Cuba tổ chức lễ an táng lãnh tụ cách mạng Fidel Castro Ruz
7 giờ tối 4/12 giờ Việt Nam, Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba đã tổ chức trọng thể lễ an táng tro cốt lãnh tụ cách mạng Fidel Castro Ruz tại nghĩa trang Santa Ifigenia tại thành phố Santiago de Cuba.
Đây cũng là nơi yên nghỉ của vị anh hùng dân tộc Cuba Jose Marti và nhiều nhân vật lịch sử khác của đảo quốc Caribe này.
Theo AFP, chiếc xe jeep chở quan tài chứa tro cốt của lãnh tụ Fidel di chuyển vào nghĩa trang Santa Ifigenia trong khi đám đông hô vang "Viva Fidel!"
Lễ an táng diễn ra dưới hình thức khép kín mang tính chất gia đình, không có sự tham gia của quần chúng và giới truyền thông. Tuy nhiên nhiều người dân địa phương đã đổ về nghĩa trang để mong muốn tiễn đưa lần cuối cùng lãnh tụ Fidel.
Xem thêm tại đây: Cuba tổ chức lễ an táng lãnh tụ cách mạng Fidel Castro Ruz
Đây cũng là nơi yên nghỉ của vị anh hùng dân tộc Cuba Jose Marti và nhiều nhân vật lịch sử khác của đảo quốc Caribe này.
Theo AFP, chiếc xe jeep chở quan tài chứa tro cốt của lãnh tụ Fidel di chuyển vào nghĩa trang Santa Ifigenia trong khi đám đông hô vang "Viva Fidel!"
Lễ an táng diễn ra dưới hình thức khép kín mang tính chất gia đình, không có sự tham gia của quần chúng và giới truyền thông. Tuy nhiên nhiều người dân địa phương đã đổ về nghĩa trang để mong muốn tiễn đưa lần cuối cùng lãnh tụ Fidel.
Xem thêm tại đây: Cuba tổ chức lễ an táng lãnh tụ cách mạng Fidel Castro Ruz
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang
Ngày 1/12 tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trình bày Thông điệp Liên bang năm 2016 nhằm đánh giá tình hình trong nước và xác định đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của Nga trong những năm tới.
Đây là Thông điệp Liên bang thứ 23 trong lịch sử hiện đại nước Nga và là thông điệp thứ 13 của Tổng thống Putin.
Theo quy định của Hiến pháp Nga, hàng năm Tổng thống đọc trước Quốc hội liên bang một thông điệp về tình hình trong nước cũng như các đường lối chính sách trong và ngoài nước.
Thông điệp này được coi là cơ sở chính trị và pháp lý thể hiện tầm nhìn định hướng chiến lược phát triển của Nga trong tương lai gần. Trong đó bao gồm cả chủ đề chính trị, kinh tế, vị thế, hệ tư tưởng, và các đề xuất cụ thể cho công tác lập pháp của hai viện thuộc Quốc hội.
Trong thông điệp liên bang 2016, tổng thống Putin đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong năm 2016, trong đó quan tâm nhiều tới các vấn đề y tế, giáo dục cũng như phát triển kinh tế xã hội.
Kinh tế Nga năm 2016 giảm 0,3% so với mức suy giảm năm 2015 là 3,7%. Như vậy suy giảm kinh tế đã chấm dứt, tăng trưởng đã bắt đầu. Các chương trình hỗ trợ một loạt lĩnh vực công nghiệp cũng như thị trường nhà ở đóng vai trò quan trọng.
Ông hy vọng lạm phát năm 2016 sẽ dưới mức 6%, ở mức 5,8%. Năm 2015, tỷ lệ lạm phát của Nga là 12,9%.
Về quan hệ với Mỹ, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới ở Washington.
Tổng thống Putin cho rằng hợp tác Nga-Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu đáp ứng lợi ích của toàn thế giới.
Kết thúc bản Thông điệp Liên bang năm 2016, Tổng thống Nga Putin đã kêu gọi toàn thể nhân dân Nga cùng thống nhất nỗ lực: "Tương lai đất nước phụ thuộc vào tất cả mọi người dân. Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ của hôm nay và ngày mai."
Đánh giá về Thông điệp Liên bang 2016, nhìn chung người dân Nga và các nhà lãnh đạo của Chính phủ, Quốc hội, các vùng, miền của nước Nga, đều đồng tình và sẵn sàng coi đó là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện trong thời gian tới, nhằm đưa nước Nga sớm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Điều này cho thấy sự đồng thuận trong xã hội Nga chưa bao giờ cao hơn lúc này.
Xem thêm tại đây: Những vấn đề nổi bật trong Thông điệp Liên bang của ông Putin
Đây là Thông điệp Liên bang thứ 23 trong lịch sử hiện đại nước Nga và là thông điệp thứ 13 của Tổng thống Putin.
Theo quy định của Hiến pháp Nga, hàng năm Tổng thống đọc trước Quốc hội liên bang một thông điệp về tình hình trong nước cũng như các đường lối chính sách trong và ngoài nước.
Thông điệp này được coi là cơ sở chính trị và pháp lý thể hiện tầm nhìn định hướng chiến lược phát triển của Nga trong tương lai gần. Trong đó bao gồm cả chủ đề chính trị, kinh tế, vị thế, hệ tư tưởng, và các đề xuất cụ thể cho công tác lập pháp của hai viện thuộc Quốc hội.
Trong thông điệp liên bang 2016, tổng thống Putin đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong năm 2016, trong đó quan tâm nhiều tới các vấn đề y tế, giáo dục cũng như phát triển kinh tế xã hội.
Kinh tế Nga năm 2016 giảm 0,3% so với mức suy giảm năm 2015 là 3,7%. Như vậy suy giảm kinh tế đã chấm dứt, tăng trưởng đã bắt đầu. Các chương trình hỗ trợ một loạt lĩnh vực công nghiệp cũng như thị trường nhà ở đóng vai trò quan trọng.
Ông hy vọng lạm phát năm 2016 sẽ dưới mức 6%, ở mức 5,8%. Năm 2015, tỷ lệ lạm phát của Nga là 12,9%.
Về quan hệ với Mỹ, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới ở Washington.
Tổng thống Putin cho rằng hợp tác Nga-Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu đáp ứng lợi ích của toàn thế giới.
Kết thúc bản Thông điệp Liên bang năm 2016, Tổng thống Nga Putin đã kêu gọi toàn thể nhân dân Nga cùng thống nhất nỗ lực: "Tương lai đất nước phụ thuộc vào tất cả mọi người dân. Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ của hôm nay và ngày mai."
Đánh giá về Thông điệp Liên bang 2016, nhìn chung người dân Nga và các nhà lãnh đạo của Chính phủ, Quốc hội, các vùng, miền của nước Nga, đều đồng tình và sẵn sàng coi đó là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện trong thời gian tới, nhằm đưa nước Nga sớm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Điều này cho thấy sự đồng thuận trong xã hội Nga chưa bao giờ cao hơn lúc này.
Xem thêm tại đây: Những vấn đề nổi bật trong Thông điệp Liên bang của ông Putin
Đội bóng Chapecoense Real gặp tai nạn máy bay kinh hoàng
Tối 28/11 (theo giờ địa phương), tức sáng 29/11 (theo giờ Việt Nam), chiếc máy bay chở theo 81 người, gồm 72 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn, trong đó có các thành viên đội bóng Chapecoense Real của Brazil, đang trên lộ trình tới thành phố Medellin của Colombia để dự trận chung kết giải Copa Sudamerica với Atletico Nacional vào ngày 30/11 đã bị rơi ở vùng núi thuộc thị trấn La Union, Colombia.
Theo công ty dịch vụ theo dõi chuyến bay Flightradar24, máy bay đã phát tín hiệu khi đang ở độ cao 4.720 m và cách sân bay Medellin khoảng 30km.
Đội tìm kiếm cứu nạn đã tìm thấy 71 người thiệt mạng và 6 người sống sót trong vụ tai nạn máy bay trên.
Trong số 22 cầu thủ của Chapecoense có mặt trên chiếc máy bay chỉ còn hai người sống sót là Alan Ruschel và Jakson Follmann. Thủ môn Danilo được đưa đến bệnh viện nhưng đã qua đời sau đó vì vết thương quá nặng.
Giới chức Colombia sau đó đã tìm thấy 2 hộp đen của chiếc máy bay gặp nạn gồm hộp đen ghi dữ liệu chuyến bay và hộp đen ghi âm buồng lái.
Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Colombia (Aerocivil) cho biết nguyên nhân tai nạn có khả năng là do máy bay hết xăng và thiếu xăng dự trữ do không thể dừng tiếp nhiên liệu ở giữa chặng vì sân bay đóng cửa.
Xem thêm tại đây: Colombia công bố nguyên nhân vụ rơi máy bay khiến 71 người chết
Theo công ty dịch vụ theo dõi chuyến bay Flightradar24, máy bay đã phát tín hiệu khi đang ở độ cao 4.720 m và cách sân bay Medellin khoảng 30km.
Đội tìm kiếm cứu nạn đã tìm thấy 71 người thiệt mạng và 6 người sống sót trong vụ tai nạn máy bay trên.
Trong số 22 cầu thủ của Chapecoense có mặt trên chiếc máy bay chỉ còn hai người sống sót là Alan Ruschel và Jakson Follmann. Thủ môn Danilo được đưa đến bệnh viện nhưng đã qua đời sau đó vì vết thương quá nặng.
Giới chức Colombia sau đó đã tìm thấy 2 hộp đen của chiếc máy bay gặp nạn gồm hộp đen ghi dữ liệu chuyến bay và hộp đen ghi âm buồng lái.
Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Colombia (Aerocivil) cho biết nguyên nhân tai nạn có khả năng là do máy bay hết xăng và thiếu xăng dự trữ do không thể dừng tiếp nhiên liệu ở giữa chặng vì sân bay đóng cửa.
Xem thêm tại đây: Colombia công bố nguyên nhân vụ rơi máy bay khiến 71 người chết
OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ lần đầu tiên sau 8 năm
Ngày 30/11, hội nghị chính thức giữa các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã diễn ra tại Vienna, Áo.
Hội nghị đã có được kết quả tích cực khi các nước đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ lần đầu tiên trong 8 năm qua.
Theo đó, từ ngày 1/1/2017, các nước OPEC sẽ giảm sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ mức chính thức 33,6 triệu thùng/ngày hiện nay.
Kết quả này đạt được bước tiến đáng kể là nhờ việc Saudi Arabia đồng ý thực hiện mức cắt giảm lớn nhất.
Cụ thể, Saudi Arabia sẽ giảm sản lượng 486.000 thùng/ngày từ mức tháng 10-2016 xuống còn 10,1 triệu thùng/ ngày.
Iraq giảm 210.000 thùng/ngày xuống còn 4,4 triệu thùng/ngày và UAE giảm 139.000 thùng/ngày xuống còn 2,9 triệu thùng/ngày.
Iran được đồng ý tăng sản lượng lên mức 3,8 triệu thùng/ngày, tương đương mức trước khi bị cộng đồng quốc tế trừng phạt.
Trong khi Libya và Nigeria được miễn thực hiện cắt giảm. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Indonesia phản đối thỏa thuận trên và quyết định đình chỉ tư cách thành viên OPEC.
Thỏa thuận vừa đạt được của OPEC về cắt giảm sản lượng dầu mỏ đã được các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt hoan nghênh, đánh giá đây là "quyết định lịch sử" nhằm vực dậy giá dầu.
Ngay lập tức, phản ứng tích cực trước thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của OPEC, giá dầu thế giới đã tăng gần 10% trong phiên giao dịch ngày 30/1.
Thị trường dầu mỏ thế giới đã chứng kiến một tuần “thăng hoa” với mức tăng theo tuần cao nhất trong ít nhất 5 năm, sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhất trí về thỏa thuận phân bổ hạn ngạch cắt giảm sản lượng.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1/2017 đã tăng 3,86USD, tương đương 8,3%, lên 50,214 USD/thùng và giá dầu WTI tăng 4,53 USD, đạt 49,76 USD/thùng.
Tại thị trường chứng khoán New York, chỉ số chứng khoán Dow Jones cũng đã mở phiên tăng cao kỷ lục nhờ thông tin OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng.
Xem thêm tại đây: OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ từ tháng 1/2017
Hội nghị đã có được kết quả tích cực khi các nước đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ lần đầu tiên trong 8 năm qua.
Theo đó, từ ngày 1/1/2017, các nước OPEC sẽ giảm sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ mức chính thức 33,6 triệu thùng/ngày hiện nay.
Kết quả này đạt được bước tiến đáng kể là nhờ việc Saudi Arabia đồng ý thực hiện mức cắt giảm lớn nhất.
Cụ thể, Saudi Arabia sẽ giảm sản lượng 486.000 thùng/ngày từ mức tháng 10-2016 xuống còn 10,1 triệu thùng/ ngày.
Iraq giảm 210.000 thùng/ngày xuống còn 4,4 triệu thùng/ngày và UAE giảm 139.000 thùng/ngày xuống còn 2,9 triệu thùng/ngày.
Iran được đồng ý tăng sản lượng lên mức 3,8 triệu thùng/ngày, tương đương mức trước khi bị cộng đồng quốc tế trừng phạt.
Trong khi Libya và Nigeria được miễn thực hiện cắt giảm. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Indonesia phản đối thỏa thuận trên và quyết định đình chỉ tư cách thành viên OPEC.
Thỏa thuận vừa đạt được của OPEC về cắt giảm sản lượng dầu mỏ đã được các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt hoan nghênh, đánh giá đây là "quyết định lịch sử" nhằm vực dậy giá dầu.
Ngay lập tức, phản ứng tích cực trước thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của OPEC, giá dầu thế giới đã tăng gần 10% trong phiên giao dịch ngày 30/1.
Thị trường dầu mỏ thế giới đã chứng kiến một tuần “thăng hoa” với mức tăng theo tuần cao nhất trong ít nhất 5 năm, sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhất trí về thỏa thuận phân bổ hạn ngạch cắt giảm sản lượng.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1/2017 đã tăng 3,86USD, tương đương 8,3%, lên 50,214 USD/thùng và giá dầu WTI tăng 4,53 USD, đạt 49,76 USD/thùng.
Tại thị trường chứng khoán New York, chỉ số chứng khoán Dow Jones cũng đã mở phiên tăng cao kỷ lục nhờ thông tin OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng.
Xem thêm tại đây: OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ từ tháng 1/2017
Liên hợp quốc thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên
Ngày 30/11, phản ứng trước việc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 thành viên đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết áp đặt lệnh trừng phạt mới (nghị quyết 2321) đối với nước này.
Nghị quyết mới được cho là lấp đầy cái gọi là lỗ hổng của các nghị quyết trước đó.
Nghị quyết 2321 được Mỹ thúc đẩy sau 3 tháng thảo luận riêng với Trung Quốc về các chế tài mới để phản ứng trước việc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 5 ngày 9-9 vừa qua.
Đây là nghị quyết thứ 5 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan tới các vụ thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên kể từ khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006.
Các biện pháp trừng phạt mới tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu than đá- một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Triều Tiên, với mục tiêu cắt giảm hơn 60% lượng xuất khẩu than đá hàng năm của nước này.
Nghị quyết mới dài 17 trang này cũng áp đặt lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức và 10 tổ chức của Triều Tiên, trong đó có cựu Đại sứ Triều Tiên tại Ai Cập và Myanmar…
Phản ứng trước lệnh trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Triều Tiên đã kịch liệt lên án và bác bỏ nghị quyết 2321 áp đặt các trừng phạt mới nhằm kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, Liên hợp quốc và chính phủ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Trung Quốc đều hoan nghênh nghị quyết 2321, đồng thời kêu gọi sớm khôi phục các cuộc đàm phán sáu bên để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thông qua các biện pháp chính trị và hòa bình.
Xem thêm tại đây: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên
Nghị quyết mới được cho là lấp đầy cái gọi là lỗ hổng của các nghị quyết trước đó.
Nghị quyết 2321 được Mỹ thúc đẩy sau 3 tháng thảo luận riêng với Trung Quốc về các chế tài mới để phản ứng trước việc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 5 ngày 9-9 vừa qua.
Đây là nghị quyết thứ 5 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan tới các vụ thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên kể từ khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006.
Các biện pháp trừng phạt mới tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu than đá- một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Triều Tiên, với mục tiêu cắt giảm hơn 60% lượng xuất khẩu than đá hàng năm của nước này.
Nghị quyết mới dài 17 trang này cũng áp đặt lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức và 10 tổ chức của Triều Tiên, trong đó có cựu Đại sứ Triều Tiên tại Ai Cập và Myanmar…
Phản ứng trước lệnh trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Triều Tiên đã kịch liệt lên án và bác bỏ nghị quyết 2321 áp đặt các trừng phạt mới nhằm kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, Liên hợp quốc và chính phủ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Trung Quốc đều hoan nghênh nghị quyết 2321, đồng thời kêu gọi sớm khôi phục các cuộc đàm phán sáu bên để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thông qua các biện pháp chính trị và hòa bình.
Xem thêm tại đây: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên
Điệu nhảy Rumba của Cuba được công nhận là di sản thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, điệu nhảy Rumba của Cuba vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại tại buổi họp của Ủy ban liên chính phủ được tổ chức thường niên tại Adis Abeba, thủ đô của Ethiopia.
Ủy ban liên chính phủ của UNESCO, với đại diện của 24 quốc gia ký kết Công ước UNESCO, đã quyết định đưa Rumba Cuba vào danh sách các di sản được bảo vệ bởi đó là biểu tượng của toàn bộ xã hội Cuba và điệu nhảy này "bảo vệ quyền đa dạng văn hóa dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau."
UNESCO cho rằng Rumba Cuba là điệu nhảy mô tả "lòng tự trọng và sự bền bỉ" góp phần vào việc hình thành bản sắc dân tộc đảo quốc Caribe, đồng thời nhấn mạnh Rumba Cuba, với sự phong phú trong nhịp điệu, sự duyên dáng và gợi cảm của các bước nhảy, kết hợp với lời ca và niềm vui, có khả năng kết nối nhiều người, không phân biệt giới tính, kiểu hình, hoàn cảnh xã hội hay địa lý.
Cũng trong buổi họp, đoàn đại biểu Cuba đã dành sự công nhận này cho lãnh tụ Fidel Castro, nhà lãnh đạo lịch sử của cách mạng Cuba vừa qua đời ngày 25/11 vừa qua.
Rumba là điệu nhảy được ra đời từ các khu dân cư nghèo khổ của Cuba, với những đặc điểm liên quan tới văn hóa châu Phi, nhưng đồng thời cũng pha trộn một số yếu tố đặc trưng của văn hóa Mỹ Latinh và điệu nhảy flamenco của Tây Ban Nha.
Ủy ban liên chính phủ của UNESCO, với đại diện của 24 quốc gia ký kết Công ước UNESCO, đã quyết định đưa Rumba Cuba vào danh sách các di sản được bảo vệ bởi đó là biểu tượng của toàn bộ xã hội Cuba và điệu nhảy này "bảo vệ quyền đa dạng văn hóa dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau."
UNESCO cho rằng Rumba Cuba là điệu nhảy mô tả "lòng tự trọng và sự bền bỉ" góp phần vào việc hình thành bản sắc dân tộc đảo quốc Caribe, đồng thời nhấn mạnh Rumba Cuba, với sự phong phú trong nhịp điệu, sự duyên dáng và gợi cảm của các bước nhảy, kết hợp với lời ca và niềm vui, có khả năng kết nối nhiều người, không phân biệt giới tính, kiểu hình, hoàn cảnh xã hội hay địa lý.
Cũng trong buổi họp, đoàn đại biểu Cuba đã dành sự công nhận này cho lãnh tụ Fidel Castro, nhà lãnh đạo lịch sử của cách mạng Cuba vừa qua đời ngày 25/11 vừa qua.
Rumba là điệu nhảy được ra đời từ các khu dân cư nghèo khổ của Cuba, với những đặc điểm liên quan tới văn hóa châu Phi, nhưng đồng thời cũng pha trộn một số yếu tố đặc trưng của văn hóa Mỹ Latinh và điệu nhảy flamenco của Tây Ban Nha.
FIFA công bố tốp 3 ứng viên Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2016
Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã chính thức công bố tốp 3 đề cử cho giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2016.
Ba cầu thủ lọt vào tốp 3 là Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha/Real Madrid), Lionel Messi (Argentina/Barcelona) và Antoine Griezmann (Pháp/Atletico Madrid).
Ronaldo đã có năm 2016 thành công ở cả cấp độ câu lạc bộ lẫn đội tuyển khi cùng Real đăng quang Champions League và vô địch Euro với đội tuyển Bồ Đào Nha.
Trong năm 2016, Ronaldo cũng đã ghi được 51 bàn cho Real Madrid, 13 pha lập công cho đội tuyển Bồ Đào Nha.
Messi đã giành cú đúp danh hiệu với Barca (vô địch La Liga và Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha) và ghi 41 bàn trên mọi đấu trường.
Antoine Griezmann có phần lép vế trong cuộc đua này khi không giành được bất cứ giải thưởng nào ở cả Atletico và đội tuyển Pháp.
Tuy nhiên, tiền vệ này đã đóng góp không nhỏ trong việc đưa Atletico và tuyển Pháp vào hai trận chung kết quan trọng nhất trong năm là Champions League và Euro 2016.
Ngoài ra, FIFA cũng đã công bố tốp 3 cho giải thưởng Huấn luyện viên xuất sắc nhất năm là Zinedine Zidane (Real Madrid), Claudio Ranieri (Leicester) và Fernando Santos (đội tuyển Bồ Đào Nha).
Danh tính cầu thủ và huấn luyện viên xuất sắc nhất năm 2016 sẽ được công bố trong đêm gala diễn ra vào ngày 9/1 năm sau ở Zurich./.
Ba cầu thủ lọt vào tốp 3 là Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha/Real Madrid), Lionel Messi (Argentina/Barcelona) và Antoine Griezmann (Pháp/Atletico Madrid).
Ronaldo đã có năm 2016 thành công ở cả cấp độ câu lạc bộ lẫn đội tuyển khi cùng Real đăng quang Champions League và vô địch Euro với đội tuyển Bồ Đào Nha.
Trong năm 2016, Ronaldo cũng đã ghi được 51 bàn cho Real Madrid, 13 pha lập công cho đội tuyển Bồ Đào Nha.
Messi đã giành cú đúp danh hiệu với Barca (vô địch La Liga và Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha) và ghi 41 bàn trên mọi đấu trường.
Antoine Griezmann có phần lép vế trong cuộc đua này khi không giành được bất cứ giải thưởng nào ở cả Atletico và đội tuyển Pháp.
Tuy nhiên, tiền vệ này đã đóng góp không nhỏ trong việc đưa Atletico và tuyển Pháp vào hai trận chung kết quan trọng nhất trong năm là Champions League và Euro 2016.
Ngoài ra, FIFA cũng đã công bố tốp 3 cho giải thưởng Huấn luyện viên xuất sắc nhất năm là Zinedine Zidane (Real Madrid), Claudio Ranieri (Leicester) và Fernando Santos (đội tuyển Bồ Đào Nha).
Danh tính cầu thủ và huấn luyện viên xuất sắc nhất năm 2016 sẽ được công bố trong đêm gala diễn ra vào ngày 9/1 năm sau ở Zurich./.
Tổng thư ký Liên hợp quốc lần đầu xin lỗi vì nạn dịch tả bùng phát ở Haiti
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 1/12 đã xin lỗi người dân Haiti, liên quan đến trách nhiệm của lực lượng gìn giữ hòa bình khiến dịch tả hoành hành tại quốc gia này.
Đây là lần đầu tiên vị Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra lời xin lỗi đối với người dân Haiti.
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã ba lần nói lời xin lỗi bằng 3 thứ tiếng - tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng địa phương của Haiti.
Trong lời xin lỗi nhân danh Liên hợp quốc, ông cho rằng Liên hợp quốc đã không quan tâm đúng mức khiến bệnh tả bùng phát và lan rộng khắp Haiti, đồng thời đưa ra lời xin lỗi chân thành về vai trò của Liên hợp quốc .
Một ủy ban độc lập do ông Ban Ki-moon chỉ định đã công bố báo cáo hồi năm 2011 cho biết không thể đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân bệnh tả bị lây truyền vào Haiti.
Tuy nhiên, năm 2013, các thành viên của một ủy ban độc lập khác đã công khai một bài báo kết luận rằng các nhân viên người Nepan của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là tác nhân chính mang dịch tả vào Haiti.
Những nhân viên này đã nhiễm dịch bệnh trước khi được cử đến khu vực Caribe để hỗ trợ Haiti khắc phục hậu quả sau trận động đất lớn hồi năm 2010.
Dịch tả - dịch bệnh lây truyền thông qua nguồn nước bẩn và gây bệnh tiêu chảy cấp tính - là thách thức chính đối với một quốc gia có điều kiện vệ sinh kém.
Tại Haiti, đất nước nghèo đói nhất châu Mỹ, dịch tả đã khiến hơn 9.000 người thiệt mạng và ảnh hưởng đến khoảng 800.000 người.
Xem thêm tại đây: Tổng thư ký Liên hợp quốc xin lỗi vì nạn dịch tả bùng phát ở Haiti
Đây là lần đầu tiên vị Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra lời xin lỗi đối với người dân Haiti.
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã ba lần nói lời xin lỗi bằng 3 thứ tiếng - tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng địa phương của Haiti.
Trong lời xin lỗi nhân danh Liên hợp quốc, ông cho rằng Liên hợp quốc đã không quan tâm đúng mức khiến bệnh tả bùng phát và lan rộng khắp Haiti, đồng thời đưa ra lời xin lỗi chân thành về vai trò của Liên hợp quốc .
Một ủy ban độc lập do ông Ban Ki-moon chỉ định đã công bố báo cáo hồi năm 2011 cho biết không thể đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân bệnh tả bị lây truyền vào Haiti.
Tuy nhiên, năm 2013, các thành viên của một ủy ban độc lập khác đã công khai một bài báo kết luận rằng các nhân viên người Nepan của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là tác nhân chính mang dịch tả vào Haiti.
Những nhân viên này đã nhiễm dịch bệnh trước khi được cử đến khu vực Caribe để hỗ trợ Haiti khắc phục hậu quả sau trận động đất lớn hồi năm 2010.
Dịch tả - dịch bệnh lây truyền thông qua nguồn nước bẩn và gây bệnh tiêu chảy cấp tính - là thách thức chính đối với một quốc gia có điều kiện vệ sinh kém.
Tại Haiti, đất nước nghèo đói nhất châu Mỹ, dịch tả đã khiến hơn 9.000 người thiệt mạng và ảnh hưởng đến khoảng 800.000 người.
Xem thêm tại đây: Tổng thư ký Liên hợp quốc xin lỗi vì nạn dịch tả bùng phát ở Haiti
(Vietnam+)