Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), ngay trong tháng 1/2013 Ủy ban đã ban hành 15 quyết định xử phạt về vi phạm hành chính đối với 8 tổ chức và 8 cá nhân với số tiền lên đến 1,19 tỷ đồng.
Về vi phạm của cá nhân, hầu hết các lỗi đều liên quan đến việc “quên” báo cáo thông tin trước khi giao dịch chứng mua, bán khoán trên thị trường cho Ủy ban và các sở giao dịch.
Theo quy định, mức xử phạt bằng tài chính cho hành vi vi phạm trên là 40 triệu đồng. Các thành viên trên thị trường cho rằng, đây là mức xử phạt thấp và không đáng gì khi so với những lợi ích đạt được trong các hoạt động giao dịch “chui”, vì vậy không đủ sức răn đe đối với các cá nhân cố tình vi phạm.
Đối với các tổ chức, những vi phạm về chậm báo cáo thông tin bất thường, nộp các báo cáo định kỳ của các công ty đại chúng đã giảm bớt. Tuy nhiên thay vào đó, một số lỗi đang nổi lên lại thuộc về các tổ chức tài chính với các vi phạm rất đáng lo ngại.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Golden Bridge Việt Nam bị xử phạt tổng số 320 triệu đồng với một loạt lỗi vi phạm. Công ty đã thiết lập trang thông tin điện tử chưa tuân thủ đúng quy định, không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính của công ty chứng khoán, cho khách hàng đặt lệnh mua khoán khi không có đủ tiền và bán chứng khoán khi không sở hữu trong tài khoản.
Trường hợp của Công ty TNHH Quản lý quỹ Eastspring Investments bị phạt 125 triệu đồng do vi phạm pháp luật về hoạt động của công ty quản lý quỹ, cho tổ chức là người có liên quan vay vốn.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý quỹ Ngân hàng Công thương cũng bị xử phạt 145 triệu đồng, do không thực hiện chào mua công khai cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư PV-Inconess theo quy định và báo cáo không đúng thời hạn khi trở thành cổ đông lớn của PV-Inconess.
Việc các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán vi phạm các lỗi khá nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh đang góp phần gia tăng những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường đồng thời gây giảm lòng tin của giới đầu tư đối thị trường chứng khoán Việt Nam./.
Về vi phạm của cá nhân, hầu hết các lỗi đều liên quan đến việc “quên” báo cáo thông tin trước khi giao dịch chứng mua, bán khoán trên thị trường cho Ủy ban và các sở giao dịch.
Theo quy định, mức xử phạt bằng tài chính cho hành vi vi phạm trên là 40 triệu đồng. Các thành viên trên thị trường cho rằng, đây là mức xử phạt thấp và không đáng gì khi so với những lợi ích đạt được trong các hoạt động giao dịch “chui”, vì vậy không đủ sức răn đe đối với các cá nhân cố tình vi phạm.
Đối với các tổ chức, những vi phạm về chậm báo cáo thông tin bất thường, nộp các báo cáo định kỳ của các công ty đại chúng đã giảm bớt. Tuy nhiên thay vào đó, một số lỗi đang nổi lên lại thuộc về các tổ chức tài chính với các vi phạm rất đáng lo ngại.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Golden Bridge Việt Nam bị xử phạt tổng số 320 triệu đồng với một loạt lỗi vi phạm. Công ty đã thiết lập trang thông tin điện tử chưa tuân thủ đúng quy định, không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính của công ty chứng khoán, cho khách hàng đặt lệnh mua khoán khi không có đủ tiền và bán chứng khoán khi không sở hữu trong tài khoản.
Trường hợp của Công ty TNHH Quản lý quỹ Eastspring Investments bị phạt 125 triệu đồng do vi phạm pháp luật về hoạt động của công ty quản lý quỹ, cho tổ chức là người có liên quan vay vốn.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý quỹ Ngân hàng Công thương cũng bị xử phạt 145 triệu đồng, do không thực hiện chào mua công khai cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư PV-Inconess theo quy định và báo cáo không đúng thời hạn khi trở thành cổ đông lớn của PV-Inconess.
Việc các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán vi phạm các lỗi khá nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh đang góp phần gia tăng những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường đồng thời gây giảm lòng tin của giới đầu tư đối thị trường chứng khoán Việt Nam./.
Linh Chi (Vietnam+)