Grignard Abalos, chuyên gia thuộc Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia Peru cho rằng, hiện tượng Nam Bán Cầu nhiệt độ thấp và Bắc Bán Cầu nhiệt độ cao không có mối quan hệ tất nhiên, tuy nhiên, sự tương phản này nhiều khả năng là do hậu quả của hiện tượng khí hậu toàn cầu ấm lên.
Khí hậu ở Nam Bán Cầu thay đổi khác thường là do chúng có trạng thái cân bằng nhiệt khác nhau. Diện tích biển ở Nam Bán Cầu tương đối lớn, do đó sự biến đổi khí hậu đã được điều chỉnh. Trong khi đó diện tích lục địa ở Bắc Bán Cầu lớn hơn diện tích biển, do đó đã xuất hiện sự biến đổi đường cong nhiệt mạnh mẽ hơn so với Nam Bán Cầu.
Grignard Abalos cho rằng, hai hiện tượng trên phát triển đến cực điểm sẽ xuất hiện hiện tượng Bắc Bán Cầu nhiệt độ cao, còn Nam Bán Cầu nhiệt độ thấp. Hiện tượng khí hậu tương phản này nhiều khả năng là do hậu quả từ sự ấm lên của khí hậu toàn cầu.
Sự ấm lên của khí hậu toàn cầu đã gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Trái Đất mà hậu quả trực tiếp là làm tan chảy các tảng băng. Gần 80% tảng băng nhiệt đới nằm trong lãnh thổ Peru. Do khí hậu ấm lên, các tảng băng đang tan chảy với tốc độ nhanh đe dọa đến nguồn nước dự trữ.
Theo Grignard Abalos, các biện pháp mà Chính phủ Peru thực hiện đã phát huy tác dụng trong đối phó với ảnh hưởng từ sự ấm lên của khí hậu toàn cầu, bao gồm xây dựng chế độ cảnh báo biến đổi khí hậu, giáo dục người dân nâng cao kiến thức về sự biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu suất sử dụng đất canh tác và nông trường, trồng cây gây rừng và mở rộng phạm vi sử dụng nguồn năng lượng sạch./.
Khí hậu ở Nam Bán Cầu thay đổi khác thường là do chúng có trạng thái cân bằng nhiệt khác nhau. Diện tích biển ở Nam Bán Cầu tương đối lớn, do đó sự biến đổi khí hậu đã được điều chỉnh. Trong khi đó diện tích lục địa ở Bắc Bán Cầu lớn hơn diện tích biển, do đó đã xuất hiện sự biến đổi đường cong nhiệt mạnh mẽ hơn so với Nam Bán Cầu.
Grignard Abalos cho rằng, hai hiện tượng trên phát triển đến cực điểm sẽ xuất hiện hiện tượng Bắc Bán Cầu nhiệt độ cao, còn Nam Bán Cầu nhiệt độ thấp. Hiện tượng khí hậu tương phản này nhiều khả năng là do hậu quả từ sự ấm lên của khí hậu toàn cầu.
Sự ấm lên của khí hậu toàn cầu đã gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Trái Đất mà hậu quả trực tiếp là làm tan chảy các tảng băng. Gần 80% tảng băng nhiệt đới nằm trong lãnh thổ Peru. Do khí hậu ấm lên, các tảng băng đang tan chảy với tốc độ nhanh đe dọa đến nguồn nước dự trữ.
Theo Grignard Abalos, các biện pháp mà Chính phủ Peru thực hiện đã phát huy tác dụng trong đối phó với ảnh hưởng từ sự ấm lên của khí hậu toàn cầu, bao gồm xây dựng chế độ cảnh báo biến đổi khí hậu, giáo dục người dân nâng cao kiến thức về sự biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu suất sử dụng đất canh tác và nông trường, trồng cây gây rừng và mở rộng phạm vi sử dụng nguồn năng lượng sạch./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)