Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 60/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Nghị định nêu rõ đối với mỗi hành vi vi phạm, tổ chức cá nhân phải chịu một trong hai hình thức xử phạt là cảnh cáo và phạt tiền.
Theo đó, các mức phạt hành chính có hướng tăng nặng kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung như tạm giữ, tước chứng chỉ hành nghề cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.
Cụ thể, hành khách sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng với mỗi hành vi như hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc những nơi không được phép trên tàu bay; sử dụng các loại thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép; không tuân theo hướng dẫn về bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn hàng không, phòng dịch của thành viên tổ bay; trộm cắp, chiếm đoạt đồ vật, trang bị, thiết bị hoặc tài sản trên tàu bay.
Nếu có hành vi sử dụng trái phép trang thiết bị an toàn trên tàu bay; làm hư hỏng tàu bay, động cơ, cánh quạt, trang thiết bị của tàu bay sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng cho mỗi hành vi.
Hành vi mở cửa thoát hiểm tàu bay đang khai thác trái quy định bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu hành khách nào có hành vi tung tin hoặc cung cấp thông sai về việc có bom, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa hoặc các loại thông tin khác có thể gây uy hiếp an toàn tàu bay, người trên mặt đất sẽ bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng; gây uy hiếp an toàn bay khi tàu bay đang bay, khung phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
Ngoài các mức phạt nặng dành cho hành khách, Nghị định cũng quy định nhiều mức phạt nghiêm khắc dành cho tổ chức, cá nhân vận hành, khai thác tàu bay, hoạt động dịch vụ tại sân bay không đúng quy định.
Cụ thể: Đối với người điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị trong khu bay không đúng quy định, quy trình, quy tắc điều khiển, vận hành, khai thác sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 5 triệu đồng.
Đặc biệt, đối với những hành vi sau sẽ bị phạt từ 50-100 triệu đồng: hãng hàng không vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm; kinh doanh vận chuyển hàng không khi chưa được cấp quyền vận chuyển hoặc vi phạm quy định về điều kiện của quyền vận chuyển hàng không đã được cấp; mua, bán, chuyển nhượng quyền vận chuyển hàng không.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2010 và thay thế Nghị định số 91/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng./.
Nghị định nêu rõ đối với mỗi hành vi vi phạm, tổ chức cá nhân phải chịu một trong hai hình thức xử phạt là cảnh cáo và phạt tiền.
Theo đó, các mức phạt hành chính có hướng tăng nặng kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung như tạm giữ, tước chứng chỉ hành nghề cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.
Cụ thể, hành khách sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng với mỗi hành vi như hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc những nơi không được phép trên tàu bay; sử dụng các loại thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép; không tuân theo hướng dẫn về bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn hàng không, phòng dịch của thành viên tổ bay; trộm cắp, chiếm đoạt đồ vật, trang bị, thiết bị hoặc tài sản trên tàu bay.
Nếu có hành vi sử dụng trái phép trang thiết bị an toàn trên tàu bay; làm hư hỏng tàu bay, động cơ, cánh quạt, trang thiết bị của tàu bay sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng cho mỗi hành vi.
Hành vi mở cửa thoát hiểm tàu bay đang khai thác trái quy định bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu hành khách nào có hành vi tung tin hoặc cung cấp thông sai về việc có bom, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa hoặc các loại thông tin khác có thể gây uy hiếp an toàn tàu bay, người trên mặt đất sẽ bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng; gây uy hiếp an toàn bay khi tàu bay đang bay, khung phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
Ngoài các mức phạt nặng dành cho hành khách, Nghị định cũng quy định nhiều mức phạt nghiêm khắc dành cho tổ chức, cá nhân vận hành, khai thác tàu bay, hoạt động dịch vụ tại sân bay không đúng quy định.
Cụ thể: Đối với người điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị trong khu bay không đúng quy định, quy trình, quy tắc điều khiển, vận hành, khai thác sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 5 triệu đồng.
Đặc biệt, đối với những hành vi sau sẽ bị phạt từ 50-100 triệu đồng: hãng hàng không vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm; kinh doanh vận chuyển hàng không khi chưa được cấp quyền vận chuyển hoặc vi phạm quy định về điều kiện của quyền vận chuyển hàng không đã được cấp; mua, bán, chuyển nhượng quyền vận chuyển hàng không.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2010 và thay thế Nghị định số 91/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng./.
(TTXVN/Vietnam+)