Trong tuần cuối tháng 3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đã có hai công điện khẩn gửi huyện Đắk Glei và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh yêu cầu khẩn trương lập lại trật tự, kỷ cương trước tình trạng khai thác vàng sa khoáng lậu diễn ra ngang nhiên ở đây.
Mặc dù vậy, những bãi vàng trên địa bàn huyện Đắk Glei chỉ tạm yên và đang tiềm ẩn những nguy cơ mới...
“Sóng ngầm” vẫn còn đó
Một ngày đầu tháng 4, khi màn đêm bắt đầu buông xuống, dọc con suối Đắk Mỹ (xã Đắk Pét) yên lặng đến bất thường. Sau khoảng một tiếng đồng hồ đảo quanh dọc con suối thì… “cọc cọc cọc” những tiếng máy hút đất bắt đầu nổ, báo hiệu một ca làm mới của “vàng tặc.”
Đầu thôn Pêng Sal Pêng, giữa con suối Đắk Mỹ là hàng chục con người đang tay múc, tay cào. Việc khai thác vàng lậu ở đây vẫn diễn ra một cách ngang nhiên, không có dấu hiệu gì tỏ ra họ sợ sệt. Một số người còn làm dáng cho... phóng viên ghi hình.
Tại thôn Đắk Đoát, gần như mọi việc vẫn không hề thay đổi, có chăng là ba cái máy xúc trước đây hoạt động ngày đêm, giờ đắp chăn ngồi chơi. A Gin - người dân trong làng cho biết một cái máy xúc loại lớn vẫn còn hoạt động. Cả người và máy cứ vô tư làm việc. Không có dấu hiệu gì cho thấy họ khai thác vàng… lậu cả.
Không một ai trong xã, chính quyền thôn can thiệp dù trước đó, chỉ cuối tháng 3 vừa qua thôn Đắk Đoát đã liên tiếp họp bàn yêu cầu di dời máy móc ra khỏi địa bàn nhưng vẫn chưa có kết quả vì “khi kiểm tra, máy móc chưa hoạt động nên không thể xử lý được,” ông Trịnh Xuân Lộc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glei khẳng định.
Trong khi đó, theo phản ánh của người dân thì việc máy móc không hoạt động là do chúng biết có đoàn kiểm tra, và chỉ sau đó vài tiếng máy lại hoạt động lại.
Trong khi đó, tại thôn Pêng Sal Pêng, theo báo cáo của trưởng thôn A Môk thì người dân trong thôn mua 11 máy hút cát, đất để hoạt động. Những ngày qua, mặc dù thôn đã ba lần họp để yêu cầu di dời các máy đào, xúc ra khỏi địa bàn nhưng đến nay vẫn chưa thấy có hiệu quả...
Trong báo cáo số 15/TN&MT, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Glei khẳng định: “Trong thời gian kiểm tra, các điểm khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Đắk Pét đã ngưng hoạt động nhưng một số máy móc, phương tiện vẫn chưa ra hết khỏi địa bàn nhằm lợi dụng vào những ngày nghỉ hoặc lén lút hoạt động khai thác trái phép vào ban đêm.”
Khai thác lậu có… tổ chức
Qua tìm hiểu, thu thập thông tin có thể khẳng định việc người dân ngang nhiên khai thác vàng trái phép, các phương tiện cơ giới “bay” vào đây đều có sự tiếp tay từ các đầu nậu đứng đằng sau.
Với danh nghĩa thuê máy đào ao, cải tạo ruộng đồng, các chủ phương tiện trên đã ngang nhiên vào đây khai thác vàng công khai. Thực tế việc ăn chia sản phẩm giữa người dân và chủ phương tiện thường là 5-5.
Trước những bức xúc trên, ông Nguyễn Phúc Phận, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glei thừa nhận việc khai thác vàng lậu đã và đang diễn ra ở địa phương và khẳng định có lực lượng đứng đằng sau chỉ đạo làm, đầu tư phương tiện cho dân.
Theo ông Phận, "cái mà chính quyền bắt được là phần ngọn, các phương tiện chủ yếu là loại rẻ như máy hút, loại phương tiện này chỉ cần làm vài buổi là đủ vốn. Khi chính quyền tập trung làm quyết liệt thì chúng yên, nhưng sau lại tiếp tục hoạt động. Chúng vào làng, xã móc nối với người dân, người nhà cán bộ xã nên việc xử lý rất khó khăn"./.
Mặc dù vậy, những bãi vàng trên địa bàn huyện Đắk Glei chỉ tạm yên và đang tiềm ẩn những nguy cơ mới...
“Sóng ngầm” vẫn còn đó
Một ngày đầu tháng 4, khi màn đêm bắt đầu buông xuống, dọc con suối Đắk Mỹ (xã Đắk Pét) yên lặng đến bất thường. Sau khoảng một tiếng đồng hồ đảo quanh dọc con suối thì… “cọc cọc cọc” những tiếng máy hút đất bắt đầu nổ, báo hiệu một ca làm mới của “vàng tặc.”
Đầu thôn Pêng Sal Pêng, giữa con suối Đắk Mỹ là hàng chục con người đang tay múc, tay cào. Việc khai thác vàng lậu ở đây vẫn diễn ra một cách ngang nhiên, không có dấu hiệu gì tỏ ra họ sợ sệt. Một số người còn làm dáng cho... phóng viên ghi hình.
Tại thôn Đắk Đoát, gần như mọi việc vẫn không hề thay đổi, có chăng là ba cái máy xúc trước đây hoạt động ngày đêm, giờ đắp chăn ngồi chơi. A Gin - người dân trong làng cho biết một cái máy xúc loại lớn vẫn còn hoạt động. Cả người và máy cứ vô tư làm việc. Không có dấu hiệu gì cho thấy họ khai thác vàng… lậu cả.
Không một ai trong xã, chính quyền thôn can thiệp dù trước đó, chỉ cuối tháng 3 vừa qua thôn Đắk Đoát đã liên tiếp họp bàn yêu cầu di dời máy móc ra khỏi địa bàn nhưng vẫn chưa có kết quả vì “khi kiểm tra, máy móc chưa hoạt động nên không thể xử lý được,” ông Trịnh Xuân Lộc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glei khẳng định.
Trong khi đó, theo phản ánh của người dân thì việc máy móc không hoạt động là do chúng biết có đoàn kiểm tra, và chỉ sau đó vài tiếng máy lại hoạt động lại.
Trong khi đó, tại thôn Pêng Sal Pêng, theo báo cáo của trưởng thôn A Môk thì người dân trong thôn mua 11 máy hút cát, đất để hoạt động. Những ngày qua, mặc dù thôn đã ba lần họp để yêu cầu di dời các máy đào, xúc ra khỏi địa bàn nhưng đến nay vẫn chưa thấy có hiệu quả...
Trong báo cáo số 15/TN&MT, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Glei khẳng định: “Trong thời gian kiểm tra, các điểm khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Đắk Pét đã ngưng hoạt động nhưng một số máy móc, phương tiện vẫn chưa ra hết khỏi địa bàn nhằm lợi dụng vào những ngày nghỉ hoặc lén lút hoạt động khai thác trái phép vào ban đêm.”
Khai thác lậu có… tổ chức
Qua tìm hiểu, thu thập thông tin có thể khẳng định việc người dân ngang nhiên khai thác vàng trái phép, các phương tiện cơ giới “bay” vào đây đều có sự tiếp tay từ các đầu nậu đứng đằng sau.
Với danh nghĩa thuê máy đào ao, cải tạo ruộng đồng, các chủ phương tiện trên đã ngang nhiên vào đây khai thác vàng công khai. Thực tế việc ăn chia sản phẩm giữa người dân và chủ phương tiện thường là 5-5.
Trước những bức xúc trên, ông Nguyễn Phúc Phận, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glei thừa nhận việc khai thác vàng lậu đã và đang diễn ra ở địa phương và khẳng định có lực lượng đứng đằng sau chỉ đạo làm, đầu tư phương tiện cho dân.
Theo ông Phận, "cái mà chính quyền bắt được là phần ngọn, các phương tiện chủ yếu là loại rẻ như máy hút, loại phương tiện này chỉ cần làm vài buổi là đủ vốn. Khi chính quyền tập trung làm quyết liệt thì chúng yên, nhưng sau lại tiếp tục hoạt động. Chúng vào làng, xã móc nối với người dân, người nhà cán bộ xã nên việc xử lý rất khó khăn"./.
Hoàng Cao Nguyên (Vietnam+)