Tại Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (thị xã Thủ Dầu Một), Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương tổ chức công bố giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể sơn mài Bình Dương” do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận số 167380.
Sản phẩm sơn mài Bình Dương là mặt hàng xuất khẩu được nhiều nước ưa chuộng, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Từ những mặt hàng mỹ nghệ gia dụng nhỏ đã phát triển thành nhiều sản phẩm ngày càng lớn hơn, có giá trị kinh tế cao, giành nhiều huy chương vàng tại các hội chợ quốc tế.
Để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh, từ gỗ nguyên liệu đến khâu cuối cùng phải qua quá trình với 25 công đoạn, đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật riêng, vừa tỉ mỉ lại vừa công phu. Trải qua nhiều thời kỳ, sơn mài Bình Dương vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống với nét độc đáo riêng, mang đậm tính cách Á Đông.
Tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) hiện có rất nhiều sản phẩm sơn mài của Thanh Lễ như tủ, bàn ghế, tranh được thể hiện bằng kỹ thuật sơn son thếp vàng, khảm ốc, cẩn vỏ trứng, vẽ phủ mà ngày nay vẫn được giữ gìn và trân trọng...
Từ thực tế trên, yêu cầu đặt ra với các cơ quan chức năng của tỉnh, đặc biệt là đối với cộng đồng người dân Bình Dương nói chung và các cơ sở sản xuất, kinh doanh sơn mài, điêu khắc nói riêng là phải xây dựng một cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sơn mài Bình Dương và thành lập một tổ chức (tập thể) để cùng nhau gìn giữ, bảo vệ giá trị văn hóa của địa phương cũng như khai thác giá trị kinh tế của sản phẩm sơn mài, điêu khắc một cách phù hợp và hiệu quả cao.
Năm 2006, Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc Bình Dương ra đời nhằm tạo đầu mối, góp phần gìn giữ và phát huy thế mạnh của nghề sơn mài truyền thống. Năm 2008, để bảo tồn và phát huy nghề sơn mài, bảo vệ nghệ nhân và làng nghề, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã quyết định công nhận làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là làng nghề truyền thống.
Trong năm 2011, làng nghề Tương Bình Hiệp có 900 hộ với khoảng 3.000 lao động làm sơn mài, tạo ra giá trị xuất khẩu hàng năm gần 1 triệu USD. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể sơn mài Bình Dương.”
Ông Lê Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, chủ nhiệm dự án c ho biết: trong thời gian tới, sản phẩm sơn mài Bình Dương cần phát huy và đảm bảo chất lượng để sản phẩm làm ra sẽ tiêu thụ tốt hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.
Sản phẩm sơn mài mang nhãn hiệu tập thể với chất lượng tốt sẽ là một yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch của tỉnh phát triển hơn nữa. Không chỉ Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc mà cả cộng đồng người dân sẽ được tiếp cận với những kiến thức khoa học-công nghệ và nâng cao nhận thức pháp luật, từ đó hạn chế việc sản xuất hàng kém chất lượng gây mất uy tín của sản phẩm, của địa phương.
Trước đó, vào tháng 12/2011, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã công nhận nhãn hiệu tập thể đối với 5 loại bưởi của cù lao Bạch Đằng (huyện Tân Uyên) gồm: bưởi đường da láng, bưởi đường lá cam, bưởi ổi, bưởi Thanh trà và bưởi da xanh ./.
Sản phẩm sơn mài Bình Dương là mặt hàng xuất khẩu được nhiều nước ưa chuộng, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Từ những mặt hàng mỹ nghệ gia dụng nhỏ đã phát triển thành nhiều sản phẩm ngày càng lớn hơn, có giá trị kinh tế cao, giành nhiều huy chương vàng tại các hội chợ quốc tế.
Để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh, từ gỗ nguyên liệu đến khâu cuối cùng phải qua quá trình với 25 công đoạn, đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật riêng, vừa tỉ mỉ lại vừa công phu. Trải qua nhiều thời kỳ, sơn mài Bình Dương vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống với nét độc đáo riêng, mang đậm tính cách Á Đông.
Tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) hiện có rất nhiều sản phẩm sơn mài của Thanh Lễ như tủ, bàn ghế, tranh được thể hiện bằng kỹ thuật sơn son thếp vàng, khảm ốc, cẩn vỏ trứng, vẽ phủ mà ngày nay vẫn được giữ gìn và trân trọng...
Từ thực tế trên, yêu cầu đặt ra với các cơ quan chức năng của tỉnh, đặc biệt là đối với cộng đồng người dân Bình Dương nói chung và các cơ sở sản xuất, kinh doanh sơn mài, điêu khắc nói riêng là phải xây dựng một cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sơn mài Bình Dương và thành lập một tổ chức (tập thể) để cùng nhau gìn giữ, bảo vệ giá trị văn hóa của địa phương cũng như khai thác giá trị kinh tế của sản phẩm sơn mài, điêu khắc một cách phù hợp và hiệu quả cao.
Năm 2006, Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc Bình Dương ra đời nhằm tạo đầu mối, góp phần gìn giữ và phát huy thế mạnh của nghề sơn mài truyền thống. Năm 2008, để bảo tồn và phát huy nghề sơn mài, bảo vệ nghệ nhân và làng nghề, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã quyết định công nhận làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là làng nghề truyền thống.
Trong năm 2011, làng nghề Tương Bình Hiệp có 900 hộ với khoảng 3.000 lao động làm sơn mài, tạo ra giá trị xuất khẩu hàng năm gần 1 triệu USD. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể sơn mài Bình Dương.”
Ông Lê Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, chủ nhiệm dự án c ho biết: trong thời gian tới, sản phẩm sơn mài Bình Dương cần phát huy và đảm bảo chất lượng để sản phẩm làm ra sẽ tiêu thụ tốt hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.
Sản phẩm sơn mài mang nhãn hiệu tập thể với chất lượng tốt sẽ là một yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch của tỉnh phát triển hơn nữa. Không chỉ Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc mà cả cộng đồng người dân sẽ được tiếp cận với những kiến thức khoa học-công nghệ và nâng cao nhận thức pháp luật, từ đó hạn chế việc sản xuất hàng kém chất lượng gây mất uy tín của sản phẩm, của địa phương.
Trước đó, vào tháng 12/2011, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã công nhận nhãn hiệu tập thể đối với 5 loại bưởi của cù lao Bạch Đằng (huyện Tân Uyên) gồm: bưởi đường da láng, bưởi đường lá cam, bưởi ổi, bưởi Thanh trà và bưởi da xanh ./.
Quách Lắm (TTXVN/Vietnam+)