Sớm tháo gỡ, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường gây bức xúc dư luận ở các làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín là thông tin được Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thường Tín Lê Thanh Sơn chính thức cung cấp tới đại diện các cơ quan báo chí chiều 9/8.
Trong những tháng cuối năm 2011, huyện Thường Tín tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tổ chức thực hiện tốt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường.
Trước mắt, huyện Thường Tín đã đưa vào quy hoạch hai địa điểm với diện tích 9ha làm bãi chứa chất thải xây dựng cho thành phố tại hai xã Chương Dương, Thống Nhất. Đồng thời, huyện đã cơ bản thực hiện xong dự án xây dựng bãi xử lý rác tập trung tại xã Dũng Tiến.
Ngoài ra, huyện cũng kiên quyết tiến hành cưỡng chế, phá vỡ công trình, giải tỏa ba cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại xã Hòa Bình; tiến hành kiểm tra, cưỡng chế các trường hợp vi phạm Luật Đất đai gây bức xúc tại các xã Minh Cường, Tô Hiệu, Tiền Phong và Vân Tảo.
Cùng với việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, vừa qua huyện Thường Tín đã cho xây dựng bốn điểm công nghiệp làng nghề tập trung tránh gây ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư như Duyên Thái (sơn mài); Ninh Sở (mây tre đan); Tiền Phong (chăn ga gối đệm); và Vạn Điểm (Mộc).
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề như cơ khí mộc ở Văn Tự; bánh dày, tiện ở Nhị Khê và một số làng nghề khác" - ông Lê Thanh Sơn cho biết thêm.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín đang trở thành vấn đề gây bức xúc dư luận.
Với 126 làng nghề gồm xấp xỉ 1,7 vạn gia đình đang tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các sản phảm chủ yếu như sơn mài, đồ mộc, điêu khắc..., mức độ ô nhiễm về không khí, tiếng ồn và nước ở Thường Tín đang ngày càng gia tăng, nhất là làng nghề truyền thống Thụy Ứng, xã Hòa Bình với việc chế biến xương, sừng, da, và tình trạng xả thải trực tiếp từ các xưởng chế biến ở đây đã làm ảnh hưởng xấu đến người dân ở khu vực phía nam Hà Nội./.
Trong những tháng cuối năm 2011, huyện Thường Tín tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tổ chức thực hiện tốt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường.
Trước mắt, huyện Thường Tín đã đưa vào quy hoạch hai địa điểm với diện tích 9ha làm bãi chứa chất thải xây dựng cho thành phố tại hai xã Chương Dương, Thống Nhất. Đồng thời, huyện đã cơ bản thực hiện xong dự án xây dựng bãi xử lý rác tập trung tại xã Dũng Tiến.
Ngoài ra, huyện cũng kiên quyết tiến hành cưỡng chế, phá vỡ công trình, giải tỏa ba cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại xã Hòa Bình; tiến hành kiểm tra, cưỡng chế các trường hợp vi phạm Luật Đất đai gây bức xúc tại các xã Minh Cường, Tô Hiệu, Tiền Phong và Vân Tảo.
Cùng với việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, vừa qua huyện Thường Tín đã cho xây dựng bốn điểm công nghiệp làng nghề tập trung tránh gây ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư như Duyên Thái (sơn mài); Ninh Sở (mây tre đan); Tiền Phong (chăn ga gối đệm); và Vạn Điểm (Mộc).
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề như cơ khí mộc ở Văn Tự; bánh dày, tiện ở Nhị Khê và một số làng nghề khác" - ông Lê Thanh Sơn cho biết thêm.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín đang trở thành vấn đề gây bức xúc dư luận.
Với 126 làng nghề gồm xấp xỉ 1,7 vạn gia đình đang tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các sản phảm chủ yếu như sơn mài, đồ mộc, điêu khắc..., mức độ ô nhiễm về không khí, tiếng ồn và nước ở Thường Tín đang ngày càng gia tăng, nhất là làng nghề truyền thống Thụy Ứng, xã Hòa Bình với việc chế biến xương, sừng, da, và tình trạng xả thải trực tiếp từ các xưởng chế biến ở đây đã làm ảnh hưởng xấu đến người dân ở khu vực phía nam Hà Nội./.
Anh Tùng (TTXVN/Vietnam+)