Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa nghiên cứu thành công việc sử dụng tế bào gốc để làm lành và bảo vệ phổi của những con chuột sơ sinh, mở ra triển vọng chữa trị cho trẻ sơ sinh đẻ non bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Hai tuần sau khi tiêm tế bào gốc lấy từ tủy sống vào phổi của những con chuột thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện những con chuột này chạy trên bánh xe quay khỏe gấp đôi so với bình thường và tỷ lệ sống sót cũng cao hơn.
Giới chuyên môn khẳng định các tế bào gốc này hoạt động như những cỗ máy tí hon kiểm soát tổn thương và chúng có thể làm lành các vết thương.
Ước tính khoảng một nửa số trẻ em được sinh ra trước 28 tuần bị COPD - căn bệnh làm suy yếu chức năng của phổi khi trẻ trưởng thành.
COPD là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao thứ tư trên toàn cầu, với khoảng 3 triệu người tử vong vì bệnh này mỗi năm, trong đó 90% số ca tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Công trình nghiên cứu trên sẽ được công bố trên Tạp chí Y khoa về hô hấp và hồi sức cấp cứu của Mỹ ngày 1/12 tới./.
Hai tuần sau khi tiêm tế bào gốc lấy từ tủy sống vào phổi của những con chuột thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện những con chuột này chạy trên bánh xe quay khỏe gấp đôi so với bình thường và tỷ lệ sống sót cũng cao hơn.
Giới chuyên môn khẳng định các tế bào gốc này hoạt động như những cỗ máy tí hon kiểm soát tổn thương và chúng có thể làm lành các vết thương.
Ước tính khoảng một nửa số trẻ em được sinh ra trước 28 tuần bị COPD - căn bệnh làm suy yếu chức năng của phổi khi trẻ trưởng thành.
COPD là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao thứ tư trên toàn cầu, với khoảng 3 triệu người tử vong vì bệnh này mỗi năm, trong đó 90% số ca tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Công trình nghiên cứu trên sẽ được công bố trên Tạp chí Y khoa về hô hấp và hồi sức cấp cứu của Mỹ ngày 1/12 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)