Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm tới tiềm năng song mây tại huyện Khamkeuth, tỉnh Borikhamxay (Lào), bởi huyện này là mô hình mẫu về phát triển bền vững trồng cây song mây.
Theo Bộ Công Thương, từ năm 2007, hai làng Phothong và Sobphoune đã được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) xếp là vùng bảo tồn cây song mây. Vừa qua, đại diện của chín doanh nghiệp chế biến mây tre Việt Nam đã thăm tỉnh Borikhamxay để tìm hiểu khả năng hợp tác sản xuất và thương mại song mây.
Chuyến đi khảo sát thị trường song mây tại Lào của các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động của Chương trình song mây của WWF nhằm mục đích đến cuối năm 2011 sẽ hình thành được một ngành công nghiệp song mây vững mạnh tại Lào, Việt Nam và Campuchia.
Ông Vũ Quế Anh, Giám đốc quản lý Dự án mây Việt Nam của WWF cho biết, hiện hơn 40% song mây Việt Nam là nhập khẩu từ Lào. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất cần nguyên liệu song mây thô của Lào để phục vụ sản xuất vì nguồn song mây của Việt Nam đang giảm sút nghiêm trọng do nhu cầu cao và khai thác thái quá.
Do thiếu nguyên liệu, các cơ sở chế biến song mây ở miền Nam Việt Nam đã bắt đầu phải ký hợp đồng thầu lại các cơ sở chế biến ở miền Bắc, hoặc phải ngưng hoạt động. Việt Nam cũng thiếu các loại cây song mây quý, có giá trị thương mại cao mà hiện có nhiều ở Lào, nhất là tại các vùng của dự án song mây./.
Theo Bộ Công Thương, từ năm 2007, hai làng Phothong và Sobphoune đã được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) xếp là vùng bảo tồn cây song mây. Vừa qua, đại diện của chín doanh nghiệp chế biến mây tre Việt Nam đã thăm tỉnh Borikhamxay để tìm hiểu khả năng hợp tác sản xuất và thương mại song mây.
Chuyến đi khảo sát thị trường song mây tại Lào của các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động của Chương trình song mây của WWF nhằm mục đích đến cuối năm 2011 sẽ hình thành được một ngành công nghiệp song mây vững mạnh tại Lào, Việt Nam và Campuchia.
Ông Vũ Quế Anh, Giám đốc quản lý Dự án mây Việt Nam của WWF cho biết, hiện hơn 40% song mây Việt Nam là nhập khẩu từ Lào. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất cần nguyên liệu song mây thô của Lào để phục vụ sản xuất vì nguồn song mây của Việt Nam đang giảm sút nghiêm trọng do nhu cầu cao và khai thác thái quá.
Do thiếu nguyên liệu, các cơ sở chế biến song mây ở miền Nam Việt Nam đã bắt đầu phải ký hợp đồng thầu lại các cơ sở chế biến ở miền Bắc, hoặc phải ngưng hoạt động. Việt Nam cũng thiếu các loại cây song mây quý, có giá trị thương mại cao mà hiện có nhiều ở Lào, nhất là tại các vùng của dự án song mây./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)