Các nhà nghiên cứu của Truờng Đại học Khoa học - Đại học Huế phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang đã thực hiện thành công nghiên cứu sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), góp phần quan trọng cho việc định hướng sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên vùng đất ngập nước ở khu vực ven biển, cửa sông ở Việt Nam.
Sử dụng GIS tại vùng đất ngập nước xã Hương Phong, huyện Hương Trà (Thừa Thiên-Huế) đã xác định được diện tích tài nguyên khoảng gần 77ha ở ba khu vực Vân Quốc Đông (27,5ha), Cồn Sáo (hơn 17,5ha) và Cồn Tè (gần 32ha) có thảm thực vật gồm ba loại cỏ biển thuộc ba chi, ba họ, một bộ và một ngành.
Độ bao phủ của cỏ đạt gần 36%, trong đó loài cỏ hẹ phân bố đặc trưng nhất ở độ mặn từ 15% đến 19%; loài cỏ kim bao phủ ở độ mặn từ 10% đến 15%.
Ở khu vực Vân Quốc Đông, cỏ hẹ phát triển tạo thành thảm cỏ cách bờ khoảng 200m, với độ sâu từ 0,4m đến 0,8m.
Khu vực Cồn Tè với một bãi triều rộng và thoải từ trong bờ ra đến phá Tam Giang khoảng 500m, độ sâu trung bình từ 0,2m đến 0,5m là địa hình thuận lợi cho cỏ biển phát triển...
Việc sử dụng GIS để quản lý vùng đất ngập nước Hương Phong cũng cho thấy những hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản của cộng đồng đã và đang ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi đầm phá Tam Giang.
Ngoài ra, vùng đất ngập nước Hương Phong cũng dễ bị tổn thương do phải chịu tác động trực tiếp của thiên tai.
Việc thực hiện thành công nghiên cứu sử dụng GIS phục vụ cho bảo tồn và quản lý các vùng đất ngập nước có ý nghĩa thiết thực góp phần quan trọng cho việc định hướng sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên vùng đất ngập nước ở Việt Nam.
Đây là những khu vực có sự đa dạng sinh học cao nên có vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với thiên tai, nhất là trước biến đổi khí hậu./.
Sử dụng GIS tại vùng đất ngập nước xã Hương Phong, huyện Hương Trà (Thừa Thiên-Huế) đã xác định được diện tích tài nguyên khoảng gần 77ha ở ba khu vực Vân Quốc Đông (27,5ha), Cồn Sáo (hơn 17,5ha) và Cồn Tè (gần 32ha) có thảm thực vật gồm ba loại cỏ biển thuộc ba chi, ba họ, một bộ và một ngành.
Độ bao phủ của cỏ đạt gần 36%, trong đó loài cỏ hẹ phân bố đặc trưng nhất ở độ mặn từ 15% đến 19%; loài cỏ kim bao phủ ở độ mặn từ 10% đến 15%.
Ở khu vực Vân Quốc Đông, cỏ hẹ phát triển tạo thành thảm cỏ cách bờ khoảng 200m, với độ sâu từ 0,4m đến 0,8m.
Khu vực Cồn Tè với một bãi triều rộng và thoải từ trong bờ ra đến phá Tam Giang khoảng 500m, độ sâu trung bình từ 0,2m đến 0,5m là địa hình thuận lợi cho cỏ biển phát triển...
Việc sử dụng GIS để quản lý vùng đất ngập nước Hương Phong cũng cho thấy những hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản của cộng đồng đã và đang ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi đầm phá Tam Giang.
Ngoài ra, vùng đất ngập nước Hương Phong cũng dễ bị tổn thương do phải chịu tác động trực tiếp của thiên tai.
Việc thực hiện thành công nghiên cứu sử dụng GIS phục vụ cho bảo tồn và quản lý các vùng đất ngập nước có ý nghĩa thiết thực góp phần quan trọng cho việc định hướng sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên vùng đất ngập nước ở Việt Nam.
Đây là những khu vực có sự đa dạng sinh học cao nên có vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với thiên tai, nhất là trước biến đổi khí hậu./.
Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)