Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp khẩn trương hoàn thành, trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm trước ngày 30/9.
Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển, Công Thương kịp thời ban hành các Thông tư hướng dẫn theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, để có thể thực hiện đồng bộ ngay khi Nghị định được ban hành và có hiệu lực.
Thủ tướng tạm thời cho phép thực hiện các quy định về quản lý an toàn thực phẩm tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không trái với quy định của Luật An toàn thực phẩm, cho đến khi Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm được ban hành và có hiệu lực.
Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, gồm 11 chương và 72 điều, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm.
Luật quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm./.
Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển, Công Thương kịp thời ban hành các Thông tư hướng dẫn theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, để có thể thực hiện đồng bộ ngay khi Nghị định được ban hành và có hiệu lực.
Thủ tướng tạm thời cho phép thực hiện các quy định về quản lý an toàn thực phẩm tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không trái với quy định của Luật An toàn thực phẩm, cho đến khi Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm được ban hành và có hiệu lực.
Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, gồm 11 chương và 72 điều, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm.
Luật quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm./.
(TTXVN/Vietnam+)