Vỡ đập tại Myanmar khiến hơn 50.000 người phải sơ tán
Ngày 29/8, đập tưới tiêu Swar Chaung của Myanmar đã bất ngờ bị vỡ ở khu vực Bago, nhấn chìm một số khu vực dân cư ở thị trấn Swar lân cận và hai làng gần đó.
Nguyên nhân vỡ đập được cho là do ảnh hưởng của mưa lớn trong nhiều ngày qua. Nước từ con đập bị vỡ đã tràn ra đường cao tốc Yangon-Mandalay tại khu vực Swar, buộc lực lượng chức năng phải phong tỏa tuyến giao thông này.
Theo thông báo của giới chức Myanmar, tính đến ngày 30/8, đã có 2 người mất tích trong vụ vỡ đập Swar Chaung. Trong khi đó, có tất cả 12 nghìn hộ gia đình, tương đương 54 nghìn người cũng đã phải đi sơ tán do lo sợ mực nước có thể dâng cao.
Hiện lực lượng cứu hộ và binh lính quân đội Myanmar đang khẩn trương công tác khắc phục hậu quả vụ vỡ đập, mang theo thuyền cứu hộ vượt qua vùng nước đầy bùn đất để cứu giúp hàng nghìn người bị mắc kẹt.
Theo Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar, đập Swar được xây dựng trên con lạch cùng tên vào năm 2004 và có thể cung cấp nước cho hơn 81 triệu m2 đất nông nghiệp.
Mỗi năm, Myanmar đều phải hứng chịu nhiều đợt mưa lớn lũ lớn. Mùa mưa năm nay tại Myanmar đã gây ngập lụt trên diện rộng.
Tháng 7/2018 vừa qua, một đợt mưa lớn dẫn tới lũ lụt trên diện rộng đã khiến hơn 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa và ít nhất 11 người thiệt mạng.
Nguyên nhân vỡ đập được cho là do ảnh hưởng của mưa lớn trong nhiều ngày qua. Nước từ con đập bị vỡ đã tràn ra đường cao tốc Yangon-Mandalay tại khu vực Swar, buộc lực lượng chức năng phải phong tỏa tuyến giao thông này.
Theo thông báo của giới chức Myanmar, tính đến ngày 30/8, đã có 2 người mất tích trong vụ vỡ đập Swar Chaung. Trong khi đó, có tất cả 12 nghìn hộ gia đình, tương đương 54 nghìn người cũng đã phải đi sơ tán do lo sợ mực nước có thể dâng cao.
Hiện lực lượng cứu hộ và binh lính quân đội Myanmar đang khẩn trương công tác khắc phục hậu quả vụ vỡ đập, mang theo thuyền cứu hộ vượt qua vùng nước đầy bùn đất để cứu giúp hàng nghìn người bị mắc kẹt.
Theo Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar, đập Swar được xây dựng trên con lạch cùng tên vào năm 2004 và có thể cung cấp nước cho hơn 81 triệu m2 đất nông nghiệp.
Mỗi năm, Myanmar đều phải hứng chịu nhiều đợt mưa lớn lũ lớn. Mùa mưa năm nay tại Myanmar đã gây ngập lụt trên diện rộng.
Tháng 7/2018 vừa qua, một đợt mưa lớn dẫn tới lũ lụt trên diện rộng đã khiến hơn 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa và ít nhất 11 người thiệt mạng.
Nước lũ tràn vào đường cao tốc Yangon-Mandalay. (Nguồn: Myanmar Fire Services Department)
Mỹ, Mexico và Canada khẩn trương, nỗ lực để đạt một thỏa thuận về hiệp định NAFTA mới
Ngày 27/8, quá trình đàm phán căng thẳng giữa Mỹ, Canada và Mexico nhằm sửa đổi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), một văn kiện "lâu đời" vốn định hình quan hệ thương mại 3 nước láng giềng Bắc Mỹ suốt hơn 20 năm qua, lần đầu tiên đã có một bước tiến tích cực khi Mỹ và Mexico đạt được một thỏa thuận sơ bộ.
Theo thỏa thuận mới vừa đạt được giữa Mỹ và Mexico thì hai nước đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề “gai góc” nhất trong đàm phán lại NAFTA, đó là các quy tắc mới liên quan ngành sản xuất ôtô.
Theo thỏa thuận mới, hai bên phải bảo đảm tỷ lệ phụ tùng ôtô sản xuất tại Mỹ hoặc Mexico đạt 75%, tăng so mức 62,5% được quy định trong NAFTA hiện nay.
Ngoài ra, thỏa thuận cũng quy định, từ 40% đến 45% lượng phụ tùng ôtô phải do các công nhân có thu nhập ít nhất 16 USD/ giờ sản xuất.
Mặc dù những gì Mỹ và Mexico vừa đạt được là một thành công đáng kể trong bối cảnh tiến trình tái đàm phán lại NAFTA trong vòng 1 năm qua hầu như không có đột phá và đã bị đình trệ từ hồi tháng 6/2018, nhưng thỏa thuận vừa đạt được giữa Mỹ và Mexico vẫn chưa thể là điều kiện đủ để sửa lại NAFTA.
Bởi việc sửa đổi NAFTA phải bao gồm cả Canada, một bên tham gia NAFTA song không tham gia các vòng đàm phán trong những tuần gần đây tại Mỹ.
Trong bối cảnh Mỹ và Mexico đã thành công trong việc đạt được một thỏa thuận sơ bộ, ngày 29/8, Canada và Mỹ đã chính thức nối lại vòng đàm phán lại NAFTA.
Hiện Canada vẫn đang bày tỏ quan ngại về những điểm vướng mắc trong tiến trình đàm phán lại NAFTA, đặc biệt là về thị trường bơ sữa của nước này cũng như quy chế giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Tuy nhiên, Canada vẫn bày tỏ lạc quan sẽ đạt được thỏa thuận sơ bộ với Mỹ. Các quan chức hai nước hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận trước thời hạn chót vào ngày 31/8 do Mỹ đưa ra nhằm nhất trí về một thỏa thuận.
Nếu đạt được đồng thuận, Quốc hội Mỹ sẽ có 90 ngày theo quy định để cho phép họ ký một NAFTA mới trước ngày 1/12/2018.
Theo thỏa thuận mới vừa đạt được giữa Mỹ và Mexico thì hai nước đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề “gai góc” nhất trong đàm phán lại NAFTA, đó là các quy tắc mới liên quan ngành sản xuất ôtô.
Theo thỏa thuận mới, hai bên phải bảo đảm tỷ lệ phụ tùng ôtô sản xuất tại Mỹ hoặc Mexico đạt 75%, tăng so mức 62,5% được quy định trong NAFTA hiện nay.
Ngoài ra, thỏa thuận cũng quy định, từ 40% đến 45% lượng phụ tùng ôtô phải do các công nhân có thu nhập ít nhất 16 USD/ giờ sản xuất.
Mặc dù những gì Mỹ và Mexico vừa đạt được là một thành công đáng kể trong bối cảnh tiến trình tái đàm phán lại NAFTA trong vòng 1 năm qua hầu như không có đột phá và đã bị đình trệ từ hồi tháng 6/2018, nhưng thỏa thuận vừa đạt được giữa Mỹ và Mexico vẫn chưa thể là điều kiện đủ để sửa lại NAFTA.
Bởi việc sửa đổi NAFTA phải bao gồm cả Canada, một bên tham gia NAFTA song không tham gia các vòng đàm phán trong những tuần gần đây tại Mỹ.
Trong bối cảnh Mỹ và Mexico đã thành công trong việc đạt được một thỏa thuận sơ bộ, ngày 29/8, Canada và Mỹ đã chính thức nối lại vòng đàm phán lại NAFTA.
Hiện Canada vẫn đang bày tỏ quan ngại về những điểm vướng mắc trong tiến trình đàm phán lại NAFTA, đặc biệt là về thị trường bơ sữa của nước này cũng như quy chế giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Tuy nhiên, Canada vẫn bày tỏ lạc quan sẽ đạt được thỏa thuận sơ bộ với Mỹ. Các quan chức hai nước hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận trước thời hạn chót vào ngày 31/8 do Mỹ đưa ra nhằm nhất trí về một thỏa thuận.
Nếu đạt được đồng thuận, Quốc hội Mỹ sẽ có 90 ngày theo quy định để cho phép họ ký một NAFTA mới trước ngày 1/12/2018.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Financial Post)
Tổng thống Trump đe dọa rút Mỹ khỏi WTO
Ngày 30/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nếu cơ quan này không có sự tiến bộ.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg tại Phòng Bầu dục của Nhà trắng, ông Trump cho biết, Mỹ đã bị đối xử không công bằng trong thương mại quốc tế và chỉ trích WTO đã để điều này xảy ra.
Đầu tháng 7 vừa qua, ông Trump cũng từng đe dọa sẽ có hành động chống lại WTO, mặc dù ông không nói cụ thể.
Theo các nhà phân tích, nếu việc Mỹ rút khỏi WTO xảy ra, sẽ dẫn đến có nguy cơ hủy hoại một trong những nền tảng của hệ thống thương mại toàn cầu mà Mỹ đã góp công tạo ra này.
Ra đời năm 1995, WTO là một phần trong nỗ lực của các nền kinh tế lớn do Mỹ dẫn đầu nhằm thiết lập diễn đàn để giải quyết các tranh chấp thương mại trên thế giới.
Nhưng kể từ khi nhậm chức hồi đầu năm 2017 đến nay, Tổng thống Trump luôn thể hiện quan điểm cứng rắn trong các vấn đề thương mại.
Ông đã rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, cùng với đó là bắt đầu đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) để mang lại lợi ích lớn hơn cho nước Mỹ.
Gần đây nhất, Mỹ liên tiếp áp mức thuế quan mới đối với hàng hóa của nhiều đối tác thương mại lớn, gây áp lực không nhỏ đối với hệ thống thương mại đa phương.
Đặc biệt, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc liên quan chính sách áp thuế lẫn nhau đang tác động nặng nề không chỉ đối với nền kinh tế hai nước mà còn với cả thế giới.
Các chuyên gia kinh tế ước tính mỗi 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế có thể khiến thương mại toàn cầu sụt giảm khoảng 0,5%.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg tại Phòng Bầu dục của Nhà trắng, ông Trump cho biết, Mỹ đã bị đối xử không công bằng trong thương mại quốc tế và chỉ trích WTO đã để điều này xảy ra.
Đầu tháng 7 vừa qua, ông Trump cũng từng đe dọa sẽ có hành động chống lại WTO, mặc dù ông không nói cụ thể.
Theo các nhà phân tích, nếu việc Mỹ rút khỏi WTO xảy ra, sẽ dẫn đến có nguy cơ hủy hoại một trong những nền tảng của hệ thống thương mại toàn cầu mà Mỹ đã góp công tạo ra này.
Ra đời năm 1995, WTO là một phần trong nỗ lực của các nền kinh tế lớn do Mỹ dẫn đầu nhằm thiết lập diễn đàn để giải quyết các tranh chấp thương mại trên thế giới.
Nhưng kể từ khi nhậm chức hồi đầu năm 2017 đến nay, Tổng thống Trump luôn thể hiện quan điểm cứng rắn trong các vấn đề thương mại.
Ông đã rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, cùng với đó là bắt đầu đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) để mang lại lợi ích lớn hơn cho nước Mỹ.
Gần đây nhất, Mỹ liên tiếp áp mức thuế quan mới đối với hàng hóa của nhiều đối tác thương mại lớn, gây áp lực không nhỏ đối với hệ thống thương mại đa phương.
Đặc biệt, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc liên quan chính sách áp thuế lẫn nhau đang tác động nặng nề không chỉ đối với nền kinh tế hai nước mà còn với cả thế giới.
Các chuyên gia kinh tế ước tính mỗi 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế có thể khiến thương mại toàn cầu sụt giảm khoảng 0,5%.
Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới ở Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Công ty Mỹ bán thiết kế súng in 3D bất chấp lệnh cấm của tòa án
Nhà sáng lập công ty Defense Distributed có trụ sở tại bang Texas, ông Cody Wilson ngày 28/8 đã bắt đầu bán các bản thiết kế súng kỹ thuật số, bao gồm cả bản thiết kế chế tạo súng bằng máy in 3D bất chấp lệnh cấm ban hành hướng dẫn chi tiết in súng 3D trên mạng Internet đưa ra trước đó.
Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Wilson cho biết lệnh của tòa án trước đó chỉ cấm công bố các bản thiết kế miễn phí trên mạng Internet.
Thay vào đó, ông sẽ bắt đầu cung cấp các bản thiết kế để bán và cam kết sẽ gửi các bản sao vật lý trên ổ đĩa hoặc qua thư điện tử.
Theo ông Wilson, những người ở Mỹ muốn có các bản thiết kế này sẽ có được nó.
Trước đó, ông Wilson lần đầu tiên công khai các bản thiết kế có thể tải về cho súng trường in 3D vào năm 2013.
Đã có hơn 100.000 lượt tải về các bản thiết kế này cho tới khi Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu ông ngừng việc này, coi đây là hành vi vi phạm các luật xuất khẩu liên bang do một số người bên ngoài nước Mỹ cũng đã tải về các bản thiết kế.
Tuy nhiên, cuối tháng Sáu vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thay đổi quyết định trên, cho phép ông Wilson nối lại việc công khai các bản thiết kế.
Đến ngày 31/7, một thẩm phán liên bang Mỹ đã tạm thời ngăn cản việc công khai trực tuyến các bản thiết kế chi tiết súng in 3D. Vụ việc này đang gây ra nhiều tranh cãi chính trị ở Mỹ.
Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Wilson cho biết lệnh của tòa án trước đó chỉ cấm công bố các bản thiết kế miễn phí trên mạng Internet.
Thay vào đó, ông sẽ bắt đầu cung cấp các bản thiết kế để bán và cam kết sẽ gửi các bản sao vật lý trên ổ đĩa hoặc qua thư điện tử.
Theo ông Wilson, những người ở Mỹ muốn có các bản thiết kế này sẽ có được nó.
Trước đó, ông Wilson lần đầu tiên công khai các bản thiết kế có thể tải về cho súng trường in 3D vào năm 2013.
Đã có hơn 100.000 lượt tải về các bản thiết kế này cho tới khi Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu ông ngừng việc này, coi đây là hành vi vi phạm các luật xuất khẩu liên bang do một số người bên ngoài nước Mỹ cũng đã tải về các bản thiết kế.
Tuy nhiên, cuối tháng Sáu vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thay đổi quyết định trên, cho phép ông Wilson nối lại việc công khai các bản thiết kế.
Đến ngày 31/7, một thẩm phán liên bang Mỹ đã tạm thời ngăn cản việc công khai trực tuyến các bản thiết kế chi tiết súng in 3D. Vụ việc này đang gây ra nhiều tranh cãi chính trị ở Mỹ.
Nhà sáng lập công ty Defense Distributed, ông Cody Wilson (phải) trong buổi họp báo ngày 28/8. (Nguồn: arstechnica.com)
EU sẽ chấm dứt thông lệ chuyển đổi giờ theo mùa
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ngày 31/8 cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ quyết định chấm dứt thông lệ chuyển đổi giữa giờ mùa Đông và giờ mùa Hè sau cuộc khảo sát cho thấy phần lớn công dân EU phản đối thông lệ này.
Ông Juncker cho biết 80% công dân EU muốn hủy bỏ thông lệ chuyển đổi giờ theo mùa của EU và ủng hộ giữ giờ dùng cho mùa Hè cho cả năm.
Ông cũng cho biết muốn đưa kế hoạch này ra thảo luận với các ủy viên trong Ủy ban châu Âu.
Ông Juncker nhấn mạnh :"Chúng tôi sẽ quyết định vấn đề này trong ngày hôm nay. Hàng triệu người cho rằng giờ mùa Hè nên được dùng cho cả năm."
Bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần phải được Chính phủ mỗi nước thành viên và Nghị viên châu Âu thông qua trước khi trở thành luật.
Theo quy định hiện hành của EU, công dân tại tất cả 28 nước thành viên phải điều chỉnh đồng hồ tăng thêm 1 giờ vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 và quay trở về giờ mùa Đông vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 10.
Tuy nhiên Phần Lan, nước có thủ đô nằm về phía Bắc nhất của EU, đã kêu gọi EU chấm dứt thông lệ chuyển đổi giờ theo mùa mà những người phản đối cho rằng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sự thay đổi thời gian gây rối loạn thời gian ngủ và có thể ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc.
Trong khi đó những người ủng hộ việc chuyển đổi giờ theo mùa lại cho rằng việc chuyển đổi này nhằm đem lại thêm ánh sáng ban ngày vào buổi sáng trong mùa Đông và ánh sáng buổi tối trong mùa Hè có thể giúp giảm tai nạn giao thông và tiết kiệm năng lượng.
Một số các nước châu Âu ngoài EU đã chấm dứt việc chuyển đổi giờ giữa mùa Hè và mùa Đông, như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus và Iceland.
Ông Juncker cho biết 80% công dân EU muốn hủy bỏ thông lệ chuyển đổi giờ theo mùa của EU và ủng hộ giữ giờ dùng cho mùa Hè cho cả năm.
Ông cũng cho biết muốn đưa kế hoạch này ra thảo luận với các ủy viên trong Ủy ban châu Âu.
Ông Juncker nhấn mạnh :"Chúng tôi sẽ quyết định vấn đề này trong ngày hôm nay. Hàng triệu người cho rằng giờ mùa Hè nên được dùng cho cả năm."
Bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần phải được Chính phủ mỗi nước thành viên và Nghị viên châu Âu thông qua trước khi trở thành luật.
Theo quy định hiện hành của EU, công dân tại tất cả 28 nước thành viên phải điều chỉnh đồng hồ tăng thêm 1 giờ vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 và quay trở về giờ mùa Đông vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 10.
Tuy nhiên Phần Lan, nước có thủ đô nằm về phía Bắc nhất của EU, đã kêu gọi EU chấm dứt thông lệ chuyển đổi giờ theo mùa mà những người phản đối cho rằng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sự thay đổi thời gian gây rối loạn thời gian ngủ và có thể ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc.
Trong khi đó những người ủng hộ việc chuyển đổi giờ theo mùa lại cho rằng việc chuyển đổi này nhằm đem lại thêm ánh sáng ban ngày vào buổi sáng trong mùa Đông và ánh sáng buổi tối trong mùa Hè có thể giúp giảm tai nạn giao thông và tiết kiệm năng lượng.
Một số các nước châu Âu ngoài EU đã chấm dứt việc chuyển đổi giờ giữa mùa Hè và mùa Đông, như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus và Iceland.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: DPA)
Bản đồ mùa màng đầu tiên trên thế giới từ hình ảnh vệ tinh
Trang mạng Tribune của Pakistan ngày 1/9 đưa tin Pakistan đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng hình ảnh vệ tinh để lập bản đồ cây trồng.
Phát biểu trên một kênh truyền hình địa phương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ thông tin (ITU) kiêm Chủ tịch Ban công nghệ thông tin bang Punjab, Umar Saif, cho biết vệ tinh được sử dụng là vệ tinh viễn thám của Anh có tên gọi Sentinel-2A, độ phân giải 10m, nhằm xác định loại cây trồng, tình trạng của cây và độ ẩm trong đất để dự báo quá trình tăng trưởng.
Theo tiến sỹ Siaf, trước đây Google đã cung cấp các hình ảnh đen trắng độ phân giải 3m thông qua các dữ liệu và vị trí GPS thu thập được từ người sử dụng điện thoại Android.
Với việc đưa vào sử dụng vệ tinh Sentinel-2 A, Pakistan sẽ hoàn toàn chủ động mà không phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ 3 nào.
Vệ tinh Sentinel-2A sẽ bay qua Pakistan mỗi tuần 1 lần và cung cấp hình ảnh 13 màu để giúp xác định dữ liệu cây trồng, bao gồm chất lượng hạt giống, tăng trưởng, bệnh, diện tích canh tác, năng suất, tác động đến nền kinh tế và xác định tiềm năng xuất khẩu của sản lượng dư thừa.
Phát biểu trên một kênh truyền hình địa phương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ thông tin (ITU) kiêm Chủ tịch Ban công nghệ thông tin bang Punjab, Umar Saif, cho biết vệ tinh được sử dụng là vệ tinh viễn thám của Anh có tên gọi Sentinel-2A, độ phân giải 10m, nhằm xác định loại cây trồng, tình trạng của cây và độ ẩm trong đất để dự báo quá trình tăng trưởng.
Theo tiến sỹ Siaf, trước đây Google đã cung cấp các hình ảnh đen trắng độ phân giải 3m thông qua các dữ liệu và vị trí GPS thu thập được từ người sử dụng điện thoại Android.
Với việc đưa vào sử dụng vệ tinh Sentinel-2 A, Pakistan sẽ hoàn toàn chủ động mà không phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ 3 nào.
Vệ tinh Sentinel-2A sẽ bay qua Pakistan mỗi tuần 1 lần và cung cấp hình ảnh 13 màu để giúp xác định dữ liệu cây trồng, bao gồm chất lượng hạt giống, tăng trưởng, bệnh, diện tích canh tác, năng suất, tác động đến nền kinh tế và xác định tiềm năng xuất khẩu của sản lượng dư thừa.
(Nguồn: Tribune)
(Vietnam+)