Vĩnh biệt Gorbatko - phi hành gia cùng anh hùng Phạm Tuân vào vũ trụ
Ngày 17/5, theo hãng thông tấn TASS của Nga, phi công vũ trụ Liên Xô và Nga, người hai lần được phong anh hùng Liên Xô Viktor Gorbatko đã từ trần vào ngày thứ Tư tại Moskva, hưởng thọ 83 tuổi.
“Gorbatko mất lúc 4 giờ sáng. Thời gian gần đây ông ấy ốm nặng, hai tuần gần đây ông ấy phải nằm viện Mandryka và qua đời hôm nay tại đó” - TASS dẫn lời nguồn tin trong ngành Tên lửa vũ trụ Nga cho biết.
Viktor Gorbatko sinh ngày 3/12/1934. Ông lớn lên tại khu định cư Ventsy-Zarya ở vùng Bắc Caucasus của Nga. Gorbatko đã hình thành niềm đam mê trở thành phi công trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống lại phát xít Đức.
Các anh chị thường kể lại nhiều câu chuyện về các phi công can đảm và những cuộc phiêu lưu của họ, khiến ông muốn theo chân các anh hùng này.
Xem thêm tại đây: Hình ảnh đáng nhớ về phi hành gia cùng Phạm Tuân bay lên vũ trụ
“Gorbatko mất lúc 4 giờ sáng. Thời gian gần đây ông ấy ốm nặng, hai tuần gần đây ông ấy phải nằm viện Mandryka và qua đời hôm nay tại đó” - TASS dẫn lời nguồn tin trong ngành Tên lửa vũ trụ Nga cho biết.
Viktor Gorbatko sinh ngày 3/12/1934. Ông lớn lên tại khu định cư Ventsy-Zarya ở vùng Bắc Caucasus của Nga. Gorbatko đã hình thành niềm đam mê trở thành phi công trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống lại phát xít Đức.
Các anh chị thường kể lại nhiều câu chuyện về các phi công can đảm và những cuộc phiêu lưu của họ, khiến ông muốn theo chân các anh hùng này.
Xem thêm tại đây: Hình ảnh đáng nhớ về phi hành gia cùng Phạm Tuân bay lên vũ trụ
Hai nhà du hành vũ trụ Viktor Gorbatko (phải) và Phạm Tuân trở về trái đất an toàn sau chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp 37 ngày 23/7/1980.(Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Tân tổng thống Pháp và nội các chưa từng có
Ngày 17/5, tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm các vị trí trong nội các mới sau khi chỉ định ông Edouard Philippe theo đường lối bảo thủ làm Thủ tướng.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Pháp, một tổng thống chỉ định một nhân vật ngoài đảng của tổng thống làm thủ tướng.
Theo danh sách mới được bổ nhiệm, Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm, Jean-Yves Le Drian thuộc đảng Xã Hội đã được chỉ định làm Ngoại trưởng kiêm Bộ trưởng châu Âu. Trong khi đó, Thị trưởng thành phố Lyon, ông Gerard Collomb làm Bộ trưởng Nội vụ. Nhân vật có chủ trương ôn hòa, bà Sylvie Goulard làm Bộ trưởng Quốc phòng; Cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Bruno Le Maire, thuộc đảng Bảo thủ được làm Bộ trưởng Kinh tế…
Trong số 22 bộ trưởng có 11 người là nữ, gồm hai người gốc nước ngoài, với một người chỉ vừa nhập quốc tịch Pháp năm 2016.
Với một nội các đặc biệt chưa từng có, tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có hành động cụ thể đầu tiên cho cam kết đưa nước Pháp vượt qua sự rạn nứt trong xã hội và lấy lại lòng tin của người dân.
Người dân Pháp hy vọng, với danh sách nội các này, ông Macron sẽ sớm lấy lại lòng tin của người dân, và khẳng định vị trí của nước Pháp là ở trong EU để bảo vệ những giá trị của nước Pháp trên thế giới, theo đúng như những gì ông đã cam kết trước đó.
Xem thêm tại đây: Nước cờ táo bạo của tân Tổng thống Pháp với nội các chưa từng có
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Pháp, một tổng thống chỉ định một nhân vật ngoài đảng của tổng thống làm thủ tướng.
Theo danh sách mới được bổ nhiệm, Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm, Jean-Yves Le Drian thuộc đảng Xã Hội đã được chỉ định làm Ngoại trưởng kiêm Bộ trưởng châu Âu. Trong khi đó, Thị trưởng thành phố Lyon, ông Gerard Collomb làm Bộ trưởng Nội vụ. Nhân vật có chủ trương ôn hòa, bà Sylvie Goulard làm Bộ trưởng Quốc phòng; Cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Bruno Le Maire, thuộc đảng Bảo thủ được làm Bộ trưởng Kinh tế…
Trong số 22 bộ trưởng có 11 người là nữ, gồm hai người gốc nước ngoài, với một người chỉ vừa nhập quốc tịch Pháp năm 2016.
Với một nội các đặc biệt chưa từng có, tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có hành động cụ thể đầu tiên cho cam kết đưa nước Pháp vượt qua sự rạn nứt trong xã hội và lấy lại lòng tin của người dân.
Người dân Pháp hy vọng, với danh sách nội các này, ông Macron sẽ sớm lấy lại lòng tin của người dân, và khẳng định vị trí của nước Pháp là ở trong EU để bảo vệ những giá trị của nước Pháp trên thế giới, theo đúng như những gì ông đã cam kết trước đó.
Xem thêm tại đây: Nước cờ táo bạo của tân Tổng thống Pháp với nội các chưa từng có
Chân dung các Bộ trưởng trong nội các mới của Pháp. (Nguồn: AFP/ TTXVN)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu thăm Mỹ kể từ khi ông Trump nhậm chức
Ngày 16 và 17/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có chuyến thăm Mỹ. Đây là chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ và được coi là cơ hội hàn gắn quan hệ giữa hai nước sau những căng thẳng kéo dài.
Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều cam kết sẽ xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai nước đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời cam kết sẽ hàn gắn quan hệ song phương, bất chấp những khác biệt còn tồn đọng hiện nay.
Chuyến thăm Mỹ của ông Erdogan diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng kể từ sau khi xảy ra cuộc đảo chính bất thành của một nhóm trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2016.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ càng trở nên căng thẳng hơn khi ngày 9/5 vừa qua, chính quyền Mỹ đã quyết định cung cấp vũ khí cho lực lượng Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) tại Syria vốn bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Trong bối cảnh đó, chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã cho thấy mối quan hệ đồng minh Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ là không thể tách rời.
Với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng về địa chính trị rất lớn khiến Mỹ không thể bỏ qua. Còn với Thổ Nhĩ Kỳ, nước này luôn coi chính quyền của Tổng thống Trump là một khởi đầu mới, là cơ hội lớn để tăng cường hợp tác song phương.
Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều cam kết sẽ xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai nước đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời cam kết sẽ hàn gắn quan hệ song phương, bất chấp những khác biệt còn tồn đọng hiện nay.
Chuyến thăm Mỹ của ông Erdogan diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng kể từ sau khi xảy ra cuộc đảo chính bất thành của một nhóm trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2016.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ càng trở nên căng thẳng hơn khi ngày 9/5 vừa qua, chính quyền Mỹ đã quyết định cung cấp vũ khí cho lực lượng Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) tại Syria vốn bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Trong bối cảnh đó, chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã cho thấy mối quan hệ đồng minh Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ là không thể tách rời.
Với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng về địa chính trị rất lớn khiến Mỹ không thể bỏ qua. Còn với Thổ Nhĩ Kỳ, nước này luôn coi chính quyền của Tổng thống Trump là một khởi đầu mới, là cơ hội lớn để tăng cường hợp tác song phương.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tái đắc cử
Ngày 20/5, Đài Truyền hình Iran đã chúc mừng Tổng thống Hassan Rouhani tái đắc cử trong cuộc bầu cử diễn ra một ngày trước đó.
Bộ Nội vụ Iran cho biết với 38,9 triệu phiếu đã được kiểm, ông Rouhani đã giành được 22,8 triệu phiếu bầu, trong khi đối thủ chính thuộc phe bảo thủ Ebrahim Raisi giành được 15,5 triệu phiếu bầu.
Trong số bốn ứng cử viên tham gia cuộc đua tranh chức tổng thống Iran lần này có hai ứng cử viên sáng giá là đương kim Tổng thống Rouhani thuộc phe ôn hòa theo đường lối cải cách và ông Raisi thuộc phe bảo thủ theo đường lối cứng rắn.
Đã có 40 triệu cử tri trong số hơn 56 triệu cử tri đủ tư cách đã tham gia cuộc bầu cử ngày 19/5. Do số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu đông nên các điểm bỏ phiếu bầu tổng thống đã phải kéo dài thời gian mở cửa thêm 6 giờ, đến 24 giờ ngày 19/5 (giờ địa phương, tức 2 giờ 30 phút ngày 20/5 theo giờ Hà Nội). Truyền thông Iran ca ngợi việc tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu cao như "một chiến thắng lịch sử cho người dân Iran."
Xem thêm tại đây: Chiến thắng của đương kim Tổng thống Iran: Trọng trách lớn lao
Bộ Nội vụ Iran cho biết với 38,9 triệu phiếu đã được kiểm, ông Rouhani đã giành được 22,8 triệu phiếu bầu, trong khi đối thủ chính thuộc phe bảo thủ Ebrahim Raisi giành được 15,5 triệu phiếu bầu.
Trong số bốn ứng cử viên tham gia cuộc đua tranh chức tổng thống Iran lần này có hai ứng cử viên sáng giá là đương kim Tổng thống Rouhani thuộc phe ôn hòa theo đường lối cải cách và ông Raisi thuộc phe bảo thủ theo đường lối cứng rắn.
Đã có 40 triệu cử tri trong số hơn 56 triệu cử tri đủ tư cách đã tham gia cuộc bầu cử ngày 19/5. Do số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu đông nên các điểm bỏ phiếu bầu tổng thống đã phải kéo dài thời gian mở cửa thêm 6 giờ, đến 24 giờ ngày 19/5 (giờ địa phương, tức 2 giờ 30 phút ngày 20/5 theo giờ Hà Nội). Truyền thông Iran ca ngợi việc tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu cao như "một chiến thắng lịch sử cho người dân Iran."
Xem thêm tại đây: Chiến thắng của đương kim Tổng thống Iran: Trọng trách lớn lao
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Pháp tìm ra cách cứu các tập tin nhiễm mã độc WannaCry
Các nhà nghiên cứu Pháp đã tìm ra cách để khôi phục các tệp tin Windows nhiễm mã độc WannaCry và đây được coi là cơ hội cuối cùng khi thời hạn chót 1 tuần mà "thủ phạm" các vụ tấn công mạng toàn cầu đưa ra buộc các nạn nhân phải trả khoản tiền điện tử Bitcoin, trị giá từ 300-600 USD tránh cho máy tính bị đánh sập, chỉ còn tính theo từng giờ.
Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) đã xác nhận tính hiệu quả của cách thức này trong một số trường hợp.
Trong thông báo ngày 19/5, nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia an ninh mạng và một số "hacker quốc tế," cho biết công cụ "bẻ khóa" WannaCry được đặt tên "wannakiwi."
Sau quá trình thử nghiệm nhanh, "wannakiwi" đã phát huy tác dụng, khôi phục thành công các tệp tin bị mã độc WannaCry tấn công ở các máy sử dụng hệ điều hành Windows 7 và các phiên bản cũ hơn như XP và 2003.
Mặc dù chưa kịp tiến hành thêm các thử nghiệm và thừa nhận "đây không phải là giải pháp hoàn hảo", nhóm nghiên cứu tin rằng công cụ này sẽ phát huy hiệu quả đối với hệ điều hành XP và Win7. Hiện một số ngân hàng, cơ quan năng lượng và cơ quan tình báo chính phủ một số nước đã liên hệ với nhóm nghiên cứu để tiến hành "bẻ khóa" WannaCry.
Xem thêm tại đây: “Thuốc đặc trị” cho biến thể của virus tống tiền WannaCry
Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) đã xác nhận tính hiệu quả của cách thức này trong một số trường hợp.
Trong thông báo ngày 19/5, nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia an ninh mạng và một số "hacker quốc tế," cho biết công cụ "bẻ khóa" WannaCry được đặt tên "wannakiwi."
Sau quá trình thử nghiệm nhanh, "wannakiwi" đã phát huy tác dụng, khôi phục thành công các tệp tin bị mã độc WannaCry tấn công ở các máy sử dụng hệ điều hành Windows 7 và các phiên bản cũ hơn như XP và 2003.
Mặc dù chưa kịp tiến hành thêm các thử nghiệm và thừa nhận "đây không phải là giải pháp hoàn hảo", nhóm nghiên cứu tin rằng công cụ này sẽ phát huy hiệu quả đối với hệ điều hành XP và Win7. Hiện một số ngân hàng, cơ quan năng lượng và cơ quan tình báo chính phủ một số nước đã liên hệ với nhóm nghiên cứu để tiến hành "bẻ khóa" WannaCry.
Xem thêm tại đây: “Thuốc đặc trị” cho biến thể của virus tống tiền WannaCry
Thụy Điển chấm dứt điều tra đối với nhà sáng lập WikiLeaks
Các công tố viên Thụy Điển ngày 19/5 tuyên bố ngừng cuộc điều tra đối với nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange về cáo buộc xâm hại tình dục phụ nữ.
Tuyên bố của Văn phòng công tố Thụy Điển nêu rõ Giám đốc Văn phòng Công tố Marianne Ny đã quyết định dừng cuộc điều tra sơ bộ về vụ xâm hại tình dục liên quan đến ông Julian Assange.
Dự kiến, Giám đốc Văn phòng Công tố Marianne Ny và Trưởng Công tố Ingrid Isgren sẽ tổ chức họp báo về quyết định trên vào lúc 12 giờ giờ địa phương (17 giờ, giờ Việt Nam).
Tuy nhiên, cảnh sát Anh ngày 19/5 tuyên bố sẽ bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange vì tội vi phạm điều khoản bảo lãnh tại ngoại nếu như ông rời khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London.
Xem thêm tại đây: Thụy Điển chấm dứt điều tra đối với nhà sáng lập WikiLeaks
Tuyên bố của Văn phòng công tố Thụy Điển nêu rõ Giám đốc Văn phòng Công tố Marianne Ny đã quyết định dừng cuộc điều tra sơ bộ về vụ xâm hại tình dục liên quan đến ông Julian Assange.
Dự kiến, Giám đốc Văn phòng Công tố Marianne Ny và Trưởng Công tố Ingrid Isgren sẽ tổ chức họp báo về quyết định trên vào lúc 12 giờ giờ địa phương (17 giờ, giờ Việt Nam).
Tuy nhiên, cảnh sát Anh ngày 19/5 tuyên bố sẽ bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange vì tội vi phạm điều khoản bảo lãnh tại ngoại nếu như ông rời khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London.
Xem thêm tại đây: Thụy Điển chấm dứt điều tra đối với nhà sáng lập WikiLeaks
Nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks Julian Assange gặp gỡ báo giới tại ban công Đại sứ quán Ecuador ở London (Anh) ngày 2/5/2016. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Khai màn lễ hội Liên hoan phim quốc tế Cannes năm 2017
Liên hoan phim quốc tế Cannes 2017 đã được khai mạc tối 17/5 tại thành phố duyên hải xinh đẹp cùng tên ở miền Nam nước Pháp.
Bộ phim "Les Fantômes d'Ismaël" (tạm dịch Những bóng ma của Ismael) của đạo diễn người Pháp Arnaud Desplechin được trình chiếu mở màn sự kiện điện ảnh danh giá bậc nhất hành tinh này.
Liên hoan phim Cannes năm nay mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Đối với thế giới nói chung, đó là dịp kỷ niệm 70 năm Liên hoan phim quy mô nhất châu Âu được ra đời.
Biểu tượng Cành cọ Vàng (Palme d'Or) - giải thưởng quan trọng nhất của Liên hoan phim Cannes - năm nay trở nên lộng lẫy hơn nhiều khi lần đầu tiên được gắn kim cương. Theo các nhà tổ chức, biểu tượng này được phủ 118gr vàng nguyên chất, đính 167 viên kim cương - mỗi viên 0,695 carat, trông như những ngôi sao lấp lánh trên lá và thân cọ.
Liên hoan phim Cannes 2017 cũng là dịp hội tụ các gương mặt gạo cội, ngôi sao nổi tiếng bậc nhất trong làng điện ảnh thế giới như Nicole Kidman, Kristen Dunst, Diane Kruger, Tilda Swinton, Lily Collins, Elle Fanning, Isabelle Huppert, Julianne Moore, Michelle Williams, Bérénice Béjo, Eva Green, Sofia Coppola hay Kristen Stewart...
Đối với Việt Nam nói riêng, Liên hoan phim Cannes 2017 được coi là bước đệm đầu tiên để "Đất nước hình chữ S" thể hiện sự chủ động và sáng tạo trong việc vận dụng điện ảnh như một cách thức hiệu quả nhất để quảng bá du lịch, với thông điệp "Việt Nam - Điểm đến mới của các bộ phim bom tấn."
Xem thêm tại đây: LHP Cannes 2017: Việt Nam - điểm đến mới cho các bộ phim bom tấn
Bộ phim "Les Fantômes d'Ismaël" (tạm dịch Những bóng ma của Ismael) của đạo diễn người Pháp Arnaud Desplechin được trình chiếu mở màn sự kiện điện ảnh danh giá bậc nhất hành tinh này.
Liên hoan phim Cannes năm nay mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Đối với thế giới nói chung, đó là dịp kỷ niệm 70 năm Liên hoan phim quy mô nhất châu Âu được ra đời.
Biểu tượng Cành cọ Vàng (Palme d'Or) - giải thưởng quan trọng nhất của Liên hoan phim Cannes - năm nay trở nên lộng lẫy hơn nhiều khi lần đầu tiên được gắn kim cương. Theo các nhà tổ chức, biểu tượng này được phủ 118gr vàng nguyên chất, đính 167 viên kim cương - mỗi viên 0,695 carat, trông như những ngôi sao lấp lánh trên lá và thân cọ.
Liên hoan phim Cannes 2017 cũng là dịp hội tụ các gương mặt gạo cội, ngôi sao nổi tiếng bậc nhất trong làng điện ảnh thế giới như Nicole Kidman, Kristen Dunst, Diane Kruger, Tilda Swinton, Lily Collins, Elle Fanning, Isabelle Huppert, Julianne Moore, Michelle Williams, Bérénice Béjo, Eva Green, Sofia Coppola hay Kristen Stewart...
Đối với Việt Nam nói riêng, Liên hoan phim Cannes 2017 được coi là bước đệm đầu tiên để "Đất nước hình chữ S" thể hiện sự chủ động và sáng tạo trong việc vận dụng điện ảnh như một cách thức hiệu quả nhất để quảng bá du lịch, với thông điệp "Việt Nam - Điểm đến mới của các bộ phim bom tấn."
Xem thêm tại đây: LHP Cannes 2017: Việt Nam - điểm đến mới cho các bộ phim bom tấn
(Nguồn: riviera-press.fr)
Không có đột phá trong vòng hòa đàm mới ở Geneva về Syria
Vòng đàm phán mới về hòa bình Syria, do Liên hợp quốc bảo trợ, đã kết thúc tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 19/5 mà không đạt được tiến triển lớn nào nhằm hướng tới việc chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài trong suốt 6 năm qua ở quốc gia Trung Đông này.
Phát biểu với báo giới, Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Syria Staffan de Mistura mong muốn cuộc hòa đàm giữa các phe phái đối địch tại Syria sẽ được nối lại trong tháng Sáu tới nhằm bàn thảo toàn bộ các vấn đề quan trọng vốn chưa được giải quyết trong tuần này.
Ông thừa nhận các bên đã không đủ thời gian để thảo luận sâu toàn bộ 4 vấn đề trong chương trình nghị sự gồm: cách thức điều hành, hiến pháp, bầu cử và cuộc chiến chống khủng bố.
Tuy nhiên, các bên đã thảo luận các vấn đề chính cùng quan tâm và thúc đẩy việc bàn thảo mọi vấn đề trong chương trình nghị sự của vòng đàm phán tới.
Xem thêm tại đây: Không có đột phá trong vòng hòa đàm mới ở Geneva về Syria
Phát biểu với báo giới, Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Syria Staffan de Mistura mong muốn cuộc hòa đàm giữa các phe phái đối địch tại Syria sẽ được nối lại trong tháng Sáu tới nhằm bàn thảo toàn bộ các vấn đề quan trọng vốn chưa được giải quyết trong tuần này.
Ông thừa nhận các bên đã không đủ thời gian để thảo luận sâu toàn bộ 4 vấn đề trong chương trình nghị sự gồm: cách thức điều hành, hiến pháp, bầu cử và cuộc chiến chống khủng bố.
Tuy nhiên, các bên đã thảo luận các vấn đề chính cùng quan tâm và thúc đẩy việc bàn thảo mọi vấn đề trong chương trình nghị sự của vòng đàm phán tới.
Xem thêm tại đây: Không có đột phá trong vòng hòa đàm mới ở Geneva về Syria
Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Syria Staffan de Mistura. (Nguồn: EPA/TTXVN)
(Vietnam+)