Tại buổi tọa đàm “Hiểu đúng về dinh dưỡng của mì tôm” do báo Khoa học và Đời sống tổ chức ngày 30/8, các chuyên gia cho rằng, sử dụng mì ăn liền liên tục và trong khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không nên ăn mì thay cơm
Thừa nhận mì ăn liền là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp, song phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết thành phần của mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất xơ.
Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shotrerning) từ 15-20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) nếu sản xuất shortening theo phương pháp hydrogen hóa.
Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy ở các nước trên thế giới, trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng.
"Ngoài ra, trong gói gia vị của mì chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Song, những chất này cũng không có dinh dưỡng và còn cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao,” bà Sửu nói.
Về mặt dinh dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp bột và đạm thực vật. Do đó, mì ăn liền thiếu cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Bởi vậy, không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì nó chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể.
Phải công bố dinh dưỡng của sản phẩm
Hiện nay, trên các gói mì ăn liền, đa phần các nhà sản xuất chưa nêu cụ thể giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến nghị, các nhà sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để làm ra thành phẩm.
“Ngoài ra, trên bao bì cần công bố giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, phần trăm chất béo, hàm lượng muối, chất lượng chất béo trong mì ăn liền để người dân chọn lựa” bà Mai nói.
Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Nội tiết) thì cho hay, mì tôm là thức ăn nhanh, rẻ và tiện dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng mì ăn liền thường xuyên và kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe.
Bác sĩ Phan Hướng Dương còn cho biết, hiện nay tỷ lệ béo phì của trẻ em thành phố gia tăng. Gần đây nhất, ông đã khám và tư vấn cho một cậu bé mới 12 tuổi nhưng có cân nặng 62kg và cao 1m63. Bệnh nhân này đã bị bệnh đái đường tuýp 2.
Ông Dương cho rằng, nếu các gói mì đều ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ hoàn toàn có thể lựa chọn xem có phù hợp với thể trạng của mình không trước khi sử dụng. Nếu không, họ sẽ vô tình tự làm bệnh tình của mình gia tăng.
Các nhà khoa học cũng đưa ra kiến nghị cơ quan quản lý cần có những tiêu chuẩn rõ ràng đối với mặt hàng mì ăn liền như hàm lượng chất béo, nhất là chất béo dạng Trans, chất xơ… là bao nhiêu. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chặt đối với các mặt hàng không đúng quy định. Có như vậy các nhà sản xuất bắt buộc phải thực hiện đúng việc sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và có như vậy mới có trách nhiệm với người tiêu dùng.
Sử dụng mì ăn liền đúng cách
Để bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng mì ăn liền, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo cần bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein thiếu hụt trong mì ăn liền.
Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh Dưỡng) đưa ra dẫn chứng, có trường hợp bố của một cậu bé 7 tuổi đến nhờ bà Hải tư vấn bởi từ khi biết ăn, cậu bé chỉ ăn mì ăn liền. Tuy nhiên, trong mỗi bữa ăn, gia đình cậu bé luôn bổ sung thịt, trứng, rau vào mì ăn liền nên cậu vẫn đủ chất dinh dưỡng và phát triển bình thường.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu thì khuyên người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế HACCP/ISO 22000./.
Không nên ăn mì thay cơm
Thừa nhận mì ăn liền là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp, song phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết thành phần của mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất xơ.
Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shotrerning) từ 15-20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) nếu sản xuất shortening theo phương pháp hydrogen hóa.
Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy ở các nước trên thế giới, trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng.
"Ngoài ra, trong gói gia vị của mì chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Song, những chất này cũng không có dinh dưỡng và còn cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao,” bà Sửu nói.
Về mặt dinh dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp bột và đạm thực vật. Do đó, mì ăn liền thiếu cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Bởi vậy, không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì nó chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể.
Phải công bố dinh dưỡng của sản phẩm
Hiện nay, trên các gói mì ăn liền, đa phần các nhà sản xuất chưa nêu cụ thể giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến nghị, các nhà sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để làm ra thành phẩm.
“Ngoài ra, trên bao bì cần công bố giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, phần trăm chất béo, hàm lượng muối, chất lượng chất béo trong mì ăn liền để người dân chọn lựa” bà Mai nói.
Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Nội tiết) thì cho hay, mì tôm là thức ăn nhanh, rẻ và tiện dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng mì ăn liền thường xuyên và kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe.
Bác sĩ Phan Hướng Dương còn cho biết, hiện nay tỷ lệ béo phì của trẻ em thành phố gia tăng. Gần đây nhất, ông đã khám và tư vấn cho một cậu bé mới 12 tuổi nhưng có cân nặng 62kg và cao 1m63. Bệnh nhân này đã bị bệnh đái đường tuýp 2.
Ông Dương cho rằng, nếu các gói mì đều ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ hoàn toàn có thể lựa chọn xem có phù hợp với thể trạng của mình không trước khi sử dụng. Nếu không, họ sẽ vô tình tự làm bệnh tình của mình gia tăng.
Các nhà khoa học cũng đưa ra kiến nghị cơ quan quản lý cần có những tiêu chuẩn rõ ràng đối với mặt hàng mì ăn liền như hàm lượng chất béo, nhất là chất béo dạng Trans, chất xơ… là bao nhiêu. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chặt đối với các mặt hàng không đúng quy định. Có như vậy các nhà sản xuất bắt buộc phải thực hiện đúng việc sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và có như vậy mới có trách nhiệm với người tiêu dùng.
Sử dụng mì ăn liền đúng cách
Để bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng mì ăn liền, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo cần bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein thiếu hụt trong mì ăn liền.
Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh Dưỡng) đưa ra dẫn chứng, có trường hợp bố của một cậu bé 7 tuổi đến nhờ bà Hải tư vấn bởi từ khi biết ăn, cậu bé chỉ ăn mì ăn liền. Tuy nhiên, trong mỗi bữa ăn, gia đình cậu bé luôn bổ sung thịt, trứng, rau vào mì ăn liền nên cậu vẫn đủ chất dinh dưỡng và phát triển bình thường.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu thì khuyên người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế HACCP/ISO 22000./.
Trung Hiền (Vietnam+)