Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31
Ngày 13 và 14/11, tại thủ đô Manila (Philippines) đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 31. Đây là sự kiện quan trọng nhất trong năm của ASEAN, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN và các đối tác, đều là các nước lớn, tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng.
Tại hội nghị, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã tập trung đánh giá công tác triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, bàn các biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động ASEAN và trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra Tuyên bố chung, ký kết 1 văn kiện, thông qua 11 văn kiện và ghi nhận 11 văn kiện khác. Các tuyên bố/văn kiện phản ánh nội dung hợp tác trên nhiều lĩnh vực, liên quan trực tiếp đến lợi ích người dân các quốc gia ASEAN.
Cũng trong khuôn khổ của hội nghị cấp cao ASEAN 31 lần này còn diễn ra các hội nghị cấp cao liên quan như Cấp cao ASEAN + 3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 20, Cấp cao ASEAN + 1 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc), hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 12, hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 9 và hội nghị các nhà lãnh đạo Hiệp định Đối ác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 cũng đã chính thức chuyển giao chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2018 cho Singapore.
Tại hội nghị, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã tập trung đánh giá công tác triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, bàn các biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động ASEAN và trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra Tuyên bố chung, ký kết 1 văn kiện, thông qua 11 văn kiện và ghi nhận 11 văn kiện khác. Các tuyên bố/văn kiện phản ánh nội dung hợp tác trên nhiều lĩnh vực, liên quan trực tiếp đến lợi ích người dân các quốc gia ASEAN.
Cũng trong khuôn khổ của hội nghị cấp cao ASEAN 31 lần này còn diễn ra các hội nghị cấp cao liên quan như Cấp cao ASEAN + 3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 20, Cấp cao ASEAN + 1 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc), hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 12, hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 9 và hội nghị các nhà lãnh đạo Hiệp định Đối ác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 cũng đã chính thức chuyển giao chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2018 cho Singapore.
EU đạt thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về quốc phòng (PESCO)
Sau một thời gian dài cân nhắc, ngày 13/11, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua thỏa thuận lịch sử hợp tác cấu trúc thường trực quốc phòng (PESCO) về việc nhất thể hóa lực lượng quân đội các nước, nhằm tạo thành sức mạnh tập thể.
Đây là sáng kiến do Cao ủy phụ trách về An ninh và Đối ngoại Federica Mogherini đề ra. PESCO được kỳ vọng sẽ tạo ra một EU “có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn” trong các vấn đề an ninh toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh Anh chuẩn bị rời EU.
Việc Anh chuẩn bị tách khỏi khối là bước ngoặt quan trọng đối với PESCO do lâu nay Anh luôn tìm cách cản trở thỏa thuận này với lý do có phần trùng lặp với chức năng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà nhiều nước trong EU là thành viên.
Nhìn chung, PESCO cho thấy tính tự chủ cao, vốn rất quan trọng trong bối cảnh Mỹ và NATO thường xuyên chỉ trích giới chức EU về việc luôn tìm cách dựa vào Mỹ trong việc bảo vệ an ninh nội khối và chỉ phát triển vũ khí quân sự nếu có được lợi ích chính trị.
Nhưng kể từ khi tổng thống Mỹ Trump lên nắm quyền, có nhiều yếu tố khiến châu Âu nhận thấy cần phát huy sự tự chủ hơn.
Đây là sáng kiến do Cao ủy phụ trách về An ninh và Đối ngoại Federica Mogherini đề ra. PESCO được kỳ vọng sẽ tạo ra một EU “có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn” trong các vấn đề an ninh toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh Anh chuẩn bị rời EU.
Việc Anh chuẩn bị tách khỏi khối là bước ngoặt quan trọng đối với PESCO do lâu nay Anh luôn tìm cách cản trở thỏa thuận này với lý do có phần trùng lặp với chức năng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà nhiều nước trong EU là thành viên.
Nhìn chung, PESCO cho thấy tính tự chủ cao, vốn rất quan trọng trong bối cảnh Mỹ và NATO thường xuyên chỉ trích giới chức EU về việc luôn tìm cách dựa vào Mỹ trong việc bảo vệ an ninh nội khối và chỉ phát triển vũ khí quân sự nếu có được lợi ích chính trị.
Nhưng kể từ khi tổng thống Mỹ Trump lên nắm quyền, có nhiều yếu tố khiến châu Âu nhận thấy cần phát huy sự tự chủ hơn.
Khủng hoảng chính trị Zimbabwe
Ngày 15/11, quân đội Zimbabwe cho biết đã giam giữ Tổng thống Robert Mugabe và phu nhân đồng thời bảo vệ các văn phòng chính phủ cũng như tuần tra đường phố ở thủ đô Harare.
Trong một tuyên bố trước cả nước sau khi chiếm Tập đoàn truyền thông Zimbabwe, một người phát ngôn quân đội cho biết lực lượng này nhằm vào "các phần tử tội phạm" xung quanh Tổng thống Mugabe và tìm cách trấn an người dân rằng trật tự sẽ được khôi phục.
Binh lính quân đội Zimbabwe và xe bọc thép đã phong tỏa các tuyến đường dẫn tới văn phòng chính phủ, tòa nhà quốc hội và tòa án ở trung tâm thủ đô Harare.
Trong một tuyên bố trên truyền hình vào rạng sáng 15/11, Thiếu tướng Sibusiso Moyo, Tư lệnh lực lượng hậu cần của quân đội Zimbabwe, đã kêu gọi các ngành an ninh khác "hợp tác vì sự tốt đẹp của đất nước", đồng thời cảnh báo rằng "mọi hành vi khiêu khích sẽ bị đáp trả thích đáng."
Tướng Sibusiso Moyo cũng trấn an người dân rằng "đây không phải là cuộc đảo chính," đồng thời khẳng định Tổng thống Robert Mugabe cùng gia đình vẫn an toàn và đang được bảo vệ. Tuyên bố còn cho biết quân đội nhằm vào "các kẻ tội phạm xung quanh tổng thống." Bên cạnh đó, tuyên bố trên còn cảnh báo rằng nếu tình hình chính trị, xã hội và kinh tế suy thoái của nước này không được giải quyết sẽ dẫn tới cuộc xung đột bạo lực.
Ngày 20/11, trong cuộc đàm phán giữa Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe với các tướng lĩnh quân đội, lực lượng đã giành quyền kiểm soát chính quyền từ ngày 14/11 tại thủ đô Harare, cho biết nhà lãnh đạo 93 tuổi này đã đồng ý từ chức và đơn từ chức của ông đã được dự thảo.
Theo những điều khoản trong đơn, ông Mugabe và vợ là bà Grace Mugabe sẽ được hưởng quyền miễn trừ. Mặc dù không thông báo chi tiết về sự ra đi của ông Mugabe, các nguồn tin chính phủ cũng xác nhận với hãng tin Reuter rằng Tổng thống Mugabe đã đồng ý từ chức.
Trước đó, ngày 19/11, trong bối cảnh nhiều người tin rằng Tổng thống Mugabe sẽ từ chức, nhà lãnh đạo đã cầm quyền 37 năm này vẫn tuyên bố ở lại và cam kết sẽ chủ trì đại hội của đảng ZANU-PF cầm quyền vào tháng tới bất chấp việc đảng này đã cách chức lãnh đạo của ông vài giờ trước đó.
Tuy nhiên, ngay sau phát biểu trên, nhà lãnh đạo Hội Cựu chiến binh quốc gia Chris Mutsvangwa đã tuyên bố việc luận tội ông Mugabe sẽ được tiến hành theo kế hoạch vào ngày 21/11.
Trong một tuyên bố trước cả nước sau khi chiếm Tập đoàn truyền thông Zimbabwe, một người phát ngôn quân đội cho biết lực lượng này nhằm vào "các phần tử tội phạm" xung quanh Tổng thống Mugabe và tìm cách trấn an người dân rằng trật tự sẽ được khôi phục.
Binh lính quân đội Zimbabwe và xe bọc thép đã phong tỏa các tuyến đường dẫn tới văn phòng chính phủ, tòa nhà quốc hội và tòa án ở trung tâm thủ đô Harare.
Trong một tuyên bố trên truyền hình vào rạng sáng 15/11, Thiếu tướng Sibusiso Moyo, Tư lệnh lực lượng hậu cần của quân đội Zimbabwe, đã kêu gọi các ngành an ninh khác "hợp tác vì sự tốt đẹp của đất nước", đồng thời cảnh báo rằng "mọi hành vi khiêu khích sẽ bị đáp trả thích đáng."
Tướng Sibusiso Moyo cũng trấn an người dân rằng "đây không phải là cuộc đảo chính," đồng thời khẳng định Tổng thống Robert Mugabe cùng gia đình vẫn an toàn và đang được bảo vệ. Tuyên bố còn cho biết quân đội nhằm vào "các kẻ tội phạm xung quanh tổng thống." Bên cạnh đó, tuyên bố trên còn cảnh báo rằng nếu tình hình chính trị, xã hội và kinh tế suy thoái của nước này không được giải quyết sẽ dẫn tới cuộc xung đột bạo lực.
Ngày 20/11, trong cuộc đàm phán giữa Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe với các tướng lĩnh quân đội, lực lượng đã giành quyền kiểm soát chính quyền từ ngày 14/11 tại thủ đô Harare, cho biết nhà lãnh đạo 93 tuổi này đã đồng ý từ chức và đơn từ chức của ông đã được dự thảo.
Theo những điều khoản trong đơn, ông Mugabe và vợ là bà Grace Mugabe sẽ được hưởng quyền miễn trừ. Mặc dù không thông báo chi tiết về sự ra đi của ông Mugabe, các nguồn tin chính phủ cũng xác nhận với hãng tin Reuter rằng Tổng thống Mugabe đã đồng ý từ chức.
Trước đó, ngày 19/11, trong bối cảnh nhiều người tin rằng Tổng thống Mugabe sẽ từ chức, nhà lãnh đạo đã cầm quyền 37 năm này vẫn tuyên bố ở lại và cam kết sẽ chủ trì đại hội của đảng ZANU-PF cầm quyền vào tháng tới bất chấp việc đảng này đã cách chức lãnh đạo của ông vài giờ trước đó.
Tuy nhiên, ngay sau phát biểu trên, nhà lãnh đạo Hội Cựu chiến binh quốc gia Chris Mutsvangwa đã tuyên bố việc luận tội ông Mugabe sẽ được tiến hành theo kế hoạch vào ngày 21/11.
Tàu ngầm Argentina mất tích tại Đại Tây Dương
Ngày 17/11, tàu ngầm ARA San Juan với 44 thành viên thuộc Lực lượng vũ trang Argentina đã bị mất liên lạc khi đang làm nhiệm vụ tuần tra tại Vùng đặc quyền kinh tế, gần cảng Madryn, thuộc Đại Tây Dương.
Nguồn tin Bộ Quốc phòng Argentina cho biết đã mất liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan và hiện công tác tìm kiếm đã được triển khai tại Vịnh San Jorge, giữa tỉnh các miền Nam Chubut và Santa Cruz.
Theo người phát ngôn Lực lượng Vũ trang Argentina Enrique Balbi, ngày 15/11 là lần cuối cùng tàu ngầm này liên lạc với đất liền tại Vịnh San Jorge.
Sau khoảng hai ngày tìm kiếm chiếc tàu ngầm ARA San Juan bị mất liên lạc khi đang làm nhiệm vụ tuần tra tại Vùng đặc quyền kinh tế, gần cảng Madryn, thuộc Đại Tây Dương, giới chức Argentina cho biết Hải quân nước này đã nhận được các tín hiệu cấp cứu được cho là từ chiếc tàu này vào sáng và chiều 18/11.
Bộ Quốc phòng Argentina cho biết Hải quân nước này đã phát hiện bảy "cuộc gọi vệ tinh bất thành" được cho là từ tàu ngầm ARA San Juan đang cố gắng nối lại liên lạc với đất liền thông qua vệ tinh.
Hiện vẫn chưa rõ ARA San Juan đã phát ra loại cuộc gọi gì song các tàu ngầm thường có thể kích hoạt Phao vô tuyến chỉ báo vị trí cấp cứu (EPIRB) để thông báo khẩn cấp vị trí của tàu qua vệ tinh khi tàu bị mất liên lạc.
Nguồn tin Bộ Quốc phòng Argentina cho biết đã mất liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan và hiện công tác tìm kiếm đã được triển khai tại Vịnh San Jorge, giữa tỉnh các miền Nam Chubut và Santa Cruz.
Theo người phát ngôn Lực lượng Vũ trang Argentina Enrique Balbi, ngày 15/11 là lần cuối cùng tàu ngầm này liên lạc với đất liền tại Vịnh San Jorge.
Sau khoảng hai ngày tìm kiếm chiếc tàu ngầm ARA San Juan bị mất liên lạc khi đang làm nhiệm vụ tuần tra tại Vùng đặc quyền kinh tế, gần cảng Madryn, thuộc Đại Tây Dương, giới chức Argentina cho biết Hải quân nước này đã nhận được các tín hiệu cấp cứu được cho là từ chiếc tàu này vào sáng và chiều 18/11.
Bộ Quốc phòng Argentina cho biết Hải quân nước này đã phát hiện bảy "cuộc gọi vệ tinh bất thành" được cho là từ tàu ngầm ARA San Juan đang cố gắng nối lại liên lạc với đất liền thông qua vệ tinh.
Hiện vẫn chưa rõ ARA San Juan đã phát ra loại cuộc gọi gì song các tàu ngầm thường có thể kích hoạt Phao vô tuyến chỉ báo vị trí cấp cứu (EPIRB) để thông báo khẩn cấp vị trí của tàu qua vệ tinh khi tàu bị mất liên lạc.
Qualcomm "quay lưng" với Broadcom
Công ty sản xuất chip Qualcomm Inc ngày 13/11 đã bác bỏ lời đề nghị mua lại trị giá lên tới 103 tỷ USD của Broadcom Ltd. Đồng thời Qualcomm cho biết lời đề nghị đã đánh giá thấp giá trị của công ty này và sẽ phải đối mặt với những rào cản về luật pháp.
Cổ phiếu của Qualcomm tăng 1,8% lên mức 65,74 USD vào đầu phiên giao dịch buổi chiều 13/11, trong khi giá cổ phiếu của Broadcom giảm 0,4% xuống còn 263,95 USD.
Broadcom cho biết họ sẽ tìm cách có được một chỗ ngồi trong ban giám đốc và quản lý của Qualcomm. Công ty cũng nói rằng đã nhận được phản hồi tích cực từ các khách hàng chính và cổ đông của Qualcomm.
Cổ phiếu của Qualcomm tăng 1,8% lên mức 65,74 USD vào đầu phiên giao dịch buổi chiều 13/11, trong khi giá cổ phiếu của Broadcom giảm 0,4% xuống còn 263,95 USD.
Broadcom cho biết họ sẽ tìm cách có được một chỗ ngồi trong ban giám đốc và quản lý của Qualcomm. Công ty cũng nói rằng đã nhận được phản hồi tích cực từ các khách hàng chính và cổ đông của Qualcomm.
EP thông qua nghị quyết triển khai cơ chế trừng phạt Ba Lan
Ngày 15/11, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua một nghị quyết tạo cơ sở cho việc triển khai cơ chế áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Ba Lan.
Theo văn bản trên, các nghị sỹ EP tin rằng tình hình tại Ba Lan hiện nay là “nguy cơ rõ rệt về việc vi phạm nghiêm trọng” các giá trị châu Âu, trong đó có thượng tôn pháp luật, được ghi rõ trong Hiệp ước EU.
Cụ thể, Điều 7.1 Hiệp ước này quy định khả năng kích hoạt cơ chế phòng ngừa nếu đại đa số, tương đương 4/5 thành viên Hội đồng châu Âu, xác định có sự vi phạm các giá trị chung.
Trước đó, với 438 phiếu thuận và 152 phiếu chống, EP đã thông qua quyết định chuẩn bị chính thức đề nghị Hội đồng châu Âu kích hoạt cơ chế này.
Theo văn bản trên, các nghị sỹ EP tin rằng tình hình tại Ba Lan hiện nay là “nguy cơ rõ rệt về việc vi phạm nghiêm trọng” các giá trị châu Âu, trong đó có thượng tôn pháp luật, được ghi rõ trong Hiệp ước EU.
Cụ thể, Điều 7.1 Hiệp ước này quy định khả năng kích hoạt cơ chế phòng ngừa nếu đại đa số, tương đương 4/5 thành viên Hội đồng châu Âu, xác định có sự vi phạm các giá trị chung.
Trước đó, với 438 phiếu thuận và 152 phiếu chống, EP đã thông qua quyết định chuẩn bị chính thức đề nghị Hội đồng châu Âu kích hoạt cơ chế này.
Syria chính thức ký Hiệp định Paris
Liên hợp quốc ngày 14/11 thông báo Syria đã chính thức ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, khiến Mỹ trở thành quốc gia duy nhất nằm ngoài thỏa thuận này.
Thông báo của Liên hợp quốc xác nhận Syria đã nộp văn kiện gia nhập Hiệp định Paris vào ngày 13/11. Như vậy, Syria trở thành quốc gia thứ 169 trong tổng số 196 nước thành viên của Hiệp định Paris đã thực hiện bước đi pháp lý nhằm thông qua thỏa thuận chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc này.
Sau khi Nicaragua chính thức ký kết Hiệp định Paris vào tháng 10 vừa qua, Syria là nước còn lại chưa thông qua hiệp định. Hiện còn 27 quốc gia khác ký hiệp định vẫn chưa thông qua luật trong nước để tham gia thỏa thuận một cách đầy đủ.
Thông báo của Liên hợp quốc xác nhận Syria đã nộp văn kiện gia nhập Hiệp định Paris vào ngày 13/11. Như vậy, Syria trở thành quốc gia thứ 169 trong tổng số 196 nước thành viên của Hiệp định Paris đã thực hiện bước đi pháp lý nhằm thông qua thỏa thuận chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc này.
Sau khi Nicaragua chính thức ký kết Hiệp định Paris vào tháng 10 vừa qua, Syria là nước còn lại chưa thông qua hiệp định. Hiện còn 27 quốc gia khác ký hiệp định vẫn chưa thông qua luật trong nước để tham gia thỏa thuận một cách đầy đủ.
Standard & Poor's tuyên bố Venezuela "vỡ nợ một phần"
Ngày 13/11, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) tuyên bố Venezuela đang ở trong tình trạng "vỡ nợ một phần" sau khi nước này không trả được 200 triệu USD tiền nợ trái phiếu toàn cầu đúng hạn.
S&P cho biết hãng đưa ra quyết định trên sau khi thời hạn 30 ngày sau ngày đến hạn thanh toán kết thúc mà Chính phủ Venezuela không chi trả được khoản tiền nợ đối với hai 2 loại trái phiếu.
Thông báo của S&P nêu rõ đã hạ chỉ số đánh giá tín nhiệm của Venezuela đối với 2 trái phiếu này xuống mức D (vỡ nợ), cũng như hạ mức đánh giá rủi ro tín dụng ngoại hối dài hạn (khả năng không trả được nợ) của nước này xuống mức SD (vỡ nợ một phần).
S&P cho biết quyết định trên đồng nghĩa với việc hãng này đánh giá nỗ lực tái cơ cấu nợ của chính quyền Caracas sẽ rất khó khăn và nước này đang "gần như" vỡ nợ.
Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và nhiều thành viên chính phủ sẽ khiến các cuộc đàm phán của nước này với các chủ nợ sẽ kéo dài và gặp nhiều trở ngại.
Bên cạnh 2 trái phiếu đã quá hạn trả nợ, Venezuela hiện cũng có 4 khoản nợ trái phiếu khác đã đến hạn.
Nếu Chính phủ Caracas tiếp tục không chi trả được các khoản nợ này trong thời hạn 30 ngày sau ngày đến hạn, S&P cho biết đánh giá mức tín nhiệm đối với các trái phiếu này cũng sẽ bị hạ xuống mức D.
S&P cho biết hãng đưa ra quyết định trên sau khi thời hạn 30 ngày sau ngày đến hạn thanh toán kết thúc mà Chính phủ Venezuela không chi trả được khoản tiền nợ đối với hai 2 loại trái phiếu.
Thông báo của S&P nêu rõ đã hạ chỉ số đánh giá tín nhiệm của Venezuela đối với 2 trái phiếu này xuống mức D (vỡ nợ), cũng như hạ mức đánh giá rủi ro tín dụng ngoại hối dài hạn (khả năng không trả được nợ) của nước này xuống mức SD (vỡ nợ một phần).
S&P cho biết quyết định trên đồng nghĩa với việc hãng này đánh giá nỗ lực tái cơ cấu nợ của chính quyền Caracas sẽ rất khó khăn và nước này đang "gần như" vỡ nợ.
Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và nhiều thành viên chính phủ sẽ khiến các cuộc đàm phán của nước này với các chủ nợ sẽ kéo dài và gặp nhiều trở ngại.
Bên cạnh 2 trái phiếu đã quá hạn trả nợ, Venezuela hiện cũng có 4 khoản nợ trái phiếu khác đã đến hạn.
Nếu Chính phủ Caracas tiếp tục không chi trả được các khoản nợ này trong thời hạn 30 ngày sau ngày đến hạn, S&P cho biết đánh giá mức tín nhiệm đối với các trái phiếu này cũng sẽ bị hạ xuống mức D.
(Vietnam+)