Sử dụng thẻ ngân hàng: "Tiện" nhưng phải "lợi"

Hầu hết những người đang sử dụng các loại thẻ ngân hàng đều thừa nhận sự tiện lợi của nó trong thanh toán cả nội địa lẫn quốc tế. Một số người sử dụng tới 3 hay 4 loại thẻ của các ngân hàng khác nhau bởi họ quan niệm đơn giản là làm thẻ miễn phí, không mất gì. Tiện thì có tiện, tuy nhiên, không ít người phải giật mình khi nhìn danh mục liệt kê tới 17 loại phí mà có thể chủ thẻ phải trả nếu “đụng chạm” tới. Mong muốn tiếp cận xu hướng mới là tất yếu, nhưng quan trọng hơn cả vẫn phải là hài hòa lợi ích đôi bên.
Hầu hết những người đang sử dụng các loại thẻ ngân hàng đều thừa nhận sự tiệnlợi của nó trong thanh toán cả nội địa lẫn quốc tế. Một số người sử dụngtới 3 hay 4 loại thẻ của các ngân hàng khác nhau bởi họ quan niệm đơn giản làlàm thẻ miễn phí, không mất gì.

Tiện thì có tiện, tuy nhiên, không ít người phải giật mình khi nhìn danh mụcliệt kê tới 17 loại phí mà có thể chủ thẻ phải trả nếu “đụng chạm” tới. Mongmuốn tiếp cận xu hướng mới là tất yếu, nhưng quan trọng hơn cả vẫn phải là hàihòa lợi ích đôi bên.

Tiện thì có tiện...

Thị trường thẻ Việt Nam hình thành từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 nhưng phải saunăm 2002, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa lần đầu tiên mới được phát hành tạiViệt Nam. Vietcombank cũng chính là ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống giaodịch ATM dựa trên nền tảng kết nối trực tuyến toàn hệ thống. Nhờ đó, thị trườngthẻ Việt Nam mới thực sự có bước đột phá quan trọng với việc nhiều ngân hàng chủđộng và tích cực đầu tư hệ thống công nghệ phục vụ cho phát triển sản phẩm thẻghi nợ nội địa. Người dân đã bắt đầu biết đến và làm quen với một phương tiệnthanh toán tiện lợi, nhanh gọn, dễ phát hành, dễ sử dụng, dựa trên cơ sở tàikhoản cá nhân.

Đến nay, thị trường thẻ Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh cả về hoạt độngthanh toán và phát hành thẻ. Số lượng các ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụthẻ ngày càng gia tăng với việc cho ra đời hàng loạt các sản phẩm thẻ hiện đại,nhiều tính năng, tiện ích đáp ứng đa dạng các yêu cầu của khách hàng.

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, các ngânhàng còn chủ động triển khai nhiều dịch vụ gia tăng trên hệ thống ATM như thanhtoán hóa đơn điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, thu nộp ngân sách nhà nước...,mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giúp giảm thiểu việc sử dụng tiền mặttrong thanh toán.

Việc kết nối liên thông hệ thống ATM, hệ thống POS cũng được triển khai rất mạnhmẽ, mang lại nhiều tiện ích cho chủ thẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngânhàng và cho toàn xã hội, giúp hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinhtế. Từ giữa năm 2008, mạng lưới ATM của toàn thị trường đã cơ bản được liênthông với sự liên kết của các công ty chuyển mạch thẻ Banknetvn-Smarlink-VNBC,giúp chủ thẻ của các ngân hàng thực hiện các giao dịch trên ATM của ngân hàngkhác một cách dễ dàng, thuận lợi với mức phí hợp lý.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tửtrong thời gian qua, dịch vụ thanh toán thẻ qua Internet cũng đã được các ngânhàng triển khai và được khách hàng đón nhận tích cực. Khách hàng có thể sử dụngthẻ để mua hàng hóa, dịch vụ trên Internet như mua vé máy bay, mua hàng hóa trêncác website trực tuyến. Nhiều đơn vị thực hiện trả lương cho nhân viên qua tàikhoản/thẻ đã giảm thiểu chi phí quản lý tiền mặt và nhân sự. Đơn vị chấp nhậnthẻ cũng giảm được chi phí quản lý tiền mặt, thuận tiện trong việc thanh toán vàtăng doanh thu. Việc sử dụng thẻ ngân hàng còn đem lại lợi ích cho toàn xã hộinhư giảm chi phí in ấn, kiểm đếm tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiềnmặt theo đúng chủ trương của Chính phủ, đồng thời hiện đại hóa hệ thống thanhtoán quốc gia, minh bạch hóa các giao dịch tài chính cũng như phù hợp với xuhướng phát triển của thế giới.

...Nhưng phí phải hợp lý

Theo thống kê sơ bộ, cuối năm 2012 đã có 47 ngân hàng thương mại tham gia pháthành thẻ với hơn 54,2 triệu thẻ thanh toán các loại; số lượng máy ATM trên phạmvi cả nước đạt hơn 14.200 máy. Hầu hết các máy ATM được đặt tại những nơi thuậntiện cho người dân giao dịch như bưu điện, bệnh viện, các cơ quan hành chính, vàcác trung tâm mua sắm như chợ, siêu thị, các cửa hàng...

Trong số các loại thẻ phát hành, có nhiều loại thẻ thanh toán quốc tế và thẻ tíndụng quốc tế. Hiệp hội Thẻ đánh giá việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế khôngchỉ giúp khách hàng khỏi lo lắng về nhu cầu ngoại tệ mỗi khi cần đi nước ngoàimà còn giúp họ không mất thời gian tìm kiếm ngoại tệ trên thị trường, không cầngiấy tờ chứng minh mục đích mua, hạn mức mua...

Thường xuyên đi công tác nước ngoài, chị Bùi Bích Hạnh, làm ở Công ty Kao chobiết chị không phải lo tìm đổi một lượng tiền mặt ngoại tệ lớn khi đến các nướckhác nhau. Khi dùng thẻ, khách hàng không mất công đổi tiền Việt Nam đồng sangcác loại tiền khác nhau, hoặc thậm chí phải quy đổi tiền Việt sang USD rồi sangđó mới đổi tiếp sang loại tiền khác. Các công đoạn phức tạp này hoàn toàn có thểđược hóa giải nhờ thẻ.

Ưu điểm, tiện ích của thẻ tín dụng quốc tế được ghi nhận nhưng không phải kháchhàng nào cũng lựa chọn bởi rào cản “phí.” Trên thực tế, nếu dùng thẻ thanh toántrực tiếp tại nước ngoài thì khi về Việt Nam, người dùng sẽ bị tính theo tỷ giáquy đổi để khấu trừ. Tuy nhiên, nếu khách hàng dùng thẻ Visa, Master... để rúttiền mặt tại nước ngoài thì phải chịu đồng thời hai loại phí và lãi suất. Đó làphí rút tiền từ 4-7%, phí chuyển đổi ngoại tệ 3-4% với mức lãi suất thấp nhấtcũng vào khoảng 21%/năm được tính ngay từ thời điểm rút tiền.

Riêng thẻ ghi nợ Visa Debit, khi sử dụng ở nước ngoài, chủ thẻ vẫn phải trả phígiao dịch. Nếu rút tiền mặt ở nước ngoài sẽ phải chịu phí rút tiền mặt và phíchuyển đổi ngoại tệ từ 7-11%. Còn nếu dùng thẻ Visa Debit để thanh toán thì chủthẻ chịu phí chuyển đổi ngoại tệ từ 3-4%.

Khi sử dụng các loại thẻ này, chủ thẻ còn phải đóng phí thường niên từ 200.000đến 300.000 đồng với thẻ chính, mức cho thẻ phụ kèm theo sẽ giảm hơn chút ít.Cùng đó là hàng loạt loạt phí phát sinh nếu có mà danh mục lên tới con số 17.

Các loại thẻ thanh toán của ngân hàng vẫn còn mới mẻ với đại bộ phận người dânbởi thế không phải khách hàng nào cũng tường tận hết các loại phí mình phải trảkhi sử dụng thẻ thanh toán quốc tế. Khi làm thẻ, khách hàng hầu hết chỉ đượcthông báo các quyền lợi mà họ được hưởng chứ chưa nắm được “nghĩa vụ.” Bởi vậymới có chuyện khách hàng rất ngạc nhiên khi bị trừ hơn 200.000 đồng trong tàikhoản, đến khi hỏi kỹ họ mới hay đó là phí thường niên của thẻ.

Nếu biết tường tận các loại “phí chồng phí,” chắc nhiều khách hàng sẽ kém mặn màkhi làm thẻ. Nhiều khách hàng cho rằng, để khuyến khích người dùng sử dụng thẻthanh toán quốc tế, ngân hàng cần tính toán giảm các loại phí đồng thời côngkhai các khoản phí.

Cân nhắc khi sử dụng


Các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cảnh báo khách hàng nên cân nhắc khiđăng ký thẻ tín dụng bởi ngoài phí thường niên, còn hàng loạt các loại phí khácmà chủ thẻ có thể phải chi trả. Hay gặp nhất là phí chậm thanh toán khi thanhtoán trễ hạn. Nhiều ngân hàng phát hành thẻ ấn định một mức phí cố định ápdụng, trong khi một số khác lại tính phí trễ hạn dựa trên số dư nợ trên tàikhoản thẻ. Thường thì mức phí nằm trong khoảng từ 50.000 đến 100.000đồng/tháng. Tuy nhiên, chỉ cần thanh toán trễ hạn hai lần trong một năm, số phảitrả cho phí chậm thanh toán có thể còn cao hơn cả phí thường niên.

Chị Kim Anh - một khách hàng có “thâm niên” sử dụng thẻ master và visa card củaVietcombank chia sẻ bí quyết phải luôn thanh toán các khoản phải trả đúnghạn và đầy đủ. Nếu mỗi tháng thanh toán hết số dư nợ trên giấy báo nợ thì sẽtận dụng được khoản vay không lãi suất từ ngân hàng phát hành thẻ. Tuy nhiên,nếu chỉ thanh toán số tiền tối thiểu trên một số dư đáng kể, có thể mất đến vàinăm khách hàng mới thanh toán hết nợ. Phí chậm thanh toán và lãi phạt phát sinhlàm tăng thêm áp lực thanh toán dư nợ.

Quan trọng nhất, khi dùng thẻ, khách hàng phải luôn chú ý xem kỹ giấy báothanh toán để nắm chắc hạn phải thanh toán; đồng thời hạn chế số lượng thẻ tíndụng sở hữu.

Trên thực tế, ngay cả khi sở hữu nhiều loại thẻ nhưng không phải khách hàng nàocũng biết phân biệt và tận dụng lợi thế của từng loại thẻ khác nhau. Đơn cử nhưthẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Nếu thanh toán mua hàng bằng thẻ tín dụng, tùy từngngân hàng phát hành thẻ, khách hàng sẽ có từ 20 đến 30 ngày để thanh toán dưnợ phát sinh trên thẻ. Như vậy lợi ích là tận dụng được khoản vay không lãisuất của ngân hàng phát hành với điều kiện khách hàng trả toàn bộ dư nợ mỗitháng.

Trong khi đó, nếu thanh toán bằng thẻ ghi nợ, ngân hàng sẽ trừ tài khoản tiểngửi của khách hàng ngay lập tức. Nếu tiền trong tài khoản không đủ thì ngay cảgiao dịch cũng sẽ không được chấp nhận.

Trên lộ trình triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ ngân hànglà một công cụ tích cực. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt sẽ dần thay đổikhi khách hàng nhận thấy tiện ích được hưởng với mức phí hợp lý. Đây cũng chínhlà mấu chốt hiện thực hóa mục tiêu này./.

Thu Hằng (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục