Trước đây, việc đọc các cuốn sách quý hiếm có từ thời Trung cổ là điều không thể vì những cuốn sách này chỉ được trưng bày trong tủ kính. Tuy nhiên, ngày nay điều này đã trở thành có thể nhờ một hệ thống tuyệt vời đang được giới thiệu tại CeBIT - hội chợ công nghệ cao lớn nhất thế giới diễn ra tại thành phố Hanover của Đức từ ngày 5-9/3.
Hệ thống mới được gọi là công cụ tìm kiếm sách sử dụng công nghệ 3D, do Viện Fraunhofer của Đức phát triển.
Độc giả sẽ sử dụng công cụ này để lướt qua cuốn sách viết bằng tiếng Latinh với những hình ảnh minh họa đầy màu sắc được viết từ nhiều thế kỷ trước.
Cuốn sách sẽ được quét và chiếu trên một màn hình phẳng. Từ khoảng cách xa vài mét, người đọc có thể lật từng trang sách bằng cách vẫy tay để vận hành các ống kính cảm ứng, đồng thời có thể xoay cuốn sách đủ 360 độ để khám phá phần bìa khảm đá quý của những cuốn sách vô giá.
Người đứng đầu dự án này, ông Paul Chojecki cho biết Viện Fraunhofer đang làm việc với Thư viện Nhà nước Bavarian để giới thiệu một số bộ sưu tập sách cổ với đông đảo bạn đọc hơn.
Bước tiếp theo sẽ là nâng cấp phần nội dung đã được số hóa, chẳng hạn có thể dịch sách ra ngôn ngữ khác nếu độc giả không sử dụng tiếng Latinh.
Theo ông Chojecki, công nghệ mới sẽ không chỉ giới hạn ở các cuốn sách cổ mà còn có thể giúp khách hàng lướt qua những tác phẩm chưa "ra lò."
Cuốn sách cổ nhất được số hóa có niên đại ít nhất 1.000 năm./.
Hệ thống mới được gọi là công cụ tìm kiếm sách sử dụng công nghệ 3D, do Viện Fraunhofer của Đức phát triển.
Độc giả sẽ sử dụng công cụ này để lướt qua cuốn sách viết bằng tiếng Latinh với những hình ảnh minh họa đầy màu sắc được viết từ nhiều thế kỷ trước.
Cuốn sách sẽ được quét và chiếu trên một màn hình phẳng. Từ khoảng cách xa vài mét, người đọc có thể lật từng trang sách bằng cách vẫy tay để vận hành các ống kính cảm ứng, đồng thời có thể xoay cuốn sách đủ 360 độ để khám phá phần bìa khảm đá quý của những cuốn sách vô giá.
Người đứng đầu dự án này, ông Paul Chojecki cho biết Viện Fraunhofer đang làm việc với Thư viện Nhà nước Bavarian để giới thiệu một số bộ sưu tập sách cổ với đông đảo bạn đọc hơn.
Bước tiếp theo sẽ là nâng cấp phần nội dung đã được số hóa, chẳng hạn có thể dịch sách ra ngôn ngữ khác nếu độc giả không sử dụng tiếng Latinh.
Theo ông Chojecki, công nghệ mới sẽ không chỉ giới hạn ở các cuốn sách cổ mà còn có thể giúp khách hàng lướt qua những tác phẩm chưa "ra lò."
Cuốn sách cổ nhất được số hóa có niên đại ít nhất 1.000 năm./.
(TTXVN)