Sau vụ tấn công mạng lịch sử hồi đầu năm nay, khiến cho 100 triệu tài khoản người dùng bị rò rỉ, hãng Sony đã tung ra một điều luật vào hồi tháng Chín vừa qua là không cho người dùng được nộp đơn kiện tập thể nhắm vào họ, nhằm tránh tình trạng các game thủ “nô nức” đâm đơn kiện hãng này.
Theo đó, khi đăng nhập vào các dịch vụ trực tuyến của Sony, người dùng sẽ thấy những điều khoản mới xuất hiện và họ phải chọn “Đồng ý” thì mới có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Cũng chính vì điều này mà Sony lại vừa phải nhận thêm một đơn kiện tập thể mới, với cáo buộc hãng điện tử và giải trí Nhật Bản đã không công bằng trong quá trình kinh doanh.
Đơn kiện muốn đại diện cho tất cả những ai đã mua bộ chơi game PlayStation 3 trước tháng Tám năm nay.
Nếu bên nguyên thắng kiện, không chỉ Sony phải chịu hậu quả, mà tác động của nó sẽ còn lan sang những “ông lớn” khác trong làng game thế giới hiện nay.
Bởi sau khi hãng điện tử và giải trí Nhật Bản tung ra chiêu ép người dùng không được kiện tập thể như ở trên, Microsoft và Electronic Arts cũng đã bắt chước bằng việc bổ sung ràng buộc tương tự vào phần Điều khoản sử dụng dịch vụ của họ./.
Theo đó, khi đăng nhập vào các dịch vụ trực tuyến của Sony, người dùng sẽ thấy những điều khoản mới xuất hiện và họ phải chọn “Đồng ý” thì mới có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Cũng chính vì điều này mà Sony lại vừa phải nhận thêm một đơn kiện tập thể mới, với cáo buộc hãng điện tử và giải trí Nhật Bản đã không công bằng trong quá trình kinh doanh.
Đơn kiện muốn đại diện cho tất cả những ai đã mua bộ chơi game PlayStation 3 trước tháng Tám năm nay.
Nếu bên nguyên thắng kiện, không chỉ Sony phải chịu hậu quả, mà tác động của nó sẽ còn lan sang những “ông lớn” khác trong làng game thế giới hiện nay.
Bởi sau khi hãng điện tử và giải trí Nhật Bản tung ra chiêu ép người dùng không được kiện tập thể như ở trên, Microsoft và Electronic Arts cũng đã bắt chước bằng việc bổ sung ràng buộc tương tự vào phần Điều khoản sử dụng dịch vụ của họ./.
Văn Hưng (Vietnam+)