Máy bay Su-25 của Nga bị bắn rơi ở Syria
Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR) ngày 3/2 cho biết lực lượng nổi dậy tại nước này đã bắn rơi một máy bay của Nga tại tỉnh Idlib thuộc miền Tây Bắc Syria. Phi công người Nga đã thiệt mạng.
Người đứng đầu SOHR Rami Abdel Rahman nêu rõ: "Phe nổi dậy đã bắn rơi một máy bay Sukhoi 25. Phi công người Nga đã nhảy dù, sau đó thiệt mạng trong khi chiến đấu với nhóm nổi dậy Hồi giáo."
Nhóm Tahrir al-Sham, một tổ chức thánh chiến có quan hệ với Mặt trận Nusra, tổ chức từng là chi nhánh của Al-Qaeda tại Syria, sau đó đã lên tiếng thừa nhận bắn hạ máy bay chiến đấu Su-25 của Nga bằng một tên lửa phòng không vác vai.
Trong một tuyên bố được đăng tải trên mạng xã hội, Tahrir al-Sham dẫn lời chỉ huy phụ trách phòng không của nhóm, tuyên bố một trong những chiến binh của tổ chức này đã bắn trúng máy bay Su-25 trong một cuộc không kích ở thành phố Saraqeb, tỉnh Idlib miền Tây Bắc Syria.
Người đứng đầu SOHR Rami Abdel Rahman nêu rõ: "Phe nổi dậy đã bắn rơi một máy bay Sukhoi 25. Phi công người Nga đã nhảy dù, sau đó thiệt mạng trong khi chiến đấu với nhóm nổi dậy Hồi giáo."
Nhóm Tahrir al-Sham, một tổ chức thánh chiến có quan hệ với Mặt trận Nusra, tổ chức từng là chi nhánh của Al-Qaeda tại Syria, sau đó đã lên tiếng thừa nhận bắn hạ máy bay chiến đấu Su-25 của Nga bằng một tên lửa phòng không vác vai.
Trong một tuyên bố được đăng tải trên mạng xã hội, Tahrir al-Sham dẫn lời chỉ huy phụ trách phòng không của nhóm, tuyên bố một trong những chiến binh của tổ chức này đã bắn trúng máy bay Su-25 trong một cuộc không kích ở thành phố Saraqeb, tỉnh Idlib miền Tây Bắc Syria.
Chiếc Su-25 bị bắn hạ. (Nguồn: Businessinsider)
Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp liên bang
Ngày 30/1, tổng thống Mỹ Donald Trump đã có đọc bản Thông điệp liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ trước lưỡng viện Quốc hội,với chủ đề “Xây dựng một nước Mỹ an toàn, mạnh mẽ và đáng tự hào.”
Thông điệp liên bang đã nhìn lại những thành tựu, chính sách nổi bật trong năm đầu tiên tổng thống Trump nắm quyền.
Thực tế cho thấy, chính quyền của ông Trump đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong năm 2017 như rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), siết chặt các quy định nhập cư, thúc đẩy mạnh mẽ chính sách “nước Mỹ trên hết,” công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel…
Ngoài nêu bật những thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, xã hội và an ninh quốc gia, bài phát biểu của tổng thống Trump còn đề cập những thách thức mà nước Mỹ đang phải đối mặt, đặc biệt là vấn đề nhập cư.
Ngoài ra, ông còn ca ngợi những đóng góp của người dân Mỹ đối với thế giới thông qua các lĩnh vực khoa học và khám phá.
Theo các nhà phân tích, nhìn chung bản thông điệp liên bang không thực sự ấn tượng và không nằm ngoài dự đoán của giới truyền thông trước đó.
Nhưng dù có “người khen, kẻ chê” thì rõ ràng đây vẫn là một nỗ lực rất lớn của ông Trump nhằm khẳng định ông hoàn toàn xứng đáng trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ.
Thông điệp liên bang đã nhìn lại những thành tựu, chính sách nổi bật trong năm đầu tiên tổng thống Trump nắm quyền.
Thực tế cho thấy, chính quyền của ông Trump đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong năm 2017 như rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), siết chặt các quy định nhập cư, thúc đẩy mạnh mẽ chính sách “nước Mỹ trên hết,” công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel…
Ngoài nêu bật những thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, xã hội và an ninh quốc gia, bài phát biểu của tổng thống Trump còn đề cập những thách thức mà nước Mỹ đang phải đối mặt, đặc biệt là vấn đề nhập cư.
Ngoài ra, ông còn ca ngợi những đóng góp của người dân Mỹ đối với thế giới thông qua các lĩnh vực khoa học và khám phá.
Theo các nhà phân tích, nhìn chung bản thông điệp liên bang không thực sự ấn tượng và không nằm ngoài dự đoán của giới truyền thông trước đó.
Nhưng dù có “người khen, kẻ chê” thì rõ ràng đây vẫn là một nỗ lực rất lớn của ông Trump nhằm khẳng định ông hoàn toàn xứng đáng trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang 2018 trước lưỡng viện Quốc hội và các thành viên Chính phủ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Quan hệ Nga-Mỹ căng thẳng vì “Báo cáo Kremlin”
Ngày 30/1, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố một danh sách mang tên “Báo cáo Kremlin,” theo đó liệt hàng trăm chính trị gia và doanh nhân giàu có của Nga vào danh sách này với cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ để giúp tổng thống Donald Trump đắc cử hồi năm 2016.
“Báo cáo Kremlin” là một phần trong dự luật trừng phạt Nga được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 8/2017 liên quan đến các cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, điều mà chính quyền Nga nhiều lần bác bỏ.
Chưa dừng lại, Bộ Tài chính Mỹ còn cho biết sẽ sớm cung cấp một phụ lục mật khác cho Quốc hội, với nhiều khả năng bao gồm cả những cái tên không được công khai trong danh sách kể trên.
Dù trước mắt khẳng định đây không phải là “danh sách để trừng phạt,” nhưng chính quyền Mỹ đã nhanh chóng thông báo tới những chính phủ và doanh nghiệp tư nhân ở nước ngoài rằng “họ sẽ bị trừng phạt nếu có các giao dịch đặc biệt với những thực thể Nga bị liệt kê trong danh sách.”
Động thái này ngay lập tức đã gặp phải sự phản ứng của Nga và cộng đồng quốc tế. Điều này cũng cho thấy những căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Nga đã bị đẩy lên nấc thang mới, đặc biệt trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Nga đang đến gần.
Thời gian qua, Nga nhiều lần cảnh báo Mỹ tìm cách can thiệp từ xa vào cuộc bầu cử ở nước này. Rõ ràng, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đẩy căng thẳng tăng cao, thì “Báo cáo Kremlin” “như giọt nước tràn ly,” đẩy mối quan hệ Nga-Mỹ trở nên xã hơn, khó hàn gắn hơn.
“Báo cáo Kremlin” là một phần trong dự luật trừng phạt Nga được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 8/2017 liên quan đến các cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, điều mà chính quyền Nga nhiều lần bác bỏ.
Chưa dừng lại, Bộ Tài chính Mỹ còn cho biết sẽ sớm cung cấp một phụ lục mật khác cho Quốc hội, với nhiều khả năng bao gồm cả những cái tên không được công khai trong danh sách kể trên.
Dù trước mắt khẳng định đây không phải là “danh sách để trừng phạt,” nhưng chính quyền Mỹ đã nhanh chóng thông báo tới những chính phủ và doanh nghiệp tư nhân ở nước ngoài rằng “họ sẽ bị trừng phạt nếu có các giao dịch đặc biệt với những thực thể Nga bị liệt kê trong danh sách.”
Động thái này ngay lập tức đã gặp phải sự phản ứng của Nga và cộng đồng quốc tế. Điều này cũng cho thấy những căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Nga đã bị đẩy lên nấc thang mới, đặc biệt trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Nga đang đến gần.
Thời gian qua, Nga nhiều lần cảnh báo Mỹ tìm cách can thiệp từ xa vào cuộc bầu cử ở nước này. Rõ ràng, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đẩy căng thẳng tăng cao, thì “Báo cáo Kremlin” “như giọt nước tràn ly,” đẩy mối quan hệ Nga-Mỹ trở nên xã hơn, khó hàn gắn hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Đại hội đối thoại dân tộc Syria đạt tiến bộ
Ngày 29 và 30/1, Đại hội đối thoại dân tộc Syria, diễn ra ở thành phố Sochi bên bờ biển Đen của Nga đã diễn ra với sự tham dự của 1.393 đại biểu, đại diện các tầng lớp nhân dân Syria, cùng hơn 50 quan sát viên quốc tế.
Đại hội đã ra Tuyên bố gồm 12 điểm, nhấn mạnh tương lai Syria chỉ có thể do chính người dân Syria quyết định thông qua con đường bầu cử.
Kết quả đáng ghi nhận đó là Đại hội đã thông qua được danh sách ứng cử viên tham gia Ủy ban nghiên cứu các ván đề liên quan soạn thảo Hiến pháp.
Ủy ban này gồm khoảng 45 đến 50 thành viên là đại diện Chính phủ Syria và phe đối lập, có nhiệm vụ soạn thảo bản Hiến pháp mới cho Syria.
Sự ra đời của Ủy ban được kỳ vọng sẽ đóng góp lớn cho tiến trình đàm phán hòa bình tại Geneva (Thụy Sỹ) do Liên hợp quốc bảo trợ, mở đường để Syria tiến hành các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội.
Với thông điệp mạnh mẽ từ Sochi, các bên liên quan cuộc xung đột Syria cần tiếp tục thể hiện thiện chí và thỏa hiệp.
Dù còn nhiều vấn đề gai góc cần thương lượng, song thông qua Đại hội Sochi, người dân Syria đã khẳng định ý chí quyết tâm hòa giải để bảo vệ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước, cũng như khôi phục vị trí và vai trò của đất nước trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Đại hội đã ra Tuyên bố gồm 12 điểm, nhấn mạnh tương lai Syria chỉ có thể do chính người dân Syria quyết định thông qua con đường bầu cử.
Kết quả đáng ghi nhận đó là Đại hội đã thông qua được danh sách ứng cử viên tham gia Ủy ban nghiên cứu các ván đề liên quan soạn thảo Hiến pháp.
Ủy ban này gồm khoảng 45 đến 50 thành viên là đại diện Chính phủ Syria và phe đối lập, có nhiệm vụ soạn thảo bản Hiến pháp mới cho Syria.
Sự ra đời của Ủy ban được kỳ vọng sẽ đóng góp lớn cho tiến trình đàm phán hòa bình tại Geneva (Thụy Sỹ) do Liên hợp quốc bảo trợ, mở đường để Syria tiến hành các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội.
Với thông điệp mạnh mẽ từ Sochi, các bên liên quan cuộc xung đột Syria cần tiếp tục thể hiện thiện chí và thỏa hiệp.
Dù còn nhiều vấn đề gai góc cần thương lượng, song thông qua Đại hội Sochi, người dân Syria đã khẳng định ý chí quyết tâm hòa giải để bảo vệ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước, cũng như khôi phục vị trí và vai trò của đất nước trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Toàn cảnh Đại hội đối thoại dân tộc Syria ở Sochi ngày 30/1. (Nguồn: THX/ TTXVN)
FED quyết định giữ nguyên lãi suất
Ngày 31/1, trong cuộc họp đầu tiên của năm 2018, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1,25-1,5%, đồng thời cho rằng lạm phát có thể tăng trong năm nay.
Đây là một tín hiệu cho thấy lãi suất có thể tăng nhanh hơn trong thời gian tới.
Tại cuộc họp trên, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED, đã đưa ra đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinh tế Mỹ hiện nay.
Theo FOMC, tăng trưởng việc làm, chi tiêu hộ gia đình, đầu tư cố định kinh doanh ở mức cao trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp là động lực khiến kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức vừa phải và thị trường lao động tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018.
FED cũng nhận định, lạm phát xét trên giai đoạn 12 tháng "sẽ tăng trong năm nay và ổn định" quanh mức mục tiêu 2% của FED trong trung hạn.
Quan điểm này thay đổi đáng kể so với tuyên bố đưa ra hồi tháng 12/2017, theo đó, FOMC cho rằng lạm phát có thể vẫn duy trì dưới 2% trong ngắn hạn.Việc FED thay đổi nhận định đã làm dư luận dấy lên hy vọng rằng FED có thể sẽ tăng lãi suất nhiều hơn 3 lần trong năm 2018, cũng như củng cố nhận định của các nhà phân tích rằng lần tăng lãi suất đầu tiên của FED trong năm 2018 có thể diễn ra ngay trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 20 và 21-3 tới.
Trước đó, vào tháng 12/2017, FED đã tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm 2017 lên mức 1,25-1,5%. Thông thường mỗi năm, FED tiến hành 4 cuộc họp báo và sẽ đưa ra quyết định lãi suất trong các cuộc họp này.
Đây là một tín hiệu cho thấy lãi suất có thể tăng nhanh hơn trong thời gian tới.
Tại cuộc họp trên, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED, đã đưa ra đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinh tế Mỹ hiện nay.
Theo FOMC, tăng trưởng việc làm, chi tiêu hộ gia đình, đầu tư cố định kinh doanh ở mức cao trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp là động lực khiến kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức vừa phải và thị trường lao động tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018.
FED cũng nhận định, lạm phát xét trên giai đoạn 12 tháng "sẽ tăng trong năm nay và ổn định" quanh mức mục tiêu 2% của FED trong trung hạn.
Quan điểm này thay đổi đáng kể so với tuyên bố đưa ra hồi tháng 12/2017, theo đó, FOMC cho rằng lạm phát có thể vẫn duy trì dưới 2% trong ngắn hạn.Việc FED thay đổi nhận định đã làm dư luận dấy lên hy vọng rằng FED có thể sẽ tăng lãi suất nhiều hơn 3 lần trong năm 2018, cũng như củng cố nhận định của các nhà phân tích rằng lần tăng lãi suất đầu tiên của FED trong năm 2018 có thể diễn ra ngay trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 20 và 21-3 tới.
Trước đó, vào tháng 12/2017, FED đã tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm 2017 lên mức 1,25-1,5%. Thông thường mỗi năm, FED tiến hành 4 cuộc họp báo và sẽ đưa ra quyết định lãi suất trong các cuộc họp này.
Quang cảnh một công trường xây dựng ở New York, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Anh thăm Trung Quốc
Từ ngày 31/1 đến 2/2, Thủ tướng Anh Theresa May đã có chuyến thăm Trung Quốc.
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Trung Quốc của Thủ tướng May kể từ khi bà nhậm chức hồi năm 2016.
Với phái đoàn gồm 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những thỏa thuận hợp tác trị giá lên tới 9 tỷ euro (hơn 12,5 tỷ USD), chuyến thăm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của nhà lãnh đạo Anh không chỉ đơn thuần nhằm thúc quan hệ song phương mà quan trọng hơn là việc tăng cường hợp tác sau khi Anh rời khỏi EU.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Theresa May. Hai bên đã nhất trí thúc đẩy và thắt chặt mối quan hệ song phương trong kỷ nguyên mới.
Theo các nhà phân tích, nếu tiến trình Brexit diễn ra một cách suôn sẻ, chắc chắn hợp tác Anh và Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, văn hóa và giao lưu nhân dân sẽ được tăng cường.
Khi đó, Vương quốc Anh có thể trở thành một điểm đến đầu tư lớn hơn, một đối tác tài chính lớn hơn và là một đối tác tri thức lớn hơn cho Trung Quốc.
Hiện Anh là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong EU và Trung Quốc cũng là đối tác thương mại ngoài EU lớn thứ 2 của Anh. Năm 2017, kim ngạch thương mai hai nước đạt mức 79 tỷ USD, tăng gần 6,2% so với năm 2016.
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Trung Quốc của Thủ tướng May kể từ khi bà nhậm chức hồi năm 2016.
Với phái đoàn gồm 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những thỏa thuận hợp tác trị giá lên tới 9 tỷ euro (hơn 12,5 tỷ USD), chuyến thăm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của nhà lãnh đạo Anh không chỉ đơn thuần nhằm thúc quan hệ song phương mà quan trọng hơn là việc tăng cường hợp tác sau khi Anh rời khỏi EU.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Theresa May. Hai bên đã nhất trí thúc đẩy và thắt chặt mối quan hệ song phương trong kỷ nguyên mới.
Theo các nhà phân tích, nếu tiến trình Brexit diễn ra một cách suôn sẻ, chắc chắn hợp tác Anh và Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, văn hóa và giao lưu nhân dân sẽ được tăng cường.
Khi đó, Vương quốc Anh có thể trở thành một điểm đến đầu tư lớn hơn, một đối tác tài chính lớn hơn và là một đối tác tri thức lớn hơn cho Trung Quốc.
Hiện Anh là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong EU và Trung Quốc cũng là đối tác thương mại ngoài EU lớn thứ 2 của Anh. Năm 2017, kim ngạch thương mai hai nước đạt mức 79 tỷ USD, tăng gần 6,2% so với năm 2016.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và người đồng cấp Anh Theresa May. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nhật Bản phóng thành công tên lửa nhỏ nhất thế giới
Sau thử nghiệm thất bại vào tháng 1/2017, ngày 3/2, Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa mang theo vệ tinh nhỏ nhất thế giới.
Cơ quan Nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết tên lửa có chiều dài 10m và đường kính 50cm, mang theo một vệ tinh nhỏ nặng khoảng 3kg, đã được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Tây Nam Nhật Bản, và đã lên quỹ đạo.
Tên lửa số 5 thuộc dòng tên lửa SS-520 do Đại học Tokyo sáng chế, được lập trình di chuyển trong quỹ đạo quanh Trái Đất nhằm thu thập hình ảnh bề mặt Trái Đất.
Vụ phóng nhằm tìm câu trả lời về kỹ thuật của JAXA đưa một tên lửa nhỏ lên quỹ đạo - một phân khúc đang phát triển của thị trường kinh doanh vũ trụ trên thế giới, với các thành phần sẵn có và chi phí thấp.
Cơ quan Nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết tên lửa có chiều dài 10m và đường kính 50cm, mang theo một vệ tinh nhỏ nặng khoảng 3kg, đã được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Tây Nam Nhật Bản, và đã lên quỹ đạo.
Tên lửa số 5 thuộc dòng tên lửa SS-520 do Đại học Tokyo sáng chế, được lập trình di chuyển trong quỹ đạo quanh Trái Đất nhằm thu thập hình ảnh bề mặt Trái Đất.
Vụ phóng nhằm tìm câu trả lời về kỹ thuật của JAXA đưa một tên lửa nhỏ lên quỹ đạo - một phân khúc đang phát triển của thị trường kinh doanh vũ trụ trên thế giới, với các thành phần sẵn có và chi phí thấp.
(Nguồn: JAXA)
Grammy 2018: Sinh nhật thứ 60 với nhiều điểm nhấn đáng nhớ
Lễ trao giải thưởng âm nhạc danh giá nhất thế giới Grammy đã được tổ chức sáng nay (theo giờ Việt Nam) tại Madison Square Garden ở thành phố New York (Mỹ), với sự tham dự của hàng loạt tên tuổi lớn.
Điểm nhấn đầu tiên của sự kiện kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 này có thể kể tới việc "đổi gió" sang New York thay vì địa điểm tổ chức truyền thống là thành phố Los Angeles - nơi có trung tâm Staples, ngôi nhà quen thuộc của Grammy từ năm 2004.
Năm nay, Hiệp hội Ghi âm Mỹ cũng đã quyết định tiến hành lễ trao giải Grammy sớm hơn mọi năm để "tránh" sức nóng từ Olympic mùa Đông 2018 tại PyeongChang (Hàn Quốc) - sự kiện nước Mỹ sẽ tham dự với đoàn thể thao đông nhất trong lịch sử.
Một điểm nhấn khác nữa nằm ở trang phục của các nghệ sỹ tới dự lễ trao giải năm nay. Cũng như nhiều hoạt động nghệ thuật khác tại Mỹ, Grammy 2018 gắn liền với các phong trào xã hội nổi bật, đó là phong trào về quyền bình đẳng giới, bình đẳng màu da và phản đối nạn xâm hại tình dục.
Đó là lý do vì sao các nghệ sỹ đến dự lễ trao giải năm nay đều mang theo những bông hoa hồng trắng - đại diện cho hy vọng, hòa bình, sự cảm thông và sự phản kháng.
Ngoài ra, Grammy 2018 còn có sự thay đổi về cách thức bầu chọn các danh hiệu, theo đó, Ban tổ chức tiến hành bầu chọn qua Internet thay vì bằng giấy như truyền thống, tạo điều kiện cho số chuyên gia có thẩm quyền bầu chọn lên tới con số hơn 13.000 người. Kết quả vì vậy cũng công bằng và đa dạng hơn, không có chỗ cho sự phân biệt chủng tộc hay giới tính.
Có thể nói Grammy 2018 là sự lên ngôi của nhạc Rap, Hip-hop và R&B khi các tác phẩm thuộc thể loại này chiếm gần như trọn vẹn các hạng mục đề cử quan trọng.
Xem thêm tại đây: Grammy 2018: Sinh nhật thứ 60 với nhiều điểm nhấn đáng nhớ
Điểm nhấn đầu tiên của sự kiện kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 này có thể kể tới việc "đổi gió" sang New York thay vì địa điểm tổ chức truyền thống là thành phố Los Angeles - nơi có trung tâm Staples, ngôi nhà quen thuộc của Grammy từ năm 2004.
Năm nay, Hiệp hội Ghi âm Mỹ cũng đã quyết định tiến hành lễ trao giải Grammy sớm hơn mọi năm để "tránh" sức nóng từ Olympic mùa Đông 2018 tại PyeongChang (Hàn Quốc) - sự kiện nước Mỹ sẽ tham dự với đoàn thể thao đông nhất trong lịch sử.
Một điểm nhấn khác nữa nằm ở trang phục của các nghệ sỹ tới dự lễ trao giải năm nay. Cũng như nhiều hoạt động nghệ thuật khác tại Mỹ, Grammy 2018 gắn liền với các phong trào xã hội nổi bật, đó là phong trào về quyền bình đẳng giới, bình đẳng màu da và phản đối nạn xâm hại tình dục.
Đó là lý do vì sao các nghệ sỹ đến dự lễ trao giải năm nay đều mang theo những bông hoa hồng trắng - đại diện cho hy vọng, hòa bình, sự cảm thông và sự phản kháng.
Ngoài ra, Grammy 2018 còn có sự thay đổi về cách thức bầu chọn các danh hiệu, theo đó, Ban tổ chức tiến hành bầu chọn qua Internet thay vì bằng giấy như truyền thống, tạo điều kiện cho số chuyên gia có thẩm quyền bầu chọn lên tới con số hơn 13.000 người. Kết quả vì vậy cũng công bằng và đa dạng hơn, không có chỗ cho sự phân biệt chủng tộc hay giới tính.
Có thể nói Grammy 2018 là sự lên ngôi của nhạc Rap, Hip-hop và R&B khi các tác phẩm thuộc thể loại này chiếm gần như trọn vẹn các hạng mục đề cử quan trọng.
Xem thêm tại đây: Grammy 2018: Sinh nhật thứ 60 với nhiều điểm nhấn đáng nhớ
Kendrick Lamar, Janelle Monae và Trevor Noah tại lễ trao giải Grammy 2018. (Nguồn: AP)
(Vietnam+)