Liên quan đến sự cố vỡ đập Tây Nguyên nằm trên địa bàn xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu xảy ra vào trưa 11/9, sáng 14/9, Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết đã thành lập tổ công tác, chỉ đạo Ủy ban Nhân dân xã Quỳnh Thắng phối hợp với các bên liên quan hàn khẩu vị trí đập bị vỡ, phấn đấu hoàn thành trong tháng Chín này để kịp tích nước đảm bảo phục vụ sản xuất vụ Xuân năm 2013.
Huyện cũng sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan, rút ra bài học kinh nghiệm để chỉ đạo các địa phương, đơn vị đang thực hiện việc quản lý các hồ chứa trên địa bàn.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Nghệ An cho biết sự cố vỡ đập Tây Nguyên nằm trên địa bàn xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu đã gây sạt lở thân đập 2.400m3 đất, 100m3 đá hộc, 10m3 bê tông. Nước trong hồ bị thoát ra gây ngập 12 hộ dân vùng hạ lưu đập, làm mất trắng 10ha lúa mùa, ngô cùng nhiều diện tích ao nuôi thủy sản, làm hư hỏng 4 cống tiêu và sạt lở một số đoạn đường ngõ xóm, dân sinh.
Đến sáng 14/9, tỉnh Nghệ An xác định nguyên nhân gây vỡ đập là do tổ mối nằm trong thân đập cũ. Lõi của đập cũ được đắp thủ công, đất dùng đắp đập không đồng nhất, có lẫn cả cỏ, rác và các hạt sỏi, đá nhỏ. Khi nâng cấp đập, lõi đập cũ được tận dụng nên các lực lượng không phát hiện được tổ mối.
Trong khi đó, vào những ngày mưa lũ, mực nước trong hồ đã tích đủ dung tích thiết kế và phải tiến hành xả tràn, nguồn nước thượng lưu tiếp tục đổ về gây áp lực lớn lên đập; xuất hiện rò rỉ. Các ruộng lúa đang có nước nên các vị trí rò rỉ không được phát hiện kịp thời. Khi phát hiện thì chỗ rò rỉ đã lớn nên không thể xử lý kịp, dẫn đến vỡ đập.
[Vỡ đập giữ nước ở Nghệ An, ngập hàng chục ha lúa]
Trong những ngày qua, tại địa phương có nhiều thông tin khác nhau liên quan đến công tác khắc phục sự cố vỡ đập, trong đó có ý kiến cho rằng đã có sự chậm trễ, buông lỏng trong quản lý, chậm triển khai các phương án bảo vệ dân và khắc phục hậu quả khi đập bị vỡ.
Huyện Quỳnh Lưu cho biết vào 11 giờ 30 phút ngày 11/9, Hợp tác xã Đồng Tâm, xã Quỳnh Thắng phát hiện nước chảy rò qua thân đập ở vị trí cách cống lấy nước 150m và đã báo cáo cho Ủy ban Nhân dân xã Quỳnh Thắng để phối hợp xử lý. Ủy ban Nhân dân xã Quỳnh Thắng đã báo cáo ngay cho Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu.
Ngay sau đó Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Quỳnh Lưu đã chỉ đạo xã Quỳnh Thắng và Hợp tác xã Đồng Tâm huy động lực lượng, phương tiện xe máy tại chỗ để chủ động xử lý, đồng thời cử đoàn công tác do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu và các ngành liên quan trong huyện để tham gia chỉ đạo công tác khắc phục.
Cùng với việc tổ chức xử lý sự cố, huyện Quỳnh Lưu đã tổ chức lực lượng, thông báo, hỗ trợ di dời người, tài sản của các hộ dân có nhà ở phía hạ lưu đập đến nơi an toàn nên không xảy ra thiệt hại về người.
Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu cũng đã đề nghị tỉnh Nghệ An cho phép thực hiện chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, lũ lụt đối với các hộ dân có diện tích đất sản xuất bị ngập, thiệt hại do vỡ đập gây ra; hỗ trợ một phần kinh phí để khắc phục, tu sửa hàn khẩu lại đập, sửa chữa 4 cống tiêu bị hư hỏng do vỡ đập./.
Huyện cũng sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan, rút ra bài học kinh nghiệm để chỉ đạo các địa phương, đơn vị đang thực hiện việc quản lý các hồ chứa trên địa bàn.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Nghệ An cho biết sự cố vỡ đập Tây Nguyên nằm trên địa bàn xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu đã gây sạt lở thân đập 2.400m3 đất, 100m3 đá hộc, 10m3 bê tông. Nước trong hồ bị thoát ra gây ngập 12 hộ dân vùng hạ lưu đập, làm mất trắng 10ha lúa mùa, ngô cùng nhiều diện tích ao nuôi thủy sản, làm hư hỏng 4 cống tiêu và sạt lở một số đoạn đường ngõ xóm, dân sinh.
Đến sáng 14/9, tỉnh Nghệ An xác định nguyên nhân gây vỡ đập là do tổ mối nằm trong thân đập cũ. Lõi của đập cũ được đắp thủ công, đất dùng đắp đập không đồng nhất, có lẫn cả cỏ, rác và các hạt sỏi, đá nhỏ. Khi nâng cấp đập, lõi đập cũ được tận dụng nên các lực lượng không phát hiện được tổ mối.
Trong khi đó, vào những ngày mưa lũ, mực nước trong hồ đã tích đủ dung tích thiết kế và phải tiến hành xả tràn, nguồn nước thượng lưu tiếp tục đổ về gây áp lực lớn lên đập; xuất hiện rò rỉ. Các ruộng lúa đang có nước nên các vị trí rò rỉ không được phát hiện kịp thời. Khi phát hiện thì chỗ rò rỉ đã lớn nên không thể xử lý kịp, dẫn đến vỡ đập.
[Vỡ đập giữ nước ở Nghệ An, ngập hàng chục ha lúa]
Trong những ngày qua, tại địa phương có nhiều thông tin khác nhau liên quan đến công tác khắc phục sự cố vỡ đập, trong đó có ý kiến cho rằng đã có sự chậm trễ, buông lỏng trong quản lý, chậm triển khai các phương án bảo vệ dân và khắc phục hậu quả khi đập bị vỡ.
Huyện Quỳnh Lưu cho biết vào 11 giờ 30 phút ngày 11/9, Hợp tác xã Đồng Tâm, xã Quỳnh Thắng phát hiện nước chảy rò qua thân đập ở vị trí cách cống lấy nước 150m và đã báo cáo cho Ủy ban Nhân dân xã Quỳnh Thắng để phối hợp xử lý. Ủy ban Nhân dân xã Quỳnh Thắng đã báo cáo ngay cho Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu.
Ngay sau đó Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Quỳnh Lưu đã chỉ đạo xã Quỳnh Thắng và Hợp tác xã Đồng Tâm huy động lực lượng, phương tiện xe máy tại chỗ để chủ động xử lý, đồng thời cử đoàn công tác do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu và các ngành liên quan trong huyện để tham gia chỉ đạo công tác khắc phục.
Cùng với việc tổ chức xử lý sự cố, huyện Quỳnh Lưu đã tổ chức lực lượng, thông báo, hỗ trợ di dời người, tài sản của các hộ dân có nhà ở phía hạ lưu đập đến nơi an toàn nên không xảy ra thiệt hại về người.
Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu cũng đã đề nghị tỉnh Nghệ An cho phép thực hiện chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, lũ lụt đối với các hộ dân có diện tích đất sản xuất bị ngập, thiệt hại do vỡ đập gây ra; hỗ trợ một phần kinh phí để khắc phục, tu sửa hàn khẩu lại đập, sửa chữa 4 cống tiêu bị hư hỏng do vỡ đập./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN)