Chính phủ Mỹ phải đóng cửa vì ngân sách hết hiệu lực
Tối 19/1, Thượng viện Mỹ đã không có đủ số phiếu cần thiết để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời cho chính phủ.
Điều đó đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa vì ngân sách liên bang hết hiệu lực.
Mặc dù các biện pháp giúp Chính phủ Mỹ tránh đươc nguy cơ phải đóng cửa vì hết kinh phí hoạt động đã được Hạ viện thông qua với 230 phiếu ủng hộ và 197 phiếu chống, nhưng dự luật này không vượt qua được “cửa ải” tại Thượng viện, với 50 phiếu ủng hộ và 48 phiếu chống.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đã tìm cách tiến hành cuộc bỏ phiếu ngày 21/1, nhưng Thượng nghị sỹ Dân chủ Chuck Schumer đã phản đối.
Ông này cho biết mặc dù các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục, nhưng "chúng tôi vẫn chưa đạt được thỏa thuận về hướng đi mà sẽ được cả hai bên chấp nhận."
Sự trì hoãn cuộc bỏ phiếu này có nghĩa Mỹ sẽ bắt đầu tuần làm việc tiếp theo với nhiều cơ quan chính phủ liên bang ngừng hoạt động.
Điều đó đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa vì ngân sách liên bang hết hiệu lực.
Mặc dù các biện pháp giúp Chính phủ Mỹ tránh đươc nguy cơ phải đóng cửa vì hết kinh phí hoạt động đã được Hạ viện thông qua với 230 phiếu ủng hộ và 197 phiếu chống, nhưng dự luật này không vượt qua được “cửa ải” tại Thượng viện, với 50 phiếu ủng hộ và 48 phiếu chống.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đã tìm cách tiến hành cuộc bỏ phiếu ngày 21/1, nhưng Thượng nghị sỹ Dân chủ Chuck Schumer đã phản đối.
Ông này cho biết mặc dù các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục, nhưng "chúng tôi vẫn chưa đạt được thỏa thuận về hướng đi mà sẽ được cả hai bên chấp nhận."
Sự trì hoãn cuộc bỏ phiếu này có nghĩa Mỹ sẽ bắt đầu tuần làm việc tiếp theo với nhiều cơ quan chính phủ liên bang ngừng hoạt động.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hạ viện Anh thông qua dự luật rời khỏi EU
Ngày 17/1, các nghị sỹ tại Hạ viện Anh đã phê chuẩn Dự luật Brexit về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với 324 phiếu thuận và 295 phiếu phản đối.
Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong tiến trình dài hơi hướng đến việc xây dựng các nền tảng pháp lý cho Brexit.
Dự luật Brexit bãi bỏ Đạo luật năm 1972 về các Cộng đồng của châu Âu (ECA), bộ luật có vai trò nền móng đối với tư cách thành viên EU của Anh, đồng thời chuyển đổi các đạo luật của EU thành đạo luật của Anh.
Vấn đề này đã trở thành tiêu điểm tranh luận xung quanh cách thức mà Anh tìm kiếm trong quá trình "ly hôn," đồng thời là phép thử đối với khả năng đưa ra một chiến lược Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May trong bối cảnh đảng Bảo thủ không chiếm đa số ghế trong Quốc hội.
Để được Hạ viện thông qua dự luật trên, các nghị sỹ đã phải thảo luận hơn 500 sửa đổi và mất hơn 80 giờ tranh luận về văn kiện này. Hiện văn kiện này đã được chuyển lên Thượng viện xem xét.
Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong tiến trình dài hơi hướng đến việc xây dựng các nền tảng pháp lý cho Brexit.
Dự luật Brexit bãi bỏ Đạo luật năm 1972 về các Cộng đồng của châu Âu (ECA), bộ luật có vai trò nền móng đối với tư cách thành viên EU của Anh, đồng thời chuyển đổi các đạo luật của EU thành đạo luật của Anh.
Vấn đề này đã trở thành tiêu điểm tranh luận xung quanh cách thức mà Anh tìm kiếm trong quá trình "ly hôn," đồng thời là phép thử đối với khả năng đưa ra một chiến lược Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May trong bối cảnh đảng Bảo thủ không chiếm đa số ghế trong Quốc hội.
Để được Hạ viện thông qua dự luật trên, các nghị sỹ đã phải thảo luận hơn 500 sửa đổi và mất hơn 80 giờ tranh luận về văn kiện này. Hiện văn kiện này đã được chuyển lên Thượng viện xem xét.
Thủ tướng Anh Theresa May (trái) và Chủ tịch EU Jean-Claude Juncker trong một cuộc gặp tại trụ sở EU ở Brussels (Bỉ). (Nguồn: THX/TTXVN)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu thăm Anh
Ngày 18/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có chuyến thăm Anh. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Pháp Macron tới Anh từ khi trở thành Tổng thống Pháp vào tháng 5/2017.
Tại đây, ông Macron đã cùng với Thủ tướng Anh Theresa May tham dự hội nghị Thượng đỉnh Anh-Pháp lần thứ 35 nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh biên giới, đồng thời thúc đẩy thiện chí cho các cuộc đàm phán Brexit.
Hai nhà lãnh đạo đều nhất trí về tầm quan trọng của quan hệ Anh-Pháp có ý nghĩa không chỉ với an ninh hai nước mà còn với cả khu vực châu Âu. Hai nước cũng khẳng định duy trì cam kết đối với các nguyên tắc của thỏa thuận Le Touquet, theo đó Anh có thể thực hiện hoạt động kiểm tra biên giới trên đất Pháp. Hai bên đã kí một thỏa thuận mới trị giá 62 triệu USD về việc Anh cấp ngân sách cho các biện pháp an ninh mới, như lắp đặt thêm camera an ninh, rào chắn và máy quét nhiệt, tại cảng Calais và nhiều địa điểm khác ở Pháp.
Đánh giá về cuộc gặp lần này giữa hai nhà lãnh đạo, các nhà phân tích cho rằng, tuy hai nước đã đạt được thỏa thuận mới về tăng cường an ninh biên giới nhằm ngăn chặn người nhập cư trái phép, cũng như đạt được sự nhất trí trong một loạt vấn đề khác, nhưng đây chỉ là cách mà lãnh đạo 2 nước cố gắng che giấu hệ lụy từ quyết định Anh rời Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit, lên mối quan hệ Anh-Pháp.
Thực tế trong chuyến thăm này, Tổng thống Macron cũng cho rằng quyết định rời EU của Anh sẽ dẫn đến "nhiều bất ổn trong ngắn hạn."
Bên cạnh đó, Anh có thể không "được tiếp cận riêng với các dịch vụ tài chính" của châu Âu nếu lựa chọn rời khỏi thị trường chung của khối. Do đó, ông Macron khẳng định London vẫn sẽ phải đóng ngân sách cho EU.
Rõ ràng, Brexit đang làm thay đổi "nhận thức chung tại Pháp", tạo ra bối cảnh chính trị mới và sự đoàn kết, hợp tác giữa Anh và Pháp đang trở nên khó khăn hơn.
Tại đây, ông Macron đã cùng với Thủ tướng Anh Theresa May tham dự hội nghị Thượng đỉnh Anh-Pháp lần thứ 35 nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh biên giới, đồng thời thúc đẩy thiện chí cho các cuộc đàm phán Brexit.
Hai nhà lãnh đạo đều nhất trí về tầm quan trọng của quan hệ Anh-Pháp có ý nghĩa không chỉ với an ninh hai nước mà còn với cả khu vực châu Âu. Hai nước cũng khẳng định duy trì cam kết đối với các nguyên tắc của thỏa thuận Le Touquet, theo đó Anh có thể thực hiện hoạt động kiểm tra biên giới trên đất Pháp. Hai bên đã kí một thỏa thuận mới trị giá 62 triệu USD về việc Anh cấp ngân sách cho các biện pháp an ninh mới, như lắp đặt thêm camera an ninh, rào chắn và máy quét nhiệt, tại cảng Calais và nhiều địa điểm khác ở Pháp.
Đánh giá về cuộc gặp lần này giữa hai nhà lãnh đạo, các nhà phân tích cho rằng, tuy hai nước đã đạt được thỏa thuận mới về tăng cường an ninh biên giới nhằm ngăn chặn người nhập cư trái phép, cũng như đạt được sự nhất trí trong một loạt vấn đề khác, nhưng đây chỉ là cách mà lãnh đạo 2 nước cố gắng che giấu hệ lụy từ quyết định Anh rời Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit, lên mối quan hệ Anh-Pháp.
Thực tế trong chuyến thăm này, Tổng thống Macron cũng cho rằng quyết định rời EU của Anh sẽ dẫn đến "nhiều bất ổn trong ngắn hạn."
Bên cạnh đó, Anh có thể không "được tiếp cận riêng với các dịch vụ tài chính" của châu Âu nếu lựa chọn rời khỏi thị trường chung của khối. Do đó, ông Macron khẳng định London vẫn sẽ phải đóng ngân sách cho EU.
Rõ ràng, Brexit đang làm thay đổi "nhận thức chung tại Pháp", tạo ra bối cảnh chính trị mới và sự đoàn kết, hợp tác giữa Anh và Pháp đang trở nên khó khăn hơn.
Thủ tướng Anh Theresa May (ảnh, phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trắc trở tiến trình hòa bình tại Syria
Việc Mỹ tuyên bố thành lập lực lượng an ninh biên giới tại Syria (hay đang huấn luyện một lực lượng mới - trong một tuyên bố mới nhất vào ngày 17/1) đã khiến Liên hợp quốc cũng như một loạt các nước liên quan như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran kịch liệt phản đối.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Mỹ đang “đùa với lửa” khi hậu thuẫn một lực lượng bị Ankara coi là khủng bố.
Chính những điều này đã làm rạn nứt mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua.
Trong khi đó, chính phủ Syria cũng cáo buộc Mỹ xâm phạm chủ quyền nước này khi có ý định thành lập một lực lượng quân sự riêng ngay trên lãnh thổ Syria mà không được phép của Syria…
Những phản ứng mạnh mẽ này được đưa ra giữa lúc xuất hiện những lo ngại rằng kế hoạch đầy tham vọng này của Washington thực chất là việc thành lập một "vùng cát cứ" chống lại chính quyền trung ương Syria, đã khiến Mỹ can dự sâu hơn vào cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông này, và kéo theo đó là những hệ lụy do căng thẳng leo thang và bùng phát xung đột.
Hơn nữa, việc Mỹ thành lập lực lượng an ninh biên giới tại Syria còn được cho là ảnh hưởng đến những nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho Syria khi cuộc đối thoại dân tộc Syria đang được Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy để có thể diễn ra vào cuối tháng 1 này.
Vì vậy, các nhà phân tích cho rằng, những động thái mới của Mỹ ở Syria có thể châm ngòi cho một giai đoạn khủng hoảng mới ở khu vực, kéo theo những hậu quả tiêu cực đối với hòa bình, an ninh quốc tế, mà trước mắt là cản trở các giải pháp chấm dứt xung đột, tìm kiếm hòa bình cho Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Mỹ đang “đùa với lửa” khi hậu thuẫn một lực lượng bị Ankara coi là khủng bố.
Chính những điều này đã làm rạn nứt mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua.
Trong khi đó, chính phủ Syria cũng cáo buộc Mỹ xâm phạm chủ quyền nước này khi có ý định thành lập một lực lượng quân sự riêng ngay trên lãnh thổ Syria mà không được phép của Syria…
Những phản ứng mạnh mẽ này được đưa ra giữa lúc xuất hiện những lo ngại rằng kế hoạch đầy tham vọng này của Washington thực chất là việc thành lập một "vùng cát cứ" chống lại chính quyền trung ương Syria, đã khiến Mỹ can dự sâu hơn vào cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông này, và kéo theo đó là những hệ lụy do căng thẳng leo thang và bùng phát xung đột.
Hơn nữa, việc Mỹ thành lập lực lượng an ninh biên giới tại Syria còn được cho là ảnh hưởng đến những nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho Syria khi cuộc đối thoại dân tộc Syria đang được Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy để có thể diễn ra vào cuối tháng 1 này.
Vì vậy, các nhà phân tích cho rằng, những động thái mới của Mỹ ở Syria có thể châm ngòi cho một giai đoạn khủng hoảng mới ở khu vực, kéo theo những hậu quả tiêu cực đối với hòa bình, an ninh quốc tế, mà trước mắt là cản trở các giải pháp chấm dứt xung đột, tìm kiếm hòa bình cho Syria.
Khói bốc lên tại vùng Afrin của Syria nhìn từ tỉnh biên giới Hatay giữa Thổ Nhĩ Kỳ-Syria ngày 20/1. (Nguồn: THX/TTXVN)
Đánh bom tại Nigeria làm hơn 70 người thương vong
Ngày 17/1, tại thành phố Maiduguri ở Đông Bắc Nigeria này đã xảy ra hai vụ đánh bom đẫm máu, làm 10 người thiệt mạng và 65 người khác bị thương.
Cảnh sát cho hay, 2 đối tượng tình nghi là thành viên của nhóm phiến quân Boko Haram đã kích hoạt các thiết bị nổ của chúng tại một khu chợ địa phương ở khu vực Muna Garage nằm tại ngoại ô Maiduguri, thủ phủ của bang Borno.
Muna Garage là khu vực dựng trại của những người phải đi sơ tán và cũng là mục tiêu thường xuyên của các vụ tấn công do Boko Haram tiến hành.
Trước đó, ngày 15/1, 9 dân thường cũng đã thiệt mạng trong 2 vụ tấn công của phiến quân Boko Haram ở vùng Đông Bắc nước này.
Những tuần gần đây, quân đội Nigeria bắt đầu tấn công nhằm vào lực lượng nổi dậy ở bang Borno, trung tâm của cuộc giao tranh bùng phát từ năm 2009.
Tuy nhiên, chiến dịch này vẫn chưa thực sự ngăn chặn được các vụ tấn công của các nhóm phiến quân Boko Haram có mục tiêu là dân thường và lực lượng quân đội nước này.
Boko Haram là nhóm phiến quân Hồi giáo, xuất hiện tại vùng Đông Bắc Nigeria vào năm 2002 và đến nay đã bị liệt vào diện một trong những nhóm khủng bố nguy hiểm nhất trên thế giới.
Hiện Boko Haram vẫn là mối đe dọa an ninh lớn đối với chính quyền Nigeria, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi.
Cảnh sát cho hay, 2 đối tượng tình nghi là thành viên của nhóm phiến quân Boko Haram đã kích hoạt các thiết bị nổ của chúng tại một khu chợ địa phương ở khu vực Muna Garage nằm tại ngoại ô Maiduguri, thủ phủ của bang Borno.
Muna Garage là khu vực dựng trại của những người phải đi sơ tán và cũng là mục tiêu thường xuyên của các vụ tấn công do Boko Haram tiến hành.
Trước đó, ngày 15/1, 9 dân thường cũng đã thiệt mạng trong 2 vụ tấn công của phiến quân Boko Haram ở vùng Đông Bắc nước này.
Những tuần gần đây, quân đội Nigeria bắt đầu tấn công nhằm vào lực lượng nổi dậy ở bang Borno, trung tâm của cuộc giao tranh bùng phát từ năm 2009.
Tuy nhiên, chiến dịch này vẫn chưa thực sự ngăn chặn được các vụ tấn công của các nhóm phiến quân Boko Haram có mục tiêu là dân thường và lực lượng quân đội nước này.
Boko Haram là nhóm phiến quân Hồi giáo, xuất hiện tại vùng Đông Bắc Nigeria vào năm 2002 và đến nay đã bị liệt vào diện một trong những nhóm khủng bố nguy hiểm nhất trên thế giới.
Hiện Boko Haram vẫn là mối đe dọa an ninh lớn đối với chính quyền Nigeria, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi.
Hiện trường một vụ đánh bom liều chết ở Nigeria. (Nguồn: The Independent/TTXVN)
Google chính thức lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc
Tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ Google đang tiến hành lập văn phòng đại diện tại thành phố Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.
Động thái này diễn ra một tháng sau khi tập đoàn này lên kế hoạch xây dựng phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên ở Trung Quốc.
Tờ Nhân dân Nhật báo dẫn thông cáo của Google cho biết tập đoàn này lập văn phòng đại diện mới tại Thâm Quyến bởi thành phố này nổi tiếng là trung tâm phần cứng toàn cầu và giáp Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong. Văn phòng mới này sẽ hỗ trợ các nhân viên của Google liên hệ với các khách hàng địa phương.
Nhân dân Nhật báo cho biết thêm hiện Google đang tuyển dụng các kỹ sư Trung Quốc để phát triển các sản phẩm mới.
Động thái này diễn ra một tháng sau khi tập đoàn này lên kế hoạch xây dựng phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên ở Trung Quốc.
Tờ Nhân dân Nhật báo dẫn thông cáo của Google cho biết tập đoàn này lập văn phòng đại diện mới tại Thâm Quyến bởi thành phố này nổi tiếng là trung tâm phần cứng toàn cầu và giáp Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong. Văn phòng mới này sẽ hỗ trợ các nhân viên của Google liên hệ với các khách hàng địa phương.
Nhân dân Nhật báo cho biết thêm hiện Google đang tuyển dụng các kỹ sư Trung Quốc để phát triển các sản phẩm mới.
(Nguồn: Getty Images)
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố danh sách 'Fake News Awards'
Sáng 17/1 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố những nhà báo mà ông cho rằng đã đưa tin sai sự thật trong một danh sách mang tên "Fake News Awards" (tạm dịch: Giải đưa tin giả mạo).
Trong danh sách 10 nhân vật của giới truyền thông bị Tổng thống Trump "gắn mác" đưa tin sai sự thực có cả những cộng tác viên hoặc phóng viên làm việc cho các "thương hiệu" nổi tiếng như CNN, The New York Times và The Washington Post.
Trên tài khoản Twitter cá nhân, Tổng thống Trump đã đăng tải đường link danh sách dẫn tới trang web chính thức của đảng Cộng hòa.
Trang web này đã bị treo chỉ vài phút sau khi Tổng thống Trump đưa ra thông báo trên.
Các nhân vật có tên trong danh sách này như nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Paul Krugman, cộng tác với The New York Times, hay Brian Ross - cây viết kỳ cựu của ABC - hầu hết đều có những bài viết chỉ trích tổng thống.
Trong danh sách 10 nhân vật của giới truyền thông bị Tổng thống Trump "gắn mác" đưa tin sai sự thực có cả những cộng tác viên hoặc phóng viên làm việc cho các "thương hiệu" nổi tiếng như CNN, The New York Times và The Washington Post.
Trên tài khoản Twitter cá nhân, Tổng thống Trump đã đăng tải đường link danh sách dẫn tới trang web chính thức của đảng Cộng hòa.
Trang web này đã bị treo chỉ vài phút sau khi Tổng thống Trump đưa ra thông báo trên.
Các nhân vật có tên trong danh sách này như nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Paul Krugman, cộng tác với The New York Times, hay Brian Ross - cây viết kỳ cựu của ABC - hầu hết đều có những bài viết chỉ trích tổng thống.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: newsmax.com)
Đồng Bitcoin tiếp tục lao dốc, xuống dưới ngưỡng 10.000 USD
Ngày 17/1, giá trị đồng tiền ảo Bitcoin đã giảm xuống dưới 10.000 USD - mức thấp nhất kể từ ngày 1/12/2017.
Bloomberg đưa tin, tính đến 14 giờ 10 giờ GMT (tức 21 giờ 10 theo giờ Việt Nam), giá trị của Bitcoin đã xuống còn 9.807,56 USD, sụt giá gần 50% so với thời điểm đồng tiền ảo này đạt giá cao nhất ở mức trên 20.000 USD/bitcoin (ngày 18/12/2017).
Theo giới phân tích, việc đồng Bitcoin mất giá có thể do nhiều nước, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc, gần đây phát đi tín hiệu sẽ triển khai các biện pháp mạnh mẽ nhằm siết chặt các giao dịch bằng tiền ảo.
Bloomberg đưa tin, tính đến 14 giờ 10 giờ GMT (tức 21 giờ 10 theo giờ Việt Nam), giá trị của Bitcoin đã xuống còn 9.807,56 USD, sụt giá gần 50% so với thời điểm đồng tiền ảo này đạt giá cao nhất ở mức trên 20.000 USD/bitcoin (ngày 18/12/2017).
Theo giới phân tích, việc đồng Bitcoin mất giá có thể do nhiều nước, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc, gần đây phát đi tín hiệu sẽ triển khai các biện pháp mạnh mẽ nhằm siết chặt các giao dịch bằng tiền ảo.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Fortune)
(Vietnam+)