Từ 4 năm trở lại đây, Ban An toàn giao thông thành phố Đà Nẵng
đã duy trì mô hình người dân tham gia gác chắn tại các đường ngang
dân sinh. Đây cũng là một trong những địa phương đi đầu trong việc
vận động nhân dân địa phương chung tay cùng chính quyền địa bảo
đảm an toàn đường sắt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tính đến nay, chỉ riêng tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã
có cả chục chốt gác tàu mà các “nhân viên” chính là người dân địa
phương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông Đoàn Ngọc Thuần năm nay 65 tuổi đã có 4 năm gác chắn tại
trạm bến Bà Tâm. Vừa lúi húi sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị vào ca, ông
Thuần cho hay: "Sau khi Ủy ban Giao thông có chủ trương, tôi cùng
một số anh em cựu chiến binh đã xin ra đây gác tàu. Đặc điểm của
khu vực này là hệ thống đường ngang dân sinh giao cắt dày đặc, có độ
dốc lớn nên nếu không có trạm canh thì rất nguy hiểm." (Ảnh: Minh
Sơn/Vietnam+)
Một buổi trực của những gác ray không chuyên như ông Thuần kéo
dài 12 tiếng, luân phiên cho đến hết 24 giờ. (Ảnh: Minh
Sơn/Vietnam+)
Trong khoảng thời gian này, họ có nhiệm vụ trực, đón tàu để hạ rào
chắn, không cho các phương tiện vượt qua. Công việc nghe qua có vẻ
đơn giản và nhàm chán nhưng cũng không kém phần nhọc nhằn.
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều người dân địa phương vẫn gọi đội tình nguyện của ông là
những 'gã khùng' nhưng ông Thuần và anh em đồng nghiệp vẫn cười
hiền và tiếp tục công việc thầm lặng của mình. (Ảnh: Minh
Sơn/Vietnam+)
Ông Lê Thú, một 'nhân viên từ dân' khác chia sẻ: 'Áp lực lớn nhất
đối với chúng tôi chính là phản ứng của người qua đường. Nhiều cô
bác thấy chúng tôi làm việc thì quay ra càm ràm: 'Tàu chưa đến mà
các chú đã gác cây'. Thậm chí không thiếu người chửi mắng. Trong
khi theo nguyên tắc: Tàu cách điểm gác 500m, chúng tôi đã phải hạ
chắn rồi.'(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lúc mới làm, ông Thú cùng những đồng nghiệp mình chỉ lấy tạm
hai thanh tre để gác, chắn. Đến nay, chính quyền địa phương đã xây
dựng một barie và một trạm gác nhỏ để che nắng, che mưa. (Ảnh:
Minh Sơn/Vietnam+)
Điểm gác chắn tàu của đội tình nguyện là những đường giao dân
sinh với Ký sự đường sắt Bắc-Nam, dẫn sâu vào khu vực đông dân cư và
sinh viên sinh sống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng ngày cứ đều đặn 12 tiếng từ 6h sáng đến 6h tối, đội gác tàu
tình nguyện ở quận Liên Chiểu lại thay phiên nhau canh gác những
điểm giao cắt với đường sắt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trạm gác nhỏ bên cạnh đường tàu không chỉ là 'cơ quan' mà còn
là nơi sinh hoạt hàng ngày của ông Thú khi mọi công việc ăn, ngủ,
nghỉ đều diễn ra ở đây. Công việc chắn tàu dường như đã ăn sâu trong
tâm trí của ông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với những người gác tàu như ông Thú, biết được chu kì của tàu đi
qua như thành bản năng. Người dân ở xóm đường tàu này nói vui
rằng ông rất thính, dù đang làm bất cứ việc gì mà tàu đến là ông đều
biết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dù trời nắng hay mưa, người đàn ông này vẫn lặng lẽ chờ tàu đến
để nhắc nhở cho người dân qua lại được an toàn. (Ảnh: Minh
Sơn/Vietnam+)
Hình ảnh đội tình nguyện bên ray xe hoả dần dần trở nên thân
quen với cả xóm đường tàu. Số vụ tai nạn cũng giảm đi trông thấy và
người ta bỏ dần cách gọi những 'lão khùng' để chuyển thành ông Thú
đường tàu, bác Thuần gác ghi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đến phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng hỏi chuyện ông Quý 'điếc' chắn tàu ngày nào không ai là không
biết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông Lê Ngọc Quý dù bây giờ không còn làm công việc thầm lặng
là gác tàu vì đôi mắt đã mờ, đôi tai đã điếc nhưng người dân ở xóm
đường tàu quận Liên Chiểu vẫn nhớ đến hình ảnh một ông lão ngày
ngày vẫn gác chắn giữ an toàn cho những chuyến tàu qua. (Ảnh: Minh
Sơn/Vietnam+)
Anh Lê Ngọc Quang, em trai của ông Lê Ngọc Quý đã tiếp bước,
thay anh mình ra trạm chắn trước nhà. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo anh Quang, theo nghiệp này, tất cả đều phải tập chịu quen
dần với mưa nắng. Bởi mặc dù không chuyên, nhưng theo quy định
họ vẫn phải đảm bảo đúng và đủ quy định của ngành đường sắt. Họ
không được bỏ chốt, bỏ trực cho tới khi có lệnh dừng tàu. (Ảnh: Minh
Sơn/Vietnam+)
Nhiều khi anh Quang mua gói mì vừa chế nước sôi thì ông nghe
tiếng tàu từ xa vội chạy ra cảnh báo, chờ tàu qua rồi quay trở về.
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi được hỏi về mức trợ cấp, anh Quang cho biết: Hiện tại, mỗi
một người làm nhiệm vụ gác như anh sẽ nhận lương theo quý, cứ 3
tháng phát một lần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
'Đồng lương thì không đáng mấy, nhưng tôi nghĩ việc mình làm
cũng là vì bà con nên vẫn ráng', anh Quang chia sẻ. (Ảnh: Minh
Sơn/Vietnam+)
Sự hy sinh thầm lặng đem lại hạnh phúc cho biết bao người của
đội gác tàu tình nguyện ở quận Liên Chiểu là hình ảnh đẹp khiến mỗi
chúng ta thêm yêu và tin tưởng vào những giá trị thầm lặng trong
cuộc sống này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)