Ga Sài Gòn là một nhà ga xe lửa lớn của cả nước, nằm tại Quận 3, Thành phố
Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 1 km. Ga Sài Gòn là nhà ga cuối
cùng trên tuyến đường sắt Bắc Nam, là điểm cuối của đường sắt Việt Nam. (Ảnh:
Minh Sơn/Vietnam+)
Nằm ở điểm cuối hành trình trên tuyến đường sắt xuyên Việt nhưng ga Sài Gòn
lại là công trình đầu tiên do người Pháp khởi công khi tuyến đường sắt Sài Gòn -
Mỹ Tho dài 71 km được xây dựng năm 1881 và hoàn thành năm 1885. (Ảnh: Minh
Sơn/Vietnam+)
Đây là một trong những ga đầu mối quan trọng nhất trên tuyến Đường sắt Bắc-
Nam do đây là ga đầu mối của khu vực Nam Bộ đi các tỉnh thuộc Trung Bộ và Bắc
Bộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Từ đầu năm 2007, ga đã áp dụng hình thức bán vé qua mạng, đã giúp giảm
phiền hà cho hành khách. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Điều này khiến các phòng vé giảm bớt áp lực, người dân cũng không còn cảnh
xếp hàng chen chúc mua vé như trước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ga Sài Gòn hiện nay đã được nâng cấp lên với nhiều trang thiết bị hiện đại giúp
hành khách có thể trực tiếp in vé lên tàu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cũng như lắp đặt hệ thống máy tính hỗ trợ hành khách tra tìm thông tin giá vé.
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Từ năm 1976 đến 1977 Ga Sài Gòn hoạt động ở gần bùng binh Quách Thị Trang,
gần chợ Bến Thành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 1978 thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn dời về ga Bình Triệu thuộc huyện Thủ Đức,
đồng thời nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ để thành ga hành khách Sài
Gòn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tháng 11/1983, ga Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động khai thác. Với diện tích
40.000 m2 ga nhanh chóng lấy lại vị thế, tên tuổi và tình cảm của người dân Nam bộ,
đặc biệt là hành khách đi tàu Nam Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không những mang dáng vẻ hiện đại của một nhà ga giữa trung tâm thành phố Hồ
Chí Minh, ga Sài Gòn còn là một nhân chứng đầy sống động của lịch sử phát triển
ngành đường sắt Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 14/11/1975, Chính phủ quyết định khôi
phục tuyến đường sắt Bắc Nam sau 30 năm gián đoạn. Trong thời gian hơn một
năm, Nhà nước và nhân dân ta đã tập trung nhân lực, vật lực hoàn thành thông
tuyến vào ngày 31/12/1976. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại Ga Sài Gòn đã diễn ra buổi lễ tưng bừng cờ hoa tiễn đoàn tàu Thống Nhất
đầu tiên ra thủ đô Hà Nội và tay bắt mặt mừng đón đoàn tàu từ Hà Nội chạy vào
trong niềm hân hoan phấn khởi của nhân dân cả nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Quảng trường ga như một công viên, có vườn hoa cây xanh. (Ảnh: Minh
Sơn/Vietnam+)
Ga Sài Gòn không ngừng được nâng cấp, cải tạo, tu bổ, chỉnh trang, đầu tư
nhiều trang thiết bị nghe nhìn, máy lạnh, máy rút tiền tự động, bán vé điện toán...
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi ngày có hàng chục chuyến tàu đến và đi phục vụ hàng ngàn hành khách đặc
biệt là những chuyến tàu Bắc Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hiện nay ga Sài Gòn là ga hành khách trọng điểm của ngành Đường sắt, là đầu
mối giao thông quan trọng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và
tuyến đường sắt Thống nhất Bắc Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ga trực thuộc sự quản lý của Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn.
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)