Theo trang mạng orfonline.org, thuật ngữ Indopazifischer Raum (Không gian Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương) do nhà tư tưởng địa chính trị người Đức Karl Haushofer đặt ra vào năm 1920 có lẽ là tuyên bố học thuật đầu tiên về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Haushofer đã quan sát không gian vùng biển này liên kết giữa hai nền văn minh lớn ở châu Á, đó là Ấn Độ và Trung Quốc, mặc dù ngăn cách bởi khu vực Tây Tạng.
Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được xác định bởi Haushofer, người đã xây dựng trục Đức-Nhật trong Chiến tranh Thế giới II, với lợi ích chung là đánh bại và đẩy đuổi Anh và Mỹ ra khỏi Thái Bình Dương. Sự hồi sinh của thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trong các diễn ngôn địa chính trị sau khi Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo sử dụng thuật ngữ này trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội Ấn Độ vào tháng 8/2007.
Đức ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Nhóm Bộ Tứ
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas giải thích: “Ngày nay có thể thấy trước rằng hơn bất kỳ nơi nào khác, hình dạng của trật tự quốc tế ngày mai sẽ được quyết định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đức không phải là một quan sát viên và do đó để đóng một vai trò tích cực, một trật tự dựa trên luật lệ phải là đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Đức về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương."
Lần đầu tiên, Chính phủ Đức đã công bố một hướng dẫn chính sách chiến lược dài 70 trang. Mặc dù Đức không phải là một quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, song nhiều nước châu Âu đang tham gia vào trục Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để có thương mại tiềm năng to lớn ở châu Á, một điểm xuất phát từ trục Đại Tây Dương. Do đó, Liên minh châu Âu (EU) coi Trung Quốc là một đối thủ có hệ thống thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế.
Ngày nay, Nhóm Bộ Tứ (Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Australia) đang được thể chế hóa và có thể trên phạm vi rộng để bao gồm nhiều đối tác hơn với trọng tâm đặc biệt là duy trì trật tự dựa trên quy tắc cho một "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở."
Như tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại cuộc họp của Nhóm Bộ Tứ ở Nhật Bản, “các bộ trưởng tập trung ở Tokyo đều hiểu được mối đe dọa và cơ hội chung để chúng ta làm việc cùng nhau không chỉ về mặt ngoại giao mà còn trên mặt trận kinh tế nhằm hợp tác chống lại Bắc Kinh."
Thực tế là sự hiện diện và đầu tư của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương đã tăng lên, và không có đối thủ tài chính, kinh tế nào so sánh được với Bắc Kinh trong thời đại ngày nay. Sự can dự của Trung Quốc vào các quốc đảo đã tăng lên đáng kể, và Sri Lanka là một ví dụ rõ ràng về vấn đề này khi nhận được một số lượng lớn các khoản vay từ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Pompeo sẽ thăm Sri Lanka vào cuối tháng này và chắc chắn sẽ điều chỉnh Sri Lanka với trật tự dựa trên luật lệ của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng với Ấn Độ, nhằm "đánh" trực diện vào các dự án cơ sở hạ tầng "săn mồi" của Trung Quốc.
Các khoản vay không rõ ràng ở các nền kinh tế yếu kém
Ông Henry Kissinger cảnh báo rằng nếu căng thẳng Mỹ-Trung hiện nay vẫn tiếp diễn, “chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tương tự như Chiến tranh Thế giới I."
Chính quyền Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc phát tán COVID-19, hoạt động gián điệp từ Huawei cho đến TikTok, sự quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông và các khoản vay không rõ ràng của Trung Quốc cho nhiều quốc gia.
Sri Lanka đã được trích dẫn nhiều lần liên quan đến các khoản vay không minh bạch của Trung Quốc. Đại sứ Mỹ tại Sri Lanka, Alaina B. Teplitz đã quở trách "Sri Lanka can dự với Trung Quốc. Họ làm như vậy theo nhiều cách để bảo vệ chủ quyền và tạo ra sự thịnh vượng thực sự cho tất cả mọi người, không chỉ là giới tinh hoa. Đây không phải là lựa chọn giữa các quốc gia, mà là về sự minh bạch và vạch ra con đường thực sự mang lại lợi ích cho tất cả người dân Sri Lanka."
Cảnh báo của Đại sứ Mỹ là khá thẳng thắn. Sri Lanka dựa vào Trung Quốc có ít lựa chọn dự phòng hơn. Có quá nhiều sự phụ thuộc vào Trung Quốc khiến chính phủ Sri Lanka hạn chế xem xét các giải pháp thay thế. Trong khi các chính phủ liên tiếp tiến hành vay và cho thuê tài sản quốc gia, chủ quyền của nước này chắc chắn sẽ bị đe dọa.
[Chuỗi cung ứng quốc phòng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương]
Đại sứ Trung Quốc tại Colombo đã phản ứng theo phong cách "Chiến binh sói lang" trước những nhận xét của Đại sứ Mỹ. “Mỹ không có quyền hay nghĩa vụ thuyết trình về quan hệ Trung Quốc-Sri Lanka. Quyền bá chủ, uy quyền tối cao và chính trị quyền lực trần trụi như vậy sẽ không được người Trung Quốc tha thứ và cũng không được người dân Sri Lanka chấp nhận."
Chủ quyền sẽ bị đe dọa ở các quốc gia yếu hoặc các quốc gia thất bại. Mỹ với sứ mệnh bá quyền tự do, hợp pháp hóa sự can thiệp hay chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc đang hướng nhiều hơn đến các quốc gia yếu kém.
Vài tuần trước, Cơ quan dịch vụ đầu tư của Moody đã hạ thấp tỷ lệ chủ quyền của Sri Lanka xuống mức Caa1, hay "rủi ro tín dụng rất cao", ngang bằng với xếp hạng của Iraq, Mali, Angola và Congo, từ xếp hạng B2 trước đó. Có một cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra đối với Sri Lanka trong bối cảnh COVID-19, dẫn đến nguy cơ nước này "ngập nợ" trong những năm tới.
Không còn các khoản vay và các chính sách mâu thuẫn
Sự vắng mặt và tách Mỹ ra khỏi cấu trúc an ninh khu vực sẽ không chỉ tạo ra một hình thức mới đe dọa an ninh, mà còn có thể tạo ra sự rời bỏ trật tự dựa trên luật lệ trong hệ thống quốc tế, đe dọa đến nền tảng của các vấn đề quốc tế. Làm thế nào Sri Lanka, bị kẹp giữa chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc, có thể xây dựng một chính sách đối ngoại cân bằng?
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, tân Ngoại trưởng Sri Lanka Jayanth Colombage đã tuyên bố: “Tổng thống đã nói không vay nữa, nợ nước ngoài của chúng ta so với GDP cao tới 86%, nếu chúng ta kiếm 100 USD thì sẽ phải trả nợ 86 USD. Chúng ta sẽ không cho phép những nước khác chơi bóng trên sân của chúng ta, ít nhất chúng ta phải trở thành thành viên của đội bóng."
Xem xét các diễn biến gần đây, có vẻ như Sri Lanka đã gia nhập nhóm Trung Quốc do khối lượng hỗ trợ tài chính và sự phụ thuộc lớn, vay thêm 500 triệu USD trong khoản vay ưu đãi 10 năm.
Một khoản tài trợ trị giá hàng triệu USD khác được thực hiện sau chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc gần đây. Trong khi chấp nhận các khoản tài trợ của Trung Quốc, khoản tài trợ của Cơ quan viện trợ Millennium Challenge (MCC) của Mỹ đã bị chính trị hóa và đóng băng.
Chính sách ngoại giao BRI của Trung Quốc
Hai phái đoàn cấp cao Trung Quốc do Dương Khiết Trì và Vương Nghị dẫn đầu đã đi hai hướng trong tháng này. Các chuyến thăm bao gồm Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi, Balkans và bốn nước Đông Á.
Phái đoàn ngoại giao cấp cao của ông Dương Khiết Trì đã đến thăm 3 quốc gia hàng hải - Sri Lanka, UAE, Algeria và một quốc gia không giáp biển là Serbia. Những quốc gia này đóng một vai trò quan trọng trong BRI của Trung Quốc.
Với tỷ trọng lớn nhất là 56% các khoản đầu tư của Trung Quốc trong khu vực hướng đến Serbia, nước này nằm ở ngã tư Trung Âu và Đông Nam Âu. Algeria đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc ở châu Phi với kim ngạch gần 10 tỷ USD. UAE là đối tác chiến lược quan trọng trong BRI liên kết Trung Quốc với các thị trường châu Á và châu Âu với kim ngạch thương mại song phương (không tính dầu lửa) là 50 tỷ USD.
Ở Nam Á, Sri Lanka với vị trí địa lý độc đáo ở Ấn Độ Dương và với quan hệ đối tác BRI mạnh mẽ vốn được thiết lập dưới thời Tổng thống Mahinda Rajapaksa một lần nữa trở thành một đối tác quan trọng.
Chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của Trung Quốc đến Nam Á sau đại dịch và Sri Lanka là điểm đến đầu tiên. Chế độ "anh em" Rajapaksa đã đảm bảo với Bắc Kinh về sự ủng hộ liên tục của họ đối với BRI và mời gọi thêm vốn đầu tư và tài trợ của Trung Quốc để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của nước này.
Chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì sẽ củng cố hơn nữa mối quan hệ Trung Quốc- Sri Lanka khi nhà ngoại giao Trung Quốc đảm bảo sự hỗ trợ liên tục của Bắc Kinh từ tài trợ đến ủng hộ tại các diễn đàn quốc tế bao gồm UNHRC.
Ông Vương Khiết Trì nói: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ không phải bằng lời nói mà bằng hành động. Tổng thống Gotabaya đã hoan nghênh hơn nữa sự hỗ trợ của Trung Quốc để phát triển các làng mạc ở Sri Lanka giống như Trung Quốc mang lại sự thịnh vượng cho nhiều ngôi làng của mình. Chuyến thăm thành công của Trung Quốc sẽ giúp khuếch đại định hướng chính sách đối ngoại của Rajapaksa nghiêng về Trung Quốc trong bối cảnh ông cam kết xây dựng một chính sách đối ngoại công bằng./.