Thế giới sững sờ với "siêu trăng" lớn nhất trong vòng 7 thập kỷ
Siêu trăng (Super Moon) lớn nhất trong 70 năm qua đã được người dân nhiều nơi trên thế giới chứng kiến.
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Mặt Trăng ngày 14/11 sẽ tròn đầy trong khoảng hai tiếng ở điểm gần Trái Đất nhất, và có kích cỡ lớn nhất trong gần 7 thập kỷ qua kể từ năm 1948.
Ước tính khoảng 18 năm nữa hiện tượng này mới lặp lại.
Xem thêm tại đây: [Photo] Siêu trăng ma mị qua ống kính của các nhiếp ảnh gia thế giới
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Mặt Trăng ngày 14/11 sẽ tròn đầy trong khoảng hai tiếng ở điểm gần Trái Đất nhất, và có kích cỡ lớn nhất trong gần 7 thập kỷ qua kể từ năm 1948.
Ước tính khoảng 18 năm nữa hiện tượng này mới lặp lại.
Xem thêm tại đây: [Photo] Siêu trăng ma mị qua ống kính của các nhiếp ảnh gia thế giới
Tối 14/11/2016, tại Thủ đô Hà Nội là một trong những khu vực nhìn ngắm được siêu trăng, với kích thước lớn hơn 14% và tỏa sáng hơn 30% so với thông thường. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Sau bầu cử, thế giới hướng chú ý tới các động thái xây dựng chính quyền của ông Donald Trump
Các động thái xây dựng chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump - một tỷ phú bất động sản song không có nhiều kinh nghiệm chính trị - đang là tâm điểm chú ý của nhiều nước, đặc biệt là đối với các vị trí lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng.
Tối 16/11, một nguồn thạo tin tiết lộ với kênh truyền hình Mỹ NBC rằng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đề nghị Trung tướng về hưu Michael Flynn làm Cố vấn An ninh quốc gia của Nhà Trắng.
Cũng liên quan đến công tác hoàn thiện nội các trong chính quyền mới, cùng ngày, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin cho biết Tổng thống đắc cử Trump đang cân nhắc lựa chọn Tướng nghỉ hưu David Petraeus, người từ chức Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) vào năm 2012 sau vụ bê bối tình ái, làm Bộ trưởng Quốc phòng nước này.
Theo báo trên, các ứng cử viên còn lại được ông Trump cân nhắc có Tướng Hải quân nghỉ hưu James Mattis, Tướng Lục quân nghỉ hưu Jack Keane, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Stephen Hadley và cựu Thượng nghị sỹ Jim Talent. Tuy nhiên, trên trang Twitter, ông Keane đã tuyên bố sẽ không tham gia chính quyền mới.
Ông Donald Trump đã đưa 2 nhà vận động hành lang về năng lượng, từng là quan chức môi trường dưới thời chính quyền cựu Tổng thống George W.Bush vào danh sách những ứng cử viên tiềm năng cho vị trí người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) trong chính quyền mới.
Ngày 15/11, hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết những ứng cử viên hàng đầu lãnh đạo EPA bao gồm ông Jeff Holmstead - một cố vấn năng lượng tại hãng luật Bracewell, từng phụ trách Văn phòng về không khí và sự bức xạ của EPA, cùng với ông Mike Catanzaro - một nhà vận động hành lang cho tập đoàn CGCN và từng là Phó quản lý tại EPA giai đoạn 2005-2007.
Một nhân vật thứ 3 cũng có tên trong danh sách này là ông Robert Grady, một nhà tư bản tại Công ty Gryphon Investors, từng là Phó Giám đốc về Tài nguyên tại Văn phòng Quản lý và ngân sách trong chính quyền Mỹ giai đoạn 1989-1993.
Cùng ngày, nhà đầu tư Carl Icahn, người ủng hộ lâu năm của tỷ phú Trump, đã xác nhận Tổng thống đắc cử đang cân nhắc bổ nhiệm cựu đối tác của tập đoàn Goldman Sachs, ông Steven Mnuchin đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Tài chính và tỷ phú Wilbur Ross giữ chức Bộ trưởng Thương mại. Theo ông Icahn, hai nhân vật trên đều là "những lựa chọn tuyệt vời."
Ông Mnuchin - Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập của Dune Capital Management LP, là trưởng ban vận động gây quỹ tranh cử của ông Trump và được giới quan sát đánh giá là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Bộ trưởng Tài chính với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngoài ông Mnuchin, trong danh sách các ứng cử viên cho chức Bộ trưởng Tài chính còn có Giám đốc điều hành Ngân hàng JP Morgan Chase Jamie Dimon và nghị ỹ Cộng hòa Jeb Hensarling - Chủ tịch Ủy ban các dịch vụ tài chính của Hạ viện Mỹ. Trong khi đó, tỷ phú Ross cũng đang giữ vai trò quan trọng trong đội ngũ cố vấn kinh tế của ông Trump.
Tổng thống đắc cử cũng đã có cuộc gặp với Thống đốc bang South Carolina Nikki Haley, 1 ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Ngoại trưởng. Là một người Mỹ gốc Ấn Độ, bà Haley là 1 trong những cái tên được kỳ vọng sẽ giúp đa dạng hóa nội các của ông Trump.
Trong khi đó, kênh truyền hình NBC News ngày 17/11 dẫn một số nguồn tin giấu tên cho biết ông Trump đang cân nhắc việc đưa ông Mitt Romney - ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2012 - vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ. Đây được xem là một diễn biến bất ngờ khi ông Romney từng kịch liệt chỉ trích ông Trump, thậm chí từng kêu gọi đảng Cộng Hòa không bỏ phiếu cho tỷ phú Mỹ khi ông Trump đang tranh cử vị trí đại diện đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống 2016.
Trước đó, truyền thông Mỹ đưa tin cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Ngoại trưởng trong nội các của ông Trump, bên cạnh những cái tên như cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc John Bolton và cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề nghị Thượng nghị sỹ bang Alabama Jeff Sessions nhận chức vụ Bộ trưởng Tư pháp và Hạ nghị sỹ Kansas Mike Pompeo làm Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA).
Ngày 19/11, các nguồn thạo tin cho hay những người đứng đầu Lầu Năm góc và cơ quan tình báo Mỹ đã đề nghị Tổng thống Barack Obama cách chức Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Michael Rogers.
Tờ "Washington Post" đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper đã gửi kiến nghị tới Nhà Trắng hồi tháng trước. Theo báo này, việc ông Rogers tới New York gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 17/11 vừa qua mà không báo cáo cấp trên đã khiến giới lãnh đạo cấp cao sửng sốt. Tuy nhiên, kiến nghị cách chức ông Rogers đã được đưa ra trước chuyến đi này.
Ông Rogers đang được xem là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí tân giám đốc NSA trong chính quyền của Tổng thống đắc cử Trump.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper ngày 17/11 thông báo với Ủy ban Tình báo của Hạ viện Mỹ rằng ông đã đệ đơn từ chức.
Trước đó, theo truyền thống, Nhà Trắng hôm 14/11 cho biết Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama đã đề nghị 4.000 quan chức trong chính quyền của ông đệ đơn từ chức trước khi Tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017, và dường như ông Clapper đã trở thành nhân vật cao cấp đầu tiên trong chính quyền của ông Obama thực hiện điều này.
Tối 16/11, một nguồn thạo tin tiết lộ với kênh truyền hình Mỹ NBC rằng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đề nghị Trung tướng về hưu Michael Flynn làm Cố vấn An ninh quốc gia của Nhà Trắng.
Cũng liên quan đến công tác hoàn thiện nội các trong chính quyền mới, cùng ngày, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin cho biết Tổng thống đắc cử Trump đang cân nhắc lựa chọn Tướng nghỉ hưu David Petraeus, người từ chức Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) vào năm 2012 sau vụ bê bối tình ái, làm Bộ trưởng Quốc phòng nước này.
Theo báo trên, các ứng cử viên còn lại được ông Trump cân nhắc có Tướng Hải quân nghỉ hưu James Mattis, Tướng Lục quân nghỉ hưu Jack Keane, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Stephen Hadley và cựu Thượng nghị sỹ Jim Talent. Tuy nhiên, trên trang Twitter, ông Keane đã tuyên bố sẽ không tham gia chính quyền mới.
Ông Donald Trump đã đưa 2 nhà vận động hành lang về năng lượng, từng là quan chức môi trường dưới thời chính quyền cựu Tổng thống George W.Bush vào danh sách những ứng cử viên tiềm năng cho vị trí người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) trong chính quyền mới.
Ngày 15/11, hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết những ứng cử viên hàng đầu lãnh đạo EPA bao gồm ông Jeff Holmstead - một cố vấn năng lượng tại hãng luật Bracewell, từng phụ trách Văn phòng về không khí và sự bức xạ của EPA, cùng với ông Mike Catanzaro - một nhà vận động hành lang cho tập đoàn CGCN và từng là Phó quản lý tại EPA giai đoạn 2005-2007.
Một nhân vật thứ 3 cũng có tên trong danh sách này là ông Robert Grady, một nhà tư bản tại Công ty Gryphon Investors, từng là Phó Giám đốc về Tài nguyên tại Văn phòng Quản lý và ngân sách trong chính quyền Mỹ giai đoạn 1989-1993.
Cùng ngày, nhà đầu tư Carl Icahn, người ủng hộ lâu năm của tỷ phú Trump, đã xác nhận Tổng thống đắc cử đang cân nhắc bổ nhiệm cựu đối tác của tập đoàn Goldman Sachs, ông Steven Mnuchin đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Tài chính và tỷ phú Wilbur Ross giữ chức Bộ trưởng Thương mại. Theo ông Icahn, hai nhân vật trên đều là "những lựa chọn tuyệt vời."
Ông Mnuchin - Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập của Dune Capital Management LP, là trưởng ban vận động gây quỹ tranh cử của ông Trump và được giới quan sát đánh giá là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Bộ trưởng Tài chính với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngoài ông Mnuchin, trong danh sách các ứng cử viên cho chức Bộ trưởng Tài chính còn có Giám đốc điều hành Ngân hàng JP Morgan Chase Jamie Dimon và nghị ỹ Cộng hòa Jeb Hensarling - Chủ tịch Ủy ban các dịch vụ tài chính của Hạ viện Mỹ. Trong khi đó, tỷ phú Ross cũng đang giữ vai trò quan trọng trong đội ngũ cố vấn kinh tế của ông Trump.
Tổng thống đắc cử cũng đã có cuộc gặp với Thống đốc bang South Carolina Nikki Haley, 1 ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Ngoại trưởng. Là một người Mỹ gốc Ấn Độ, bà Haley là 1 trong những cái tên được kỳ vọng sẽ giúp đa dạng hóa nội các của ông Trump.
Trong khi đó, kênh truyền hình NBC News ngày 17/11 dẫn một số nguồn tin giấu tên cho biết ông Trump đang cân nhắc việc đưa ông Mitt Romney - ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2012 - vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ. Đây được xem là một diễn biến bất ngờ khi ông Romney từng kịch liệt chỉ trích ông Trump, thậm chí từng kêu gọi đảng Cộng Hòa không bỏ phiếu cho tỷ phú Mỹ khi ông Trump đang tranh cử vị trí đại diện đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống 2016.
Trước đó, truyền thông Mỹ đưa tin cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Ngoại trưởng trong nội các của ông Trump, bên cạnh những cái tên như cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc John Bolton và cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề nghị Thượng nghị sỹ bang Alabama Jeff Sessions nhận chức vụ Bộ trưởng Tư pháp và Hạ nghị sỹ Kansas Mike Pompeo làm Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA).
Ngày 19/11, các nguồn thạo tin cho hay những người đứng đầu Lầu Năm góc và cơ quan tình báo Mỹ đã đề nghị Tổng thống Barack Obama cách chức Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Michael Rogers.
Tờ "Washington Post" đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper đã gửi kiến nghị tới Nhà Trắng hồi tháng trước. Theo báo này, việc ông Rogers tới New York gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 17/11 vừa qua mà không báo cáo cấp trên đã khiến giới lãnh đạo cấp cao sửng sốt. Tuy nhiên, kiến nghị cách chức ông Rogers đã được đưa ra trước chuyến đi này.
Ông Rogers đang được xem là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí tân giám đốc NSA trong chính quyền của Tổng thống đắc cử Trump.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper ngày 17/11 thông báo với Ủy ban Tình báo của Hạ viện Mỹ rằng ông đã đệ đơn từ chức.
Trước đó, theo truyền thống, Nhà Trắng hôm 14/11 cho biết Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama đã đề nghị 4.000 quan chức trong chính quyền của ông đệ đơn từ chức trước khi Tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017, và dường như ông Clapper đã trở thành nhân vật cao cấp đầu tiên trong chính quyền của ông Obama thực hiện điều này.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sóng thần xuất hiện tại biển New Zealand sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, vào khoảng 11 giờ giờ GMT (tức 17 giờ Việt Nam) ngày 13/11, một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter đã làm rung chuyển New Zealand.
Theo BBC, sau trận động đất trên khoảng 2 giờ, sóng thần đã xuất hiện tại vùng biển Đông Bắc New Zealand.
Tâm của trận động đất nằm ở khu vực cách thành phố Christchurch thuộc đảo Nam 91km về phía Bắc-Đông Bắc và ở độ sâu 10km.
Động đất có thể được cảm nhận ở gần như khắp cả nước. Trận động đất này cũng kéo theo một loạt dư chấn mạnh.
Ngay sau đó, một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực cách thị trấn Kaikoura của New Zealand 12km về phía Bắc và một trận động đất khác mạnh 5,2 độ Richter cũng đã xảy ra tại khu vực cách thị trấn Blenheim của New Zealand 45km về phía Đông Nam.
Xem thêm tại đây: Khung cảnh đáng sợ ở New Zealand sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter
Theo BBC, sau trận động đất trên khoảng 2 giờ, sóng thần đã xuất hiện tại vùng biển Đông Bắc New Zealand.
Tâm của trận động đất nằm ở khu vực cách thành phố Christchurch thuộc đảo Nam 91km về phía Bắc-Đông Bắc và ở độ sâu 10km.
Động đất có thể được cảm nhận ở gần như khắp cả nước. Trận động đất này cũng kéo theo một loạt dư chấn mạnh.
Ngay sau đó, một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực cách thị trấn Kaikoura của New Zealand 12km về phía Bắc và một trận động đất khác mạnh 5,2 độ Richter cũng đã xảy ra tại khu vực cách thị trấn Blenheim của New Zealand 45km về phía Đông Nam.
Xem thêm tại đây: Khung cảnh đáng sợ ở New Zealand sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter
Cửa kính của các tòa nhà tại Wellington, New Zealand bị vỡ sau trận động đất. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Khai mạc Hội nghị các Tổng giám đốc điều hành APEC tại Peru
Ngày 18/11, tại thủ đô Lima của Peru, Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski đã phát biểu khai mạc Hội nghị các Tổng giám đốc điều hành Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), kêu gọi lãnh đạo các nước kiên quyết bảo vệ thương mại tự do trước các xu hướng chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ và châu Âu.
Phát biểu trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị tác động mạnh mẽ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và sự kiện người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ London rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) trong cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống Peru nêu rõ: "Tại Mỹ và Anh, các xu hướng chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng. Cần phải đánh bại chủ nghĩa bảo hộ và đưa thương mại thế giới phát triển trở lại."
Trong một tuyên bố nhằm vào lập trường phản đối thương mại của ông Trump, Tổng thống Kuczynski đã nhấn mạnh rằng "bất cứ ai muốn bảo vệ chủ nghĩa bảo hộ cần đọc lại lịch sử kinh tế những năm 1930."
Hội nghị cấp cao APEC 2016 tại Lima được tiến hành từ 17-20/11 trong bối cảnh tình trạng ủng hộ chống toàn cầu hóa gia tăng tại Mỹ và châu Âu. Nền kinh tế toàn cầu đang thiếu sự lãnh đạo để ngăn chặn xu hướng phản đối thương mại tự do, trong bối cảnh các nước chủ trương thực thi các chính sách hướng nội do kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009.
Xem thêm tại đây: Khai mạc Hội nghị các Tổng giám đốc điều hành APEC tại Peru
Phát biểu trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị tác động mạnh mẽ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và sự kiện người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ London rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) trong cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống Peru nêu rõ: "Tại Mỹ và Anh, các xu hướng chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng. Cần phải đánh bại chủ nghĩa bảo hộ và đưa thương mại thế giới phát triển trở lại."
Trong một tuyên bố nhằm vào lập trường phản đối thương mại của ông Trump, Tổng thống Kuczynski đã nhấn mạnh rằng "bất cứ ai muốn bảo vệ chủ nghĩa bảo hộ cần đọc lại lịch sử kinh tế những năm 1930."
Hội nghị cấp cao APEC 2016 tại Lima được tiến hành từ 17-20/11 trong bối cảnh tình trạng ủng hộ chống toàn cầu hóa gia tăng tại Mỹ và châu Âu. Nền kinh tế toàn cầu đang thiếu sự lãnh đạo để ngăn chặn xu hướng phản đối thương mại tự do, trong bối cảnh các nước chủ trương thực thi các chính sách hướng nội do kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009.
Xem thêm tại đây: Khai mạc Hội nghị các Tổng giám đốc điều hành APEC tại Peru
Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski phát biểu tại Hội nghị lần thứ 9 các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC ở Lima ngày 17/11. (Nguồn: EPA/ TTXVN)
Tỷ giá nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 8 năm
Theo Hệ thống giao dịch ngoại hối Trung Quốc (CFETS), tỷ giá trung tâm của đồng nhân dân tệ ngày 18/11 đã giảm 104 điểm cơ bản xuống 6,8796 nhân dân tệ đổi 1 USD, ngày giảm thứ 11 liên tiếp. Đây cũng là mức thấp nhất trong 8 năm rưỡi qua.
Trên thị trường ngoại hối của Trung Quốc, đồng nhân dân tệ có biên độ dao động 2% so với tỷ giá hối đoái trung tâm trong mỗi phiên giao dịch.
Theo một báo cáo của Ngân hàng UBS, Trung Quốc có thể cho phép giảm giá nhân dân tệ trong bối cảnh Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tăng lãi suất vào tháng 12 tới và khả năng áp lực tiền tệ từ Chính phủ mới của Mỹ sẽ lớn hơn vào năm 2017.
Báo cáo dự kiến tỷ giá nhân dân tệ ở mức 6,9 cho đến cuối năm 2016 và 7,2 vào cuối năm 2017.
Trong khi đó, một giáo sư kinh tế học thuộc Đại học Thanh Hoa dự báo trong năm 2017, đồng nhân dân tệ có khả năng sẽ giảm 3-5% so với USD.
Xem thêm tại đây: Tỷ giá nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 8 năm
Trên thị trường ngoại hối của Trung Quốc, đồng nhân dân tệ có biên độ dao động 2% so với tỷ giá hối đoái trung tâm trong mỗi phiên giao dịch.
Theo một báo cáo của Ngân hàng UBS, Trung Quốc có thể cho phép giảm giá nhân dân tệ trong bối cảnh Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tăng lãi suất vào tháng 12 tới và khả năng áp lực tiền tệ từ Chính phủ mới của Mỹ sẽ lớn hơn vào năm 2017.
Báo cáo dự kiến tỷ giá nhân dân tệ ở mức 6,9 cho đến cuối năm 2016 và 7,2 vào cuối năm 2017.
Trong khi đó, một giáo sư kinh tế học thuộc Đại học Thanh Hoa dự báo trong năm 2017, đồng nhân dân tệ có khả năng sẽ giảm 3-5% so với USD.
Xem thêm tại đây: Tỷ giá nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 8 năm
Đồng nhân dân tệ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hàn Quốc công bố kết quả điều tra sơ bộ về vụ bê bối tham nhũng
Ngày 20/11, cơ quan công tố Hàn Quốc đã công bố một số kết luận điều tra sơ bộ vụ bê bối chính trị làm rúng động chính trường nước này, theo đó cho biết Tổng thống Park Geun-hye bị nghi ngờ có vai trò đáng kể trong vụ việc này và sẽ bị điều tra.
Trong ngày 20/11, cơ quan công tố Hàn Quốc chính thức truy tố 3 người gồm bà Choi Soon-sil - bạn thân của Tổng thống Park Geun-hye; cựu Cố vấn điều phối chính sách Phủ Tổng thống Ahn Chong-bum; cựu Thư ký của Tổng thống Jeong Ho-seong và sẽ hoàn tất cáo trạng để chuyển sang tòa án.
Bà Choi Soon-sil, 60 tuổi, bị truy tố về tội lợi dụng mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Park để việc gây sức ép với các doanh nghiệp lớn, buộc họ đóng góp khoảng 80 tỷ won (68 triệu USD) vào 2 quỹ phi lợi nhuận là Quỹ Mir và Quỹ K-Sports, gian lận trong việc tìm cách chuyền tiền từ một trong 2 quỹ trên sang công ty riêng của bà.
Ông An Chong-bum bị truy tố với cáo buộc thông đồng với bà Choi Soon-sil trong quá trình trên, trong khi ông Jeong Ho-seong bị truy tố với cáo buộc chuyển giao các tài liệu của chính phủ và tổng thống cho bà Choi Soon-sil.
Theo cơ quan công tố, Tổng thống Park Geun-hye bị nghi thông đồng trong một số cáo buộc đối với 3 nhân vật nói trên và nhóm điều tra đặc biệt sẽ tiếp tục điều tra Tổng thống.
Đại diện pháp lý của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, ông Yoo Yeong-ha ngày 20/11 đã bác bỏ kết quả điều tra của công tố viên về vụ bê bối liên quan đến người bạn thân của bà Park.
Tuyên bố của ông Yoo nêu rõ: “Với tư cách là đại diện pháp lý của bà Park, tôi không thể công nhận bất kỳ cáo buộc nào coi bà Park là một đồng phạm”.
Ngoài ra, ông Yoo cũng nói rằng kết quả điều tra do công tố viên đưa ra “dựa trên sự tưởng tượng và phỏng đoán”./.
Xem thêm tại đây: Hàn Quốc: Cáo buộc nhằm vào bà Park Geun-hye bị coi là "tưởng tượng"
Trong ngày 20/11, cơ quan công tố Hàn Quốc chính thức truy tố 3 người gồm bà Choi Soon-sil - bạn thân của Tổng thống Park Geun-hye; cựu Cố vấn điều phối chính sách Phủ Tổng thống Ahn Chong-bum; cựu Thư ký của Tổng thống Jeong Ho-seong và sẽ hoàn tất cáo trạng để chuyển sang tòa án.
Bà Choi Soon-sil, 60 tuổi, bị truy tố về tội lợi dụng mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Park để việc gây sức ép với các doanh nghiệp lớn, buộc họ đóng góp khoảng 80 tỷ won (68 triệu USD) vào 2 quỹ phi lợi nhuận là Quỹ Mir và Quỹ K-Sports, gian lận trong việc tìm cách chuyền tiền từ một trong 2 quỹ trên sang công ty riêng của bà.
Ông An Chong-bum bị truy tố với cáo buộc thông đồng với bà Choi Soon-sil trong quá trình trên, trong khi ông Jeong Ho-seong bị truy tố với cáo buộc chuyển giao các tài liệu của chính phủ và tổng thống cho bà Choi Soon-sil.
Theo cơ quan công tố, Tổng thống Park Geun-hye bị nghi thông đồng trong một số cáo buộc đối với 3 nhân vật nói trên và nhóm điều tra đặc biệt sẽ tiếp tục điều tra Tổng thống.
Đại diện pháp lý của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, ông Yoo Yeong-ha ngày 20/11 đã bác bỏ kết quả điều tra của công tố viên về vụ bê bối liên quan đến người bạn thân của bà Park.
Tuyên bố của ông Yoo nêu rõ: “Với tư cách là đại diện pháp lý của bà Park, tôi không thể công nhận bất kỳ cáo buộc nào coi bà Park là một đồng phạm”.
Ngoài ra, ông Yoo cũng nói rằng kết quả điều tra do công tố viên đưa ra “dựa trên sự tưởng tượng và phỏng đoán”./.
Xem thêm tại đây: Hàn Quốc: Cáo buộc nhằm vào bà Park Geun-hye bị coi là "tưởng tượng"
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hoàng hậu Thái Lan Rajawongse phải nhập viện
Hoàng hậu Rajawongse Sirikit Kitiyakara 84 tuổi của nước này đang được điều trị tích cực sau khi phải nhập viện hôm 16/11.
Thông báo của Phủ Nội vụ Hoàng gia cho hay một ngày sau được đưa đến Bệnh viện Chulalongkorn vì bị sốt cao, Hoàng hậu Sirikit đã hạ sốt, có thể “thở đều và ăn uống ngon miệng”. Tuy nhiên, kết quả chụp X-quang cho thấy Hoàng hậu Thái Lan bị nhiễm trùng phổi và bà đang điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Trước đó, Nhà vua Bhumibol Abdulyadej cũng đã từng bị viêm phổi kéo dài trước khi qua đời ngày 13/10. Hiện Thái Lan đang trong thời gian một năm để tang Nhà vua Bhumibol Abdulyadej.
Xem thêm tại đây: Rajawongse Sirikit Kitiyakara 84 tuổi nhập viện hôm 16/11.
Thông báo của Phủ Nội vụ Hoàng gia cho hay một ngày sau được đưa đến Bệnh viện Chulalongkorn vì bị sốt cao, Hoàng hậu Sirikit đã hạ sốt, có thể “thở đều và ăn uống ngon miệng”. Tuy nhiên, kết quả chụp X-quang cho thấy Hoàng hậu Thái Lan bị nhiễm trùng phổi và bà đang điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Trước đó, Nhà vua Bhumibol Abdulyadej cũng đã từng bị viêm phổi kéo dài trước khi qua đời ngày 13/10. Hiện Thái Lan đang trong thời gian một năm để tang Nhà vua Bhumibol Abdulyadej.
Xem thêm tại đây: Rajawongse Sirikit Kitiyakara 84 tuổi nhập viện hôm 16/11.
Rajawongse Sirikit Kitiyakara 84 tuổi nhập viện hôm 16/11.
Khai quật mộ cố Tổng thống Kaczynski để điều tra vụ máy bay rơi
Ngày 14/11, Ba Lan bắt đầu khai quật mộ của cố Tổng thống Lech Kaczynski nhằm phục vụ cuộc điều tra vụ tai nạn máy bay thảm khốc hồi năm 2010, khiến toàn bộ 96 người thiệt mạng, trong đó có gia đình ông Kaczynski và nhiều quan chức cấp cao nước này.
Các công tố viên muốn kiểm tra hài cốt đã được nhận dạng có đúng hay không và khảo sát xem có các dấu hiệu của chất nổ hoặc cháy hay không sau khi đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền cho rằng có thể đã xảy ra cháy trên máy bay chở cố Tổng thống Kaczynski trước khi bị rơi.
Đảng PiS nghi ngờ thảm họa trên có thể là hành động cố ý, nhưng các nhà điều tra Ba Lan và Nga chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có kẻ đứng sau vụ tai nạn.
Xem thêm tại đây: Khai quật mộ cố Tổng thống Kaczynski để điều tra vụ máy bay rơi
Các công tố viên muốn kiểm tra hài cốt đã được nhận dạng có đúng hay không và khảo sát xem có các dấu hiệu của chất nổ hoặc cháy hay không sau khi đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền cho rằng có thể đã xảy ra cháy trên máy bay chở cố Tổng thống Kaczynski trước khi bị rơi.
Đảng PiS nghi ngờ thảm họa trên có thể là hành động cố ý, nhưng các nhà điều tra Ba Lan và Nga chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có kẻ đứng sau vụ tai nạn.
Xem thêm tại đây: Khai quật mộ cố Tổng thống Kaczynski để điều tra vụ máy bay rơi
Mộ cố Tổng thống Lech Kaczynski và vợ của ông tại hầm mộ của lâu đài Wawel ở Krakow, Ba Lan. (Nguồn: AFP/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)