, Bali, Indonesia ngày 5/8. (Ảnh: EPA/TTXVN)
(Vietnam+)