Theo nhật báo kinh doanh Nikkei ngày. tập đoàn điện tử khổng lồ Nhật Bản Sony sẽ cắt giảm 10.000 việc làm trên toàn thế giới trong một cuộc cải tổ toàn diện hòn vực dậy hãng điện tử Nhật Bản mang tính biểu tượng nhưng đang gặp nhiều khó khăn này
Khoảng một nửa trong số các việc làm bị cắt giảm là một phần của chương trình tái cơ cấu bộ phận hóa chất của Sony cũng như các hoạt động liên quan đến việc sản xuất các thiết bị màn hình tinh thể lỏng cỡ nhỏ và vừa, theo Nikkei.
Bảy quan chức của công ty, bao gồm giám đốc điều hành sắp ra đi, cũng sẽ không nhận tiền thưởng năm nay.
Bản tin trên Nikkei không cho biết chi tiết về việc cắt giảm. Tổng số nhân viên của Sony tính đến tháng 3/2011 là vào khoảng 168.000 người.
Bản tin xuất hiện sau khi Sony cho thôi việc giám đốc điều hành người Mỹ sinh ở xứ Wales, Howard Stringer và thay bằng người trợ lý Kazuo Hirai đồng thời tuyên bố hãng này có thể thua lỗ tới 220 tỉ yen (2,7 tỉ USD) tính tới tháng 3 trong năm thứ tư thua lỗ liên tiếp.
Một người phát ngôn của Sony, nổi tiếng với các sản phẩm máy nghe nhạc Walkman và máy chơi điện tử PlayStation, từ chối bình luận về bản tin.
Giám đốc điều hành mới của Sony dự kiến sẽ tổ chức họp báo trong tuần này. Bản tin xuất hiện không đầy một tháng sau khi hãng điện tử này tuyên bố bán bộ phận hóa chất lại cho Ngân hàng phát triển Nhật Bản với lý do bộ phận này không phù hợp với các kế hoạch tái cấu trúc.
Bộ phận hóa chất, có khoảng vài ngàn nhân viên, chỉ là một phần nhỏ của Sony, nhưng động thái này được coi như là bước đầu tiên trong nhiều thay đổi để định hình lại hãng.
Các nhà phân tích cho rằng Sony phải tiến hành hàng loạt cải tổ lớn do sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài và tình trạng thua lỗ triền miên trong ngành kinh doanh tivi chủ lực của họ. Sony vẫn còn có lợi nhuận đáng kể từ việc sản xuất linh kiện điện tử.
Sony cho rằng sự cạnh tranh gay gắt, giá cả sụt giảm, sức cầu thấp, ảnh hưởng của trận lũ lụt tồi tệ ở Thái Lan năm ngoái và đồng yen cao giá là những lý do chính khiến hãng gặp khó khăn.
Các hãng xếp hạng tín dụng Moody's và Standard & Poor's đều hạ mức tín nhiệm của Sony vào đầu năm nay. Trong cuộc tái cơ cấu trước đó vào tháng 12-2008 giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Sony đã cắt giảm 16.000 việc làm trên toàn thế giới.
Các hãng điện tử khác của Nhật, bao gồm Panasonic và Sharp, cũng đang phải cải tổ để cạnh tranh tốt hơn./.
Khoảng một nửa trong số các việc làm bị cắt giảm là một phần của chương trình tái cơ cấu bộ phận hóa chất của Sony cũng như các hoạt động liên quan đến việc sản xuất các thiết bị màn hình tinh thể lỏng cỡ nhỏ và vừa, theo Nikkei.
Bảy quan chức của công ty, bao gồm giám đốc điều hành sắp ra đi, cũng sẽ không nhận tiền thưởng năm nay.
Bản tin trên Nikkei không cho biết chi tiết về việc cắt giảm. Tổng số nhân viên của Sony tính đến tháng 3/2011 là vào khoảng 168.000 người.
Bản tin xuất hiện sau khi Sony cho thôi việc giám đốc điều hành người Mỹ sinh ở xứ Wales, Howard Stringer và thay bằng người trợ lý Kazuo Hirai đồng thời tuyên bố hãng này có thể thua lỗ tới 220 tỉ yen (2,7 tỉ USD) tính tới tháng 3 trong năm thứ tư thua lỗ liên tiếp.
Một người phát ngôn của Sony, nổi tiếng với các sản phẩm máy nghe nhạc Walkman và máy chơi điện tử PlayStation, từ chối bình luận về bản tin.
Giám đốc điều hành mới của Sony dự kiến sẽ tổ chức họp báo trong tuần này. Bản tin xuất hiện không đầy một tháng sau khi hãng điện tử này tuyên bố bán bộ phận hóa chất lại cho Ngân hàng phát triển Nhật Bản với lý do bộ phận này không phù hợp với các kế hoạch tái cấu trúc.
Bộ phận hóa chất, có khoảng vài ngàn nhân viên, chỉ là một phần nhỏ của Sony, nhưng động thái này được coi như là bước đầu tiên trong nhiều thay đổi để định hình lại hãng.
Các nhà phân tích cho rằng Sony phải tiến hành hàng loạt cải tổ lớn do sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài và tình trạng thua lỗ triền miên trong ngành kinh doanh tivi chủ lực của họ. Sony vẫn còn có lợi nhuận đáng kể từ việc sản xuất linh kiện điện tử.
Sony cho rằng sự cạnh tranh gay gắt, giá cả sụt giảm, sức cầu thấp, ảnh hưởng của trận lũ lụt tồi tệ ở Thái Lan năm ngoái và đồng yen cao giá là những lý do chính khiến hãng gặp khó khăn.
Các hãng xếp hạng tín dụng Moody's và Standard & Poor's đều hạ mức tín nhiệm của Sony vào đầu năm nay. Trong cuộc tái cơ cấu trước đó vào tháng 12-2008 giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Sony đã cắt giảm 16.000 việc làm trên toàn thế giới.
Các hãng điện tử khác của Nhật, bao gồm Panasonic và Sharp, cũng đang phải cải tổ để cạnh tranh tốt hơn./.
Trần Trọng (Vietnam+)