Cả thế giới vĩnh biệt Lãnh tụ Cuba Fidel Castro
Vào lúc 0 giờ 30 ngày 26/11 - giờ địa phương, các phương tiện truyền thông nhà nước Cuba gồm Granma, Prensa Latina, Cubadebate và Thông tấn xã Cuba ACN đã chính thức đưa tin Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro từ trần.
Trước đó, vào cuối bản tin truyền hình cuối cùng ngày 25/11, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã thông báo về sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Cuba.
Theo ghi nhận từ các hoạt động chính thức được thông báo của lãnh tụ Fidel Castro, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang chính là nguyên thủ nước ngoài cuối cùng gặp gỡ nhân vật huyền thoại của cách mạng thế giới này vào ngày 16/11 vừa qua.
Ngày 26/11, Cuba thông báo quốc tang Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro sẽ diễn ra trong 9 ngày.
Cùng ngày Chính phủ Cuba thông báo sẽ tổ chức lễ an táng tro cốt của cố Lãnh tụ Fidel vào ngày 4/12 tới tại thành phố lịch sử Santiago de Cuba, Đông Nam Cuba sau 4 ngày rước thi hài khắp cả nước.
Từ ngày 26/11-4/12, các hoạt động và biểu diễn công cộng sẽ tạm ngừng, cờ rủ sẽ được treo trên các tòa nhà công và các căn cứ quân sự.
Algeria, Venezuela, Nicaragua và Triều Tiên đã tuyên bố để quốc tang tưởng nhớ Lãnh tụ Fidel Castro.
Lãnh tụ Cuba sinh ngày 13/8/1926. Ông là một nhà cách mạng vĩ đại, một trong những người kiệt xuất nhất của thế kỷ XX. Ông là người đã ghi danh Cuba vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài, dẫn dắt quốc gia Caribe này đến con đường độc lập ngày hôm nay.
Fidel Castro Ruz, người tập hợp các lực lượng cách mạng Cuba vào một chính đảng duy nhất và sáng lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa tại đảo quốc Caribe này, đã ghi lại dấu ấn đậm nét không chỉ trong lịch sử của “hòn đảo tự do” mà còn cả trong lịch sử của Mỹ Latinh, châu Phi và thế giới nói chung.
Nổi bật, lôi cuốn qua những tư tưởng và hành động cách mạng, trở thành huyền thoại và bất tử với những đóng góp cho sự tiến bộ của con người tại Cuba và trên thế giới, Fidel - như cách gọi thân mật mà toàn thể nhân dân Cuba và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới dành cho ông - đứng trong hàng ngũ ít ỏi những vĩ nhân thế giới đã cải biến tiến trình lịch sử và “cùng với mọi người và vì quyền lợi của mọi người” biến thành hiện thực giấc mơ, khát vọng của cả một dân tộc về tự do, phẩm giá, bình đẳng và quyền tự quyết vận mệnh của chính mình.
Sự ra đi của Lãnh tụ Cách mạng Cuba kiệt xuất Fidel Castro để lại sự tiếc thương sâu sắc trong lòng người dân Cuba và người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Cho đến nay, ông vẫn luôn là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, một biểu tượng về một con người kiên cường đấu tranh cho tinh thần độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.
Xem thêm tại đây: Toàn cảnh sự kiện cả thế giới vĩnh biệt lãnh tụ Fidel Castro
Trước đó, vào cuối bản tin truyền hình cuối cùng ngày 25/11, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã thông báo về sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Cuba.
Theo ghi nhận từ các hoạt động chính thức được thông báo của lãnh tụ Fidel Castro, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang chính là nguyên thủ nước ngoài cuối cùng gặp gỡ nhân vật huyền thoại của cách mạng thế giới này vào ngày 16/11 vừa qua.
Ngày 26/11, Cuba thông báo quốc tang Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro sẽ diễn ra trong 9 ngày.
Cùng ngày Chính phủ Cuba thông báo sẽ tổ chức lễ an táng tro cốt của cố Lãnh tụ Fidel vào ngày 4/12 tới tại thành phố lịch sử Santiago de Cuba, Đông Nam Cuba sau 4 ngày rước thi hài khắp cả nước.
Từ ngày 26/11-4/12, các hoạt động và biểu diễn công cộng sẽ tạm ngừng, cờ rủ sẽ được treo trên các tòa nhà công và các căn cứ quân sự.
Algeria, Venezuela, Nicaragua và Triều Tiên đã tuyên bố để quốc tang tưởng nhớ Lãnh tụ Fidel Castro.
Lãnh tụ Cuba sinh ngày 13/8/1926. Ông là một nhà cách mạng vĩ đại, một trong những người kiệt xuất nhất của thế kỷ XX. Ông là người đã ghi danh Cuba vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài, dẫn dắt quốc gia Caribe này đến con đường độc lập ngày hôm nay.
Fidel Castro Ruz, người tập hợp các lực lượng cách mạng Cuba vào một chính đảng duy nhất và sáng lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa tại đảo quốc Caribe này, đã ghi lại dấu ấn đậm nét không chỉ trong lịch sử của “hòn đảo tự do” mà còn cả trong lịch sử của Mỹ Latinh, châu Phi và thế giới nói chung.
Nổi bật, lôi cuốn qua những tư tưởng và hành động cách mạng, trở thành huyền thoại và bất tử với những đóng góp cho sự tiến bộ của con người tại Cuba và trên thế giới, Fidel - như cách gọi thân mật mà toàn thể nhân dân Cuba và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới dành cho ông - đứng trong hàng ngũ ít ỏi những vĩ nhân thế giới đã cải biến tiến trình lịch sử và “cùng với mọi người và vì quyền lợi của mọi người” biến thành hiện thực giấc mơ, khát vọng của cả một dân tộc về tự do, phẩm giá, bình đẳng và quyền tự quyết vận mệnh của chính mình.
Sự ra đi của Lãnh tụ Cách mạng Cuba kiệt xuất Fidel Castro để lại sự tiếc thương sâu sắc trong lòng người dân Cuba và người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Cho đến nay, ông vẫn luôn là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, một biểu tượng về một con người kiên cường đấu tranh cho tinh thần độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.
Xem thêm tại đây: Toàn cảnh sự kiện cả thế giới vĩnh biệt lãnh tụ Fidel Castro
Lãnh tụ Cuba Fidel Castro dự hội thảo quốc tế về văn hóa đọc tại La Habana ngày 9/6/2006. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Wisconsin kiểm lại phiếu, bà Clinton có thể "lội ngược dòng"?
Ngày 24/11, ứng cử viên của đảng Xanh ra tranh cử tổng thống Mỹ 2016, bà Jill Stein đã huy động đủ 2,5 triệu USD để đề nghị tiến hành kiểm lại phiếu tại bang Wisconsin, 1 trong 3 bang "chiến địa" mà bà dự định yêu cầu đếm lại phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Trên trang web chính thức, nhóm vận động tranh cử của bà Stein cho biết sẽ đề nghị giới chức bầu cử bang Wisconsin xác minh lại tổng số phiếu được kiểm bằng hệ thống điện tử mà ứng cử viên này cho là có "dễ bị tổn thương trước các vụ tấn công mạng và gian dối kỹ thuật."
Theo các chuyên gia về bầu cử, 3 bang nói trên có những "dấu hiệu bất thường về số liệu thống kê."
Wisconsin vốn được coi là bang chắc chắn thắng đối với phe Dân chủ, nhưng ứng cử viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa đã bất ngờ giành thắng lợi sít sao tại đây và "ẵm" trọn 10 phiếu đại cử tri.
Bà Stein cũng sẽ yêu cầu kiểm lại phiếu tại hai bang chiến địa khác là Michigan với 16 phiếu đại cử tri và Pennsylvania với 20 phiếu đại cử tri.
Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, ông Trump đã giành chiến thắng với 290 phiếu đại cử tri, trong khi bà Clinton được 232 phiếu đại cử tri.
Cho đến nay, bang Michigan vẫn chưa công bố kết quả kiểm phiếu cuối cùng.
Nếu kết quả kiểm lại phiếu cho thấy ứng cử viên Đảng Dân chủ giành thắng lợi tại 3 bang chiến địa này thì chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng sẽ là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khả năng cựu Đệ nhất phu nhân lật ngược tình thế là rất thấp.
Theo kết quả kiểm phiếu tính đến ngày 23/11, bà Clinton giành được số phiếu phổ thông cao hơn ông Trump nhưng lại thua tỷ phú địa ốc về số phiếu đại cử tri - yếu tố quyết định kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Theo số liệu vừa công bố, bà Clinton giành được 64.223.958 phiếu phổ thông, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump có được 62.206.395 phiếu, qua đó gia tăng cách biệt giữa hai người lên hơn 2 triệu phiếu.
Quá trình kiểm phiếu vẫn tiếp tục ở một số bang. Tuy nhiên, bất kể cuối cùng cựu Ngoại trưởng Mỹ giành được hơn đối thủ bao nhiêu phiếu phổ thông thì kết quả cuộc bầu cử ngày 8/11 vẫn không thay đổi vì ông Trump đã giành được vượt xa con số 270 phiếu đại cử tri tối thiểu để đắc cử vào Nhà Trắng.
Ngày 26/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố việc ứng cử viên tổng thống Jill Stein của Đảng Xanh đề nghị kiểm lại phiếu tại bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania là một "mưu đồ bất lương."
Trong một tuyên bố, tỷ phú Trump nêu rõ: "Đây là một mưu đồ bất lương của Đảng Xanh đối với một cuộc bầu cử đã được thừa nhận và kết quả bầu cử cần được tôn trọng thay vì bị thách thức và lạm dụng."
Xem thêm tại đây: Wisconsin kiểm lại phiếu, bà Clinton có thể "lội ngược dòng"?
Trên trang web chính thức, nhóm vận động tranh cử của bà Stein cho biết sẽ đề nghị giới chức bầu cử bang Wisconsin xác minh lại tổng số phiếu được kiểm bằng hệ thống điện tử mà ứng cử viên này cho là có "dễ bị tổn thương trước các vụ tấn công mạng và gian dối kỹ thuật."
Theo các chuyên gia về bầu cử, 3 bang nói trên có những "dấu hiệu bất thường về số liệu thống kê."
Wisconsin vốn được coi là bang chắc chắn thắng đối với phe Dân chủ, nhưng ứng cử viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa đã bất ngờ giành thắng lợi sít sao tại đây và "ẵm" trọn 10 phiếu đại cử tri.
Bà Stein cũng sẽ yêu cầu kiểm lại phiếu tại hai bang chiến địa khác là Michigan với 16 phiếu đại cử tri và Pennsylvania với 20 phiếu đại cử tri.
Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, ông Trump đã giành chiến thắng với 290 phiếu đại cử tri, trong khi bà Clinton được 232 phiếu đại cử tri.
Cho đến nay, bang Michigan vẫn chưa công bố kết quả kiểm phiếu cuối cùng.
Nếu kết quả kiểm lại phiếu cho thấy ứng cử viên Đảng Dân chủ giành thắng lợi tại 3 bang chiến địa này thì chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng sẽ là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khả năng cựu Đệ nhất phu nhân lật ngược tình thế là rất thấp.
Theo kết quả kiểm phiếu tính đến ngày 23/11, bà Clinton giành được số phiếu phổ thông cao hơn ông Trump nhưng lại thua tỷ phú địa ốc về số phiếu đại cử tri - yếu tố quyết định kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Theo số liệu vừa công bố, bà Clinton giành được 64.223.958 phiếu phổ thông, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump có được 62.206.395 phiếu, qua đó gia tăng cách biệt giữa hai người lên hơn 2 triệu phiếu.
Quá trình kiểm phiếu vẫn tiếp tục ở một số bang. Tuy nhiên, bất kể cuối cùng cựu Ngoại trưởng Mỹ giành được hơn đối thủ bao nhiêu phiếu phổ thông thì kết quả cuộc bầu cử ngày 8/11 vẫn không thay đổi vì ông Trump đã giành được vượt xa con số 270 phiếu đại cử tri tối thiểu để đắc cử vào Nhà Trắng.
Ngày 26/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố việc ứng cử viên tổng thống Jill Stein của Đảng Xanh đề nghị kiểm lại phiếu tại bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania là một "mưu đồ bất lương."
Trong một tuyên bố, tỷ phú Trump nêu rõ: "Đây là một mưu đồ bất lương của Đảng Xanh đối với một cuộc bầu cử đã được thừa nhận và kết quả bầu cử cần được tôn trọng thay vì bị thách thức và lạm dụng."
Xem thêm tại đây: Wisconsin kiểm lại phiếu, bà Clinton có thể "lội ngược dòng"?
Ứng viên tranh cử Tổng thống của đảng Xanh Jill Stein tại cuộc vận động bầu cử ở Philadelphia, Pennsylvania ngày 27/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Động đất 7,3 độ Richter gây ra sóng thần tại Nhật Bản
Sáng sớm 22/11, một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực Đông Bắc của Nhật Bản.
Theo hãng tin Kyodo, trận động đất xảy ra vào lúc 5 giờ 59 phút theo giờ Nhật Bản.
Cường độ trận động đất đo được tại tỉnh Fukushima và Ibaraki lên tới cấp độ 5 trong thang đo động đất 7 cấp của Nhật Bản.
Trận động đất đã gây ra sóng thần cao 140cm ở cảng Sendai thuộc tỉnh Miyagi và một số khu vực khác ở bờ biển Thái Bình Dương.
Theo các nhân viên cứu hỏa Nhật Bản, thảm họa này đã làm nhiều người ở tỉnh Fukushima bị thương nhẹ.
Trong khi đó, Cơ quan khí tượng Nhật Bản cảnh báo sẽ xuất hiện sóng lớn cao tới 3m tại tỉnh Fukushima - nơi có nhà máy điện hạt nhật đã ngừng hoạt động do trận động đất kèm theo sóng thần năm 2011 gây ra - cũng như sóng cao 1m tại các khu vực khác tại vùng bờ biển Thái Bình Dương.
Xem thêm tại đây: Sóng thần cao hơn 1m xuất hiện ở Nhật Bản, nhiều người đã bị thương
Theo hãng tin Kyodo, trận động đất xảy ra vào lúc 5 giờ 59 phút theo giờ Nhật Bản.
Cường độ trận động đất đo được tại tỉnh Fukushima và Ibaraki lên tới cấp độ 5 trong thang đo động đất 7 cấp của Nhật Bản.
Trận động đất đã gây ra sóng thần cao 140cm ở cảng Sendai thuộc tỉnh Miyagi và một số khu vực khác ở bờ biển Thái Bình Dương.
Theo các nhân viên cứu hỏa Nhật Bản, thảm họa này đã làm nhiều người ở tỉnh Fukushima bị thương nhẹ.
Trong khi đó, Cơ quan khí tượng Nhật Bản cảnh báo sẽ xuất hiện sóng lớn cao tới 3m tại tỉnh Fukushima - nơi có nhà máy điện hạt nhật đã ngừng hoạt động do trận động đất kèm theo sóng thần năm 2011 gây ra - cũng như sóng cao 1m tại các khu vực khác tại vùng bờ biển Thái Bình Dương.
Xem thêm tại đây: Sóng thần cao hơn 1m xuất hiện ở Nhật Bản, nhiều người đã bị thương
(Nguồn: NHK World Japan)
Khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16
Sáng 26/11 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị ở Thủ đô Antananarivo, Madagascar.
Tham dự có 30 Tổng thống, Thủ tướng và nhiều nhà Lãnh đạo cấp cao của 80 thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Trong Phiên khai mạc, Tổng thống nước chủ nhà Madagascar, Tổng thống Senegal (nước chủ tịch đương nhiệm Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ), Tổng thống Pháp, Thủ tướng Canada, Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ và Tổng thống, Thủ tướng một số nước đại diện các khu vực địa lý khác nhau đã phát biểu.
Các bài phát biểu tập trung vào chủ đề của Hội nghị là “Tăng trưởng đồng đều và phát triển có trách nhiệm: Những điều kiện bảo đảm ổn định trên thế giới và trong không gian Pháp ngữ.”
Chủ tịch nước Trần Đại Quang là đại diện duy nhất đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại Phiên khai mạc.
Xem thêm tại đây: Việt Nam - thành viên có trách nhiệm cao trong Cộng đồng Pháp ngữ
Tham dự có 30 Tổng thống, Thủ tướng và nhiều nhà Lãnh đạo cấp cao của 80 thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Trong Phiên khai mạc, Tổng thống nước chủ nhà Madagascar, Tổng thống Senegal (nước chủ tịch đương nhiệm Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ), Tổng thống Pháp, Thủ tướng Canada, Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ và Tổng thống, Thủ tướng một số nước đại diện các khu vực địa lý khác nhau đã phát biểu.
Các bài phát biểu tập trung vào chủ đề của Hội nghị là “Tăng trưởng đồng đều và phát triển có trách nhiệm: Những điều kiện bảo đảm ổn định trên thế giới và trong không gian Pháp ngữ.”
Chủ tịch nước Trần Đại Quang là đại diện duy nhất đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại Phiên khai mạc.
Xem thêm tại đây: Việt Nam - thành viên có trách nhiệm cao trong Cộng đồng Pháp ngữ
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Căng thẳng mới trong quan hệ Nga-NATO
Ngày 21/11, ngay sau khi 11 nước thành viên NATO triển khai 4.000 binh sỹ đến Litva tham gia cuộc tập trận đa phương mang tên “Iron Sword 2016,” Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Viktor Ozerov đã tuyên bố về việc điều hệ thống tên lửa phòng không S-400 tới Kaliningrad.
Động thái này được xem là câu trả lời cho việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc việc điều động S-400 của Nga tạo ra mối đe dọa, gây bất ổn đến an ninh của châu Âu.
Trong khi đó, phía Nga lại cho rằng, việc NATO liên tục điều động quân đội tiến sát đến biên giới nước này là đi ngược lại những cam kết mà liên minh này đưa ra trong Dự luật Nga-NATO.
Trước hàng loạt những động thái mang tính trả đũa lẫn nhau như vậy, các nhà phân tích cho rằng, mối quan hệ chồng chất bất đồng giữa Nga và NATO sẽ rất khó hòa giải trong tương lai gần.
Quan hệ giữa NATO và Nga đã trở nên căng thẳng và tồn tại nhiều bất đồng sau sự kiện Liên bang Nga sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước này hồi tháng 3/2014.
Ngoài ra, NATO cũng cáo buộc Nga đóng vai trò trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin luôn phủ nhận những cáo buộc trên, đồng thời cho rằng việc phương Tây và NATO lôi kéo chính quyền Ukraine là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay tại quốc gia Đông Âu này.
Động thái này được xem là câu trả lời cho việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc việc điều động S-400 của Nga tạo ra mối đe dọa, gây bất ổn đến an ninh của châu Âu.
Trong khi đó, phía Nga lại cho rằng, việc NATO liên tục điều động quân đội tiến sát đến biên giới nước này là đi ngược lại những cam kết mà liên minh này đưa ra trong Dự luật Nga-NATO.
Trước hàng loạt những động thái mang tính trả đũa lẫn nhau như vậy, các nhà phân tích cho rằng, mối quan hệ chồng chất bất đồng giữa Nga và NATO sẽ rất khó hòa giải trong tương lai gần.
Quan hệ giữa NATO và Nga đã trở nên căng thẳng và tồn tại nhiều bất đồng sau sự kiện Liên bang Nga sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước này hồi tháng 3/2014.
Ngoài ra, NATO cũng cáo buộc Nga đóng vai trò trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin luôn phủ nhận những cáo buộc trên, đồng thời cho rằng việc phương Tây và NATO lôi kéo chính quyền Ukraine là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay tại quốc gia Đông Âu này.
Lực lượng binh sỹ NATO tập trận. (Nguồn: Reuters)
Quân nhân Mỹ đầu tiên tử trận ở Syria
Theo Tân Hoa xã, ngày 25/11, Lầu Năm Góc xác nhận Mỹ đã tổn thất một quân nhân đầu tiên trên chiến trường Syria trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo Lầu Năm Góc, một thành viên Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ chưa được công bố danh tính đã tử trận gần Ayn Issa, miền Bắc Syria, do một thiết bị nổ tự chế.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter thông báo: "Tôi hết sức đau buồn trước thông tin trong ngày Lễ Tạ ơn liên quan đến việc một quân nhân dũng cảm của chúng ta đã hy sinh tại Syria khi bảo vệ chúng ta khỏi quỷ dữ IS."
Ít nhất 300 thành viên Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ đang ở trên thực địa Syria trong cuộc chiến chống IS và các nhóm khủng bố khác.
Theo Lầu Năm Góc, một thành viên Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ chưa được công bố danh tính đã tử trận gần Ayn Issa, miền Bắc Syria, do một thiết bị nổ tự chế.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter thông báo: "Tôi hết sức đau buồn trước thông tin trong ngày Lễ Tạ ơn liên quan đến việc một quân nhân dũng cảm của chúng ta đã hy sinh tại Syria khi bảo vệ chúng ta khỏi quỷ dữ IS."
Ít nhất 300 thành viên Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ đang ở trên thực địa Syria trong cuộc chiến chống IS và các nhóm khủng bố khác.
Binh sỹ Mỹ. (Nguồn: Anatoliaturknews.com)
Phát hiện thành phố cổ đại Ai Cập hơn 7.000 năm tuổi
Các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện ra khu nghĩa trang và một thành phố cổ đại hơn 7.000 năm tuổi ở gần Abydos, thành phố được cho là một trong những kinh đô đầu tiên của Ai Cập.
Các nhà khảo cổ tìm thấy di chỉ này trong dự án khai quật tại khu đền Vua Seti I ở thành phố Abydos do Bộ Cổ vật Ai Cập chỉ đạo thực hiện.
Vua Seti I là cha của một trong những Pharaoh nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập, Ramesses Đại đế, vị vua thứ 3 trong vương triều thứ 19 của Ai Cập cổ đại.
Nghĩa trang và thành phố cư dân này nhiều khả năng thuộc về các vị quan có trách nhiệm xây dựng các nghĩa trang của gia đình hoàng gia ở thành phố Abydos.
Các nhà khảo cổ còn tìm thấy tàn tích của những chiếc lều và công cụ trong cuộc sống hàng ngày, như đồ gốm và dụng cụ bằng đá.
Điều này cho thấy dân cư của thành phố này đã cung cấp đồ ăn và thức uống cho lực lượng lao động tham gia công trình xây dựng các ngôi mộ hoàng gia.
Phát hiện này vô cùng quan trọng và nó sẽ cung cấp thêm các thông tin mới về lịch sử của thành phố Abydos và lịch sử Ai Cập cổ đại.
Xem thêm tại đây: Phát hiện thành phố cổ đại Ai Cập hơn 7.000 năm tuổi
Các nhà khảo cổ tìm thấy di chỉ này trong dự án khai quật tại khu đền Vua Seti I ở thành phố Abydos do Bộ Cổ vật Ai Cập chỉ đạo thực hiện.
Vua Seti I là cha của một trong những Pharaoh nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập, Ramesses Đại đế, vị vua thứ 3 trong vương triều thứ 19 của Ai Cập cổ đại.
Nghĩa trang và thành phố cư dân này nhiều khả năng thuộc về các vị quan có trách nhiệm xây dựng các nghĩa trang của gia đình hoàng gia ở thành phố Abydos.
Các nhà khảo cổ còn tìm thấy tàn tích của những chiếc lều và công cụ trong cuộc sống hàng ngày, như đồ gốm và dụng cụ bằng đá.
Điều này cho thấy dân cư của thành phố này đã cung cấp đồ ăn và thức uống cho lực lượng lao động tham gia công trình xây dựng các ngôi mộ hoàng gia.
Phát hiện này vô cùng quan trọng và nó sẽ cung cấp thêm các thông tin mới về lịch sử của thành phố Abydos và lịch sử Ai Cập cổ đại.
Xem thêm tại đây: Phát hiện thành phố cổ đại Ai Cập hơn 7.000 năm tuổi
(Nguồn: ibtimes.co.uk)
Lần đầu sau hơn nửa thế kỷ, tuyết rơi ở Tokyo vào tháng 11
Ngày 24/11, tuyết và mưa băng đã rơi xuống thủ đô Tokyo và các khu vực khác ở miền Đông Nhật Bản.
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, đây là lần đầu tiên trong 54 năm qua, tuyết rơi vào tháng 11 tại thủ đô Tokyo.
Nhiệt độ đã giảm xuống gần 0 độ C tại trung tâm thủ đô Tokyo vào sáng 24/11, mức nhiệt hiếm thấy vào cuối Thu ở quốc gia này.
Tuyết rơi đã được ghi nhận vào lúc 6 giờ 15 sáng giờ địa phương (4 giờ 15 giờ Việt Nam), sớm hơn 40 ngày so với bình thường và sớm hơn 49 ngày so với năm ngoái.
Cơ quan Khí tượng dự báo tuyết sẽ chất cao tại các khu vực miền núi vùng Kanto và Koshin với độ dày lên tới 15cm. Trong khi đó, Tokyo sẽ có lượng tuyết rơi dày khoảng 2cm.
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, đây là lần đầu tiên trong 54 năm qua, tuyết rơi vào tháng 11 tại thủ đô Tokyo.
Nhiệt độ đã giảm xuống gần 0 độ C tại trung tâm thủ đô Tokyo vào sáng 24/11, mức nhiệt hiếm thấy vào cuối Thu ở quốc gia này.
Tuyết rơi đã được ghi nhận vào lúc 6 giờ 15 sáng giờ địa phương (4 giờ 15 giờ Việt Nam), sớm hơn 40 ngày so với bình thường và sớm hơn 49 ngày so với năm ngoái.
Cơ quan Khí tượng dự báo tuyết sẽ chất cao tại các khu vực miền núi vùng Kanto và Koshin với độ dày lên tới 15cm. Trong khi đó, Tokyo sẽ có lượng tuyết rơi dày khoảng 2cm.
Tuyết rơi ở Tokyo. (Nguồn: AFP)
(Vietnam+)