Cái kết vượt trên mong đợi: Khi G20 dung hòa khác biệt
“Cái kết” vượt cả mong đợi của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sau hai ngày làm việc tại thủ đô Buenos Aires (Argentina) với việc thông qua một tuyên bố chung đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng các nước đang nỗ lực thể hiện trách nhiệm trong những vấn đề toàn cầu, bất chấp trên thực tế không hẳn những khác biệt đã được khỏa lấp.
Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G20 khẳng định sự đồng thuận trong những vấn đề được coi là gai góc nhất như thương mại quốc tế, bảo vệ môi trường và di cư.
Rõ ràng là G20 đã phần nào thể hiện vai trò điều phối và dẫn dắt kinh tế thế giới cũng như đi đầu trong những vấn đề nóng toàn cầu.
Quan trọng hơn, G20, tổ chức từ khi thành lập vẫn được coi như một trong những biểu tượng cho sự hợp tác và phối hợp toàn cầu đối phó với khủng hoảng, vẫn có sức sống và tầm ảnh hưởng nổi trội khi tình hình thế giới diễn biến quá phức tạp như hiện nay.
Không chỉ là một diễn đàn để thảo luận, G20 có thể là một tập thể hành động thực tế và trách nhiệm.
Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G20 khẳng định sự đồng thuận trong những vấn đề được coi là gai góc nhất như thương mại quốc tế, bảo vệ môi trường và di cư.
Rõ ràng là G20 đã phần nào thể hiện vai trò điều phối và dẫn dắt kinh tế thế giới cũng như đi đầu trong những vấn đề nóng toàn cầu.
Quan trọng hơn, G20, tổ chức từ khi thành lập vẫn được coi như một trong những biểu tượng cho sự hợp tác và phối hợp toàn cầu đối phó với khủng hoảng, vẫn có sức sống và tầm ảnh hưởng nổi trội khi tình hình thế giới diễn biến quá phức tạp như hiện nay.
Không chỉ là một diễn đàn để thảo luận, G20 có thể là một tập thể hành động thực tế và trách nhiệm.
Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Buenos Aires, Argentina ngày 30/11/2018. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
EU thông qua Thỏa thuận Brexit và Tuyên bố chính trị về quan hệ tương lai giữa EU và Vương quốc Anh
Ngày 25/11, trong cuộc họp đặc biệt của EU về Brexit tại Brussels, Bỉ, 27 nước thành viên EU đã thông qua các điều khoản của Thỏa thuận lịch sử dài gần 600 trang để nước Anh rút khỏi EU (gọi là Brexit) với các điều kiện chi tiết của "cuộc ly dị," cùng với một Tuyên bố chính trị về quan hệ tương lai Anh-EU và một số phụ lục về vấn đề chủ quyền Gibraltar, đánh bắt cá cũng như là chống bán phá giá.
Đây là kết quả cuộc đàm phán 17 tháng ròng đàm phán căng thẳng giữa EU và Anh.
Việc các nhà lãnh đạo EU thông qua Thỏa thuận Brexit được xem là sự kiện đánh dấu việc hoàn tất giai đoạn 1 của tiến trình Brexit, đó là giải quyết dứt điểm việc Vương quốc Anh chia tay Liên minh châu Âu.
Các nhà phân tích nhận định, về tổng thể, phía EU đã nhận được nhiều nhân nhượng hơn từ phía Anh, từ việc Anh phải hoàn trả nghĩa vụ tài chính cho EU, đảm bảo quyền lợi cho các công dân EU đang sinh sống tại Anh và đặc biệt là nhượng bộ trong vấn đề biên giới Bắc Ireland.
Văn bản thỏa thuận này sau khi được các nước EU thông qua đã được chuyển cho Quốc hội Anh và sau đó là Nghị viện châu Âu để phê chuẩn trước khi có hiệu lực ngày 29/3/2019, thời điểm nước Anh chính thức rời khỏi EU.
Tuy nhiên, việc thuyết phục các nghị sỹ tại Quốc hội được xem là một nhiệm vụ khó khăn đối với Thủ tướng May khi thời gian qua đã có quá nhiều mâu thuẫn trên chính trường Anh xung quanh thỏa thuận Brexit mà hai bên vừa đạt được.
Trong trường hợp thỏa thuận được phê chuẩn thì sau ngày 29-3-2019, Anh sẽ rời khỏi EU, nhưng trên thực tế nước này vẫn tiếp tục tham gia vào thị trường chung, tự do đi lại, đóng góp ngân sách nhưng không tham dự ra quyết định.
Lúc này Anh và EU bắt đầu đàm phán về mối quan hệ tương lai.
Còn trong trường hợp Quốc hội Anh từ chối thông qua thỏa thuận Brexit, nước Anh có thể sẽ phải rời EU mà không đạt được một thỏa thuận nào về tương lai quan hệ song phương với EU hậu Brexit.
Đây là kết quả cuộc đàm phán 17 tháng ròng đàm phán căng thẳng giữa EU và Anh.
Việc các nhà lãnh đạo EU thông qua Thỏa thuận Brexit được xem là sự kiện đánh dấu việc hoàn tất giai đoạn 1 của tiến trình Brexit, đó là giải quyết dứt điểm việc Vương quốc Anh chia tay Liên minh châu Âu.
Các nhà phân tích nhận định, về tổng thể, phía EU đã nhận được nhiều nhân nhượng hơn từ phía Anh, từ việc Anh phải hoàn trả nghĩa vụ tài chính cho EU, đảm bảo quyền lợi cho các công dân EU đang sinh sống tại Anh và đặc biệt là nhượng bộ trong vấn đề biên giới Bắc Ireland.
Văn bản thỏa thuận này sau khi được các nước EU thông qua đã được chuyển cho Quốc hội Anh và sau đó là Nghị viện châu Âu để phê chuẩn trước khi có hiệu lực ngày 29/3/2019, thời điểm nước Anh chính thức rời khỏi EU.
Tuy nhiên, việc thuyết phục các nghị sỹ tại Quốc hội được xem là một nhiệm vụ khó khăn đối với Thủ tướng May khi thời gian qua đã có quá nhiều mâu thuẫn trên chính trường Anh xung quanh thỏa thuận Brexit mà hai bên vừa đạt được.
Trong trường hợp thỏa thuận được phê chuẩn thì sau ngày 29-3-2019, Anh sẽ rời khỏi EU, nhưng trên thực tế nước này vẫn tiếp tục tham gia vào thị trường chung, tự do đi lại, đóng góp ngân sách nhưng không tham dự ra quyết định.
Lúc này Anh và EU bắt đầu đàm phán về mối quan hệ tương lai.
Còn trong trường hợp Quốc hội Anh từ chối thông qua thỏa thuận Brexit, nước Anh có thể sẽ phải rời EU mà không đạt được một thỏa thuận nào về tương lai quan hệ song phương với EU hậu Brexit.
Đồng bảng Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine trên biển Đen
Trong tuần qua, những căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Ukraine đã bị thổi bùng lên sau sự kiện ngày 25/11, khi lực lượng Nga bắt giữ ba tàu hải quân của Ukraine trên Biển Đen.
Phía Nga cáo buộc 3 tàu hải quân Ukraine đã cố gắng xâm nhập lãnh hải của Nga và không tuân thủ yêu cầu dừng lại từ phía các tàu của lực lượng biên phòng thuộc FSB cũng như Hạm đội Biển Đen của Nga.
Trong khi đó, Ukraine thông báo cho rằng các tàu của Nga đã cản trở 3 tàu hải quân Ukraine di chuyển tự do qua eo biển Kerch để vào biển Azov.
Vụ việc trên sau khi xảy ra đã gây ra một bầu không khí căng thẳng tại Ukraine vì những lo ngại an ninh.
Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của Tổng thống P.Poroshenko áp đặt thiết quân luật trong thời gian 30 ngày tại các khu vực biên giới.
Kiev cũng hối thúc các đồng minh và đối tác đưa ra các biện pháp cần thiết phù hợp đối với Nga.
Thậm chí, Tổng thống Poroshenko còn kêu gọi Quốc hội Ukraine ban bố tình trạng chiến tranh.
Về phía Nga, nước này thẳng thừng bác bỏ các cáo buộc của Ukraine. Phía Nga cho rằng hành động của ba tàu hải quân Ukraine là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp và thông lệ quốc tế.
Việc Ukraine áp đặt tình trạng thiết quân luật là công việc nội bộ của Kiev, tuy nhiên điều đó có nguy cơ làm gia tăng xung đột tại Ukraine, nhất là ở khu vực Đông-Nam.
Vụ đụng độ trên đang khiến mối quan hệ giữa Nga và Ukraine vốn căng thẳng kể từ năm 2014, sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, trở nên nghiêm trọng hơn. Vụ việc này cũng có nguy cơ trở thành “vật cản mới” trong quan hệ Nga và phương Tây, nhất là Nga-Mỹ.
Và thực tế là ngày 29/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hủy cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Argentina trong các ngày 30-11 và 1/12.
Các nhà phân tích cho rằng, nhằm hạ nhiệt căng thẳng sau vụ đụng độ vừa qua, việc các bên cần làm lúc này là đưa ra những hành động mang tính xây dựng.
Phía Nga cáo buộc 3 tàu hải quân Ukraine đã cố gắng xâm nhập lãnh hải của Nga và không tuân thủ yêu cầu dừng lại từ phía các tàu của lực lượng biên phòng thuộc FSB cũng như Hạm đội Biển Đen của Nga.
Trong khi đó, Ukraine thông báo cho rằng các tàu của Nga đã cản trở 3 tàu hải quân Ukraine di chuyển tự do qua eo biển Kerch để vào biển Azov.
Vụ việc trên sau khi xảy ra đã gây ra một bầu không khí căng thẳng tại Ukraine vì những lo ngại an ninh.
Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của Tổng thống P.Poroshenko áp đặt thiết quân luật trong thời gian 30 ngày tại các khu vực biên giới.
Kiev cũng hối thúc các đồng minh và đối tác đưa ra các biện pháp cần thiết phù hợp đối với Nga.
Thậm chí, Tổng thống Poroshenko còn kêu gọi Quốc hội Ukraine ban bố tình trạng chiến tranh.
Về phía Nga, nước này thẳng thừng bác bỏ các cáo buộc của Ukraine. Phía Nga cho rằng hành động của ba tàu hải quân Ukraine là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp và thông lệ quốc tế.
Việc Ukraine áp đặt tình trạng thiết quân luật là công việc nội bộ của Kiev, tuy nhiên điều đó có nguy cơ làm gia tăng xung đột tại Ukraine, nhất là ở khu vực Đông-Nam.
Vụ đụng độ trên đang khiến mối quan hệ giữa Nga và Ukraine vốn căng thẳng kể từ năm 2014, sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, trở nên nghiêm trọng hơn. Vụ việc này cũng có nguy cơ trở thành “vật cản mới” trong quan hệ Nga và phương Tây, nhất là Nga-Mỹ.
Và thực tế là ngày 29/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hủy cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Argentina trong các ngày 30-11 và 1/12.
Các nhà phân tích cho rằng, nhằm hạ nhiệt căng thẳng sau vụ đụng độ vừa qua, việc các bên cần làm lúc này là đưa ra những hành động mang tính xây dựng.
Tàu chở hàng hóa neo tại cảng Mariupol trên biển Azov, phía đông Ukraine ngày 2/12/2018. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Ngày thứ Bảy khói lửa tại Pháp
Làn sóng biểu tình phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu kéo dài trong nhiều tuần qua trên khắp nước Pháp, khiến hàng trăm người bị thương và để lại nhiều thiệt hại nặng nề tại thủ đô Paris.
Ngày thứ Bảy 1/12, trung tâm thủ đô Paris của Pháp tiếp tục biến thành chiến trường khói lửa khi người biểu tình "áo vàng" đụng độ với cảnh sát ở Khải hoàn Môn, nhiều ôtô đã bị đốt.
Cảnh sát Pháp đã phải dùng tới bình xịt hơi cay, lựu đạn khói để giải tán đám đông người biểu tình "áo vàng" quá khích tìm cách phá các hàng rào an ninh trên Đại lộ Champs Elysees tại thủ đô Paris ngay trước khi đợt tuần hành thứ 3 nhằm phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu của chính phủ diễn ra tối cùng ngày.
Cảnh sát cho biết đã bắt giữ hơn 60 người do lo ngại những thành phần cực hữu và cực tả bạo lực có thể đang thâm nhập vào phong trào "áo vàng," một phong trào biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu và chi phí đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi.
Phong trào lấy tên theo những chiếc áo phản quang mà tất cả người lái xe motor tại Pháp phải mặc khi lái xe.
Đến ngày 3/12, hàng chục người biểu tình "Áo vàng" tại Pháp đã chặn đường vào một kho nhiên liệu chính cùng nhiều tuyến đường cao tốc, khi làn sóng biểu tình phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu trên khắp quốc gia châu Âu này đã kéo dài sang tuần thứ 3 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Khoảng 50 người phong tỏa kho nhiên liệu tại cảng Fos-sur-Mer gần Marseille. Đây là khu vực mà cảnh sát trong những ngày qua thường xuyên phải can thiệp để giải tán đám đông biểu tình kể từ khi làn sóng biểu tình tại Pháp nổ ra.
Ngoài ra, giao thông cũng tắc nghẽn trên các tuyến đường cao tốc dẫn tới các thành phố miền Nam gồm Aix-en-Provence, Orange, Montpellier, Nimes và Sete trong bối cảnh cuộc biểu tình vốn xuất phát từ bất bình đối với việc tăng thuế nhiên liệu đã leo thang thành làn sóng phản đối các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Tổng thống Emmanuel Macron.
Cũng trong ngày 3/12, biểu tình lan tới khoảng 100 trường học trên toàn quốc với giới học sinh phản đối quy định mới của chính phủ về nhập học đại học. Riêng cuộc biểu tình tại thành phố Nice thu hút khoảng 1.000 học sinh tham gia.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 3/12 đã có cuộc đối thoại với lãnh đạo các đảng phái chính trị và những người đứng đầu phong trào biểu tình "Áo vàng" trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho làn sóng biểu tình phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu kéo dài trong nhiều tuần qua trên khắp nước Pháp, khiến hàng trăm người bị thương và để lại nhiều thiệt hại nặng nề tại thủ đô Paris.
Ngày thứ Bảy 1/12, trung tâm thủ đô Paris của Pháp tiếp tục biến thành chiến trường khói lửa khi người biểu tình "áo vàng" đụng độ với cảnh sát ở Khải hoàn Môn, nhiều ôtô đã bị đốt.
Cảnh sát Pháp đã phải dùng tới bình xịt hơi cay, lựu đạn khói để giải tán đám đông người biểu tình "áo vàng" quá khích tìm cách phá các hàng rào an ninh trên Đại lộ Champs Elysees tại thủ đô Paris ngay trước khi đợt tuần hành thứ 3 nhằm phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu của chính phủ diễn ra tối cùng ngày.
Cảnh sát cho biết đã bắt giữ hơn 60 người do lo ngại những thành phần cực hữu và cực tả bạo lực có thể đang thâm nhập vào phong trào "áo vàng," một phong trào biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu và chi phí đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi.
Phong trào lấy tên theo những chiếc áo phản quang mà tất cả người lái xe motor tại Pháp phải mặc khi lái xe.
Đến ngày 3/12, hàng chục người biểu tình "Áo vàng" tại Pháp đã chặn đường vào một kho nhiên liệu chính cùng nhiều tuyến đường cao tốc, khi làn sóng biểu tình phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu trên khắp quốc gia châu Âu này đã kéo dài sang tuần thứ 3 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Khoảng 50 người phong tỏa kho nhiên liệu tại cảng Fos-sur-Mer gần Marseille. Đây là khu vực mà cảnh sát trong những ngày qua thường xuyên phải can thiệp để giải tán đám đông biểu tình kể từ khi làn sóng biểu tình tại Pháp nổ ra.
Ngoài ra, giao thông cũng tắc nghẽn trên các tuyến đường cao tốc dẫn tới các thành phố miền Nam gồm Aix-en-Provence, Orange, Montpellier, Nimes và Sete trong bối cảnh cuộc biểu tình vốn xuất phát từ bất bình đối với việc tăng thuế nhiên liệu đã leo thang thành làn sóng phản đối các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Tổng thống Emmanuel Macron.
Cũng trong ngày 3/12, biểu tình lan tới khoảng 100 trường học trên toàn quốc với giới học sinh phản đối quy định mới của chính phủ về nhập học đại học. Riêng cuộc biểu tình tại thành phố Nice thu hút khoảng 1.000 học sinh tham gia.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 3/12 đã có cuộc đối thoại với lãnh đạo các đảng phái chính trị và những người đứng đầu phong trào biểu tình "Áo vàng" trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho làn sóng biểu tình phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu kéo dài trong nhiều tuần qua trên khắp nước Pháp, khiến hàng trăm người bị thương và để lại nhiều thiệt hại nặng nề tại thủ đô Paris.
Một người biểu tình xem một chiếc xe đang cháy gần đại lộ Champs-Elysees trong một cuộc biểu tình vào thứ Bảy 1/12. (Nguồn: AP)
Biên giới Mỹ-Mexico tiếp tục căng thẳng do dòng người di cư
Trong tuần qua, vấn đề người di cư Trung Mỹ, vốn là tâm điểm trong quan hệ giữa Mexico và Mỹ, đã trở nên “nóng” hơn với những diễn biến dồn dập khiến tình hình khu vực biên giới hai nước trở nên căng thẳng và phức tạp.
Ngày 25/11, một nhóm khoảng 500 người di cư đã cố gắng nhập cảnh vào Mỹ ở khu vực biên giới Mỹ-Mexico, gần thành phố Tijuana, miền Bắc Mexico, giáp ranh với thành phố San Diego, bang California,Mỹ, buộc lực lượng an ninh Mỹ phải sử dụng hơi cay để giải tán người di cư.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Mexico đã gửi một công hàm tới Chính phủ Mỹ đề nghị Washington điều tra việc sử dụng hơi cay ở khu vực biên giới Mỹ-Mexico, đồng thời nhấn mạnh rằng điều này là để tăng cường hợp tác với Mỹ trong việc giải quyết vấn đề hàng ngàn người di cư đang tìm kiếm tị nạn.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bảo vệ việc sử dụng hơi cay vì ông cho rằng, đây là một dạng rất nhỏ của khí độc và rất an toàn, và các lực lượng an ninh nước này đã buộc phải dùng hơi cay vì nhiều người di cư đã cố tình vượt qua biên giới.
Ông còn dọa sẽ đóng cửa biên giới “vĩnh viễn” với Mexico nếu cần thiết, đồng thời yêu cầu Mexico hồi hương những người di cư này.
Những phản ứng khá gay gắt của Tổng thống Donald Trump một lần nữa cho thấy ông chủ Nhà Trắng sẽ tiếp tục "không khoan nhượng" trong vấn đề người di cư Trung Mỹ.
Cho tới nay, Mỹ đã triển khai khoảng 5.800 binh sĩ dọc biên giới với Mexico nhằm ứng phó với dòng người di cư, song tình hình hỗn loạn tại đây vẫn tái diễn.
Còn về phía Mexico, từ vài tháng nay, nước này bị đặt trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi nằm trên tuyến trung chuyển của dòng người di cư từ các quốc gia thuộc "Tam giác phía Bắc" của Trung Mỹ, gồm El Salvador, Guatemala và Honduras, muốn trốn tránh nghèo đói và bạo lực tại quê nhà và tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn tại Mỹ.
Dòng người di cư không ngớt đổ vào lãnh thổ Mexico và tập trung ở khu vực biên giới miền Bắc nước này đang tạo ra những thách thức không nhỏ cả về an ninh, kinh tế lẫn xã hội, nhân đạo đối với Mexico.
Ngày 25/11, một nhóm khoảng 500 người di cư đã cố gắng nhập cảnh vào Mỹ ở khu vực biên giới Mỹ-Mexico, gần thành phố Tijuana, miền Bắc Mexico, giáp ranh với thành phố San Diego, bang California,Mỹ, buộc lực lượng an ninh Mỹ phải sử dụng hơi cay để giải tán người di cư.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Mexico đã gửi một công hàm tới Chính phủ Mỹ đề nghị Washington điều tra việc sử dụng hơi cay ở khu vực biên giới Mỹ-Mexico, đồng thời nhấn mạnh rằng điều này là để tăng cường hợp tác với Mỹ trong việc giải quyết vấn đề hàng ngàn người di cư đang tìm kiếm tị nạn.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bảo vệ việc sử dụng hơi cay vì ông cho rằng, đây là một dạng rất nhỏ của khí độc và rất an toàn, và các lực lượng an ninh nước này đã buộc phải dùng hơi cay vì nhiều người di cư đã cố tình vượt qua biên giới.
Ông còn dọa sẽ đóng cửa biên giới “vĩnh viễn” với Mexico nếu cần thiết, đồng thời yêu cầu Mexico hồi hương những người di cư này.
Những phản ứng khá gay gắt của Tổng thống Donald Trump một lần nữa cho thấy ông chủ Nhà Trắng sẽ tiếp tục "không khoan nhượng" trong vấn đề người di cư Trung Mỹ.
Cho tới nay, Mỹ đã triển khai khoảng 5.800 binh sĩ dọc biên giới với Mexico nhằm ứng phó với dòng người di cư, song tình hình hỗn loạn tại đây vẫn tái diễn.
Còn về phía Mexico, từ vài tháng nay, nước này bị đặt trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi nằm trên tuyến trung chuyển của dòng người di cư từ các quốc gia thuộc "Tam giác phía Bắc" của Trung Mỹ, gồm El Salvador, Guatemala và Honduras, muốn trốn tránh nghèo đói và bạo lực tại quê nhà và tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn tại Mỹ.
Dòng người di cư không ngớt đổ vào lãnh thổ Mexico và tập trung ở khu vực biên giới miền Bắc nước này đang tạo ra những thách thức không nhỏ cả về an ninh, kinh tế lẫn xã hội, nhân đạo đối với Mexico.
Người di cư Trung Mỹ đổ xô tới khu vực biên giới Mexico để tìm cách tới Mỹ ngày 11/11/2018. (Nguồn: TTXVN phát)
Indonesia công bố kết quả điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay làm 189 người thiệt mạng
Ngày 28/11, Ủy ban an toàn giao thông Indonesia (KNKT) đã công bố báo cáo sơ bộ đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ rơi máy bay của nước này cách đây 1 tháng.
Người đứng đầu KNKT Nurcahyo Utomo cho biết trong chuyến bay từ Denpasar tới thủ đô Jakarta, máy bay đã gặp trục trặc kỹ thuật, song phi công vẫn tiếp tục thực hiện hành trình.
Các nhà điều tra khẳng định Lion Air đã cố cho chiếc máy bay này hoạt động, mặc dù chưa khắc phục được lỗi kỹ thuật với đồng hồ đo vận tốc không khí đã phát hiện vài ngày trước khi xảy vụ tai nạn.
Theo KNKT, chiếc máy bay Boeing 737 lẽ ra không được bay vì đã phát hiện trục trặc kỹ thuật trước khi thực hiện chuyến bay gặp nạn.
Đồng thời KNKT cũng khuyến cáo hãng hàng không Lion Air phải cải thiện công tác bảo đảm an toàn và phải đảm bảo việc phi công có thể đưa ra quyết định đúng đắn về việc tiếp tục chuyến bay.
Ngoài ra, Lion Air phải đảm bảo toàn bộ hồ sơ sửa chữa máy bay phải được cập nhật và lưu giữ đầy đủ.
Cũng theo dự thảo báo cáo sơ bộ, dữ liệu hộp đen cho thấy phi công đã cố gắng kiểm soát máy bay khi hệ thống an toàn tự động không ngừng đẩy máy bay chúc đầu xuống.
Các nhà điều tra đang tập trung xác định xem nguyên nhân hiện tượng này có phải do thông tin sai lệch từ thiết bị cảm biến hay không.
Những thông tin sơ bộ nói trên được đưa ra sau đúng 1 tháng kể từ ngày ngày 29/10, khi chiếc máy bay Boeing 737-MAX 8 của hãng hàng không giá rẻ Lion Air thực hiện chuyến bay số hiệu JT 610, chở 189 người trên chuyến bay nội địa từ thủ đô Jakarta đến Pangkal Pinang, bị mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu chỉ 13 phút sau khi cất cánh.
Các dữ liệu cho thấy máy bay đã lao xuống biển từ độ cao hơn 1.000m, với vận tốc 640 km/h.
Bộ phận đo vận tốc không khí của máy bay đã gặp trục trặc trong 4 chuyến bay gần đây, bao gồm chuyến bay cuối cùng khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Người đứng đầu KNKT Nurcahyo Utomo cho biết trong chuyến bay từ Denpasar tới thủ đô Jakarta, máy bay đã gặp trục trặc kỹ thuật, song phi công vẫn tiếp tục thực hiện hành trình.
Các nhà điều tra khẳng định Lion Air đã cố cho chiếc máy bay này hoạt động, mặc dù chưa khắc phục được lỗi kỹ thuật với đồng hồ đo vận tốc không khí đã phát hiện vài ngày trước khi xảy vụ tai nạn.
Theo KNKT, chiếc máy bay Boeing 737 lẽ ra không được bay vì đã phát hiện trục trặc kỹ thuật trước khi thực hiện chuyến bay gặp nạn.
Đồng thời KNKT cũng khuyến cáo hãng hàng không Lion Air phải cải thiện công tác bảo đảm an toàn và phải đảm bảo việc phi công có thể đưa ra quyết định đúng đắn về việc tiếp tục chuyến bay.
Ngoài ra, Lion Air phải đảm bảo toàn bộ hồ sơ sửa chữa máy bay phải được cập nhật và lưu giữ đầy đủ.
Cũng theo dự thảo báo cáo sơ bộ, dữ liệu hộp đen cho thấy phi công đã cố gắng kiểm soát máy bay khi hệ thống an toàn tự động không ngừng đẩy máy bay chúc đầu xuống.
Các nhà điều tra đang tập trung xác định xem nguyên nhân hiện tượng này có phải do thông tin sai lệch từ thiết bị cảm biến hay không.
Những thông tin sơ bộ nói trên được đưa ra sau đúng 1 tháng kể từ ngày ngày 29/10, khi chiếc máy bay Boeing 737-MAX 8 của hãng hàng không giá rẻ Lion Air thực hiện chuyến bay số hiệu JT 610, chở 189 người trên chuyến bay nội địa từ thủ đô Jakarta đến Pangkal Pinang, bị mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu chỉ 13 phút sau khi cất cánh.
Các dữ liệu cho thấy máy bay đã lao xuống biển từ độ cao hơn 1.000m, với vận tốc 640 km/h.
Bộ phận đo vận tốc không khí của máy bay đã gặp trục trặc trong 4 chuyến bay gần đây, bao gồm chuyến bay cuối cùng khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Máy bay của hãng hàng không Lion Air. (Ảnh: AFP/TTXVN)
(Vietnam+)