Hãng đánh giá xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) ngày 30/10 đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế Argentina từ mức "B" xuống "B-" do các rủi ro trong hệ thống tài chính của nước này đang gia tăng.
S&P đã đưa ra quyết định trên chỉ 4 ngày sau khi một tòa án phúc thẩm ở New York (Mỹ) ra phán quyết rằng những rủi ro của trái phiếu của Argentina do sự thiếu hiệu quả của chính sách tín dụng đã làm tăng áp lực lên chính phủ của Tổng thống Cristina Fernandez trong việc xử lý vấn đề nợ công.
Trong một thông cáo, S&P cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ tăng trưởng tiêu cực của nền kinh tế Argentina, đồng thời cảnh báo xếp hạng tín nhiệm của nước này có nhiều nguy cơ sẽ bị tụt hạng trong vòng một năm tới nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi.
Kinh tế Argentina tăng trưởng ấn tượng 8,9% trong năm 2011, song trong năm nay, đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai Nam Mỹ này đã chậm lại đáng kể, do những khó khăn của kinh tế toàn cầu.
Hiện Tổng thống Fernandez đang áp dụng các chính sách can thiệp nhằm đảm bảo kinh tế tăng trưởng trong bối cảnh một số nhà phân tích cho rằng các hoạt động kinh tế tại nước này đang bị tổn thương bởi sự thiếu hiệu quả của chính sách tín dụng. Các chính sách này gồm hạn chế các giao dịch ngoại thương mới, cải tổ hoạt động của ngân hàng trung ương và tăng sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực tư nhân./.
S&P đã đưa ra quyết định trên chỉ 4 ngày sau khi một tòa án phúc thẩm ở New York (Mỹ) ra phán quyết rằng những rủi ro của trái phiếu của Argentina do sự thiếu hiệu quả của chính sách tín dụng đã làm tăng áp lực lên chính phủ của Tổng thống Cristina Fernandez trong việc xử lý vấn đề nợ công.
Trong một thông cáo, S&P cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ tăng trưởng tiêu cực của nền kinh tế Argentina, đồng thời cảnh báo xếp hạng tín nhiệm của nước này có nhiều nguy cơ sẽ bị tụt hạng trong vòng một năm tới nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi.
Kinh tế Argentina tăng trưởng ấn tượng 8,9% trong năm 2011, song trong năm nay, đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai Nam Mỹ này đã chậm lại đáng kể, do những khó khăn của kinh tế toàn cầu.
Hiện Tổng thống Fernandez đang áp dụng các chính sách can thiệp nhằm đảm bảo kinh tế tăng trưởng trong bối cảnh một số nhà phân tích cho rằng các hoạt động kinh tế tại nước này đang bị tổn thương bởi sự thiếu hiệu quả của chính sách tín dụng. Các chính sách này gồm hạn chế các giao dịch ngoại thương mới, cải tổ hoạt động của ngân hàng trung ương và tăng sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực tư nhân./.
(TTXVN)