Trong các ngày từ 22/6 đến 6/7 tại thành phố Medan, thủ phủ tỉnh Sulawesi, Indonesia đã diễn ra Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình dương (APEC), với sự tham dự của gần 3.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên.
Đây là Hội nghị SOM APEC lần thứ ba trong năm nay và cũng là Hội nghị lần cuối nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra vào tháng 10 tới tại đảo du lịch Bali, Indonesia.
Tổng vụ trưởng châu Á, Thái Bình dương và châu Phi, Bộ Ngoại giao Indonesia, đồng thời là Chủ tịch SOM APEC, Yuri Octavian Thamrin, cho biết trong hơn hai tuần tại Medan đã diễn ra 68 phiên họp toàn thể và chuyên ngành của các quan chức cấp cao APEC, tập trung xem xét, thảo luận các nội dung chủ yếu cho Hội nghị thượng đỉnh APEC.
Ngoài các thách thức truyền thống và phi truyền thống mang tính toàn cầu và cấp bách hiện nay, Hội nghị đã dành ưu tiên cho các vấn đề tăng cường kết nối khu vực, thúc đẩy đầu tư, thương mại nội khối, trong đó chú trọng đến tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển và đóng góp cho nền kinh tế, nhất là ở các nền kinh tế đang phát triển và kém phát triển hơn, trao quyền cho phụ nữ và hỗ trợ nông dân, tạo điều kiện đi lại dễ dàng và thuận lợi hơn cho các doanh nhân trong khối.
Tại các Hội nghị SOM APEC năm nay, Indonesia - nước chủ nhà đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh APEC đã đề xuất 19 sáng kiến, liên quan đến kết nối, tự do hóa thương mại, năng lượng, biến đổi khí hậu, phát triển cơ sở hạ tầng, hội nhập khu vực... được các quan chức cấp cao 20 nền kinh tế thành viên nhất trí ủng hộ.
Hội nghị SOM APEC lần thứ ba đã nhất trí về sự cần thiết tiếp tục tiến trình tự do hóa thương mại trong APEC nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song lưu ý tiến trình này cần được thực hiện thông qua các chính sách có thể làm giảm khoảng cách phát triển giữa các thành viên, trong bối cảnh thực tế các điều kiện kinh tế khác nhau của các nền kinh tế thành viên.
Hội nghị cũng đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc trao quyền và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, bởi điều này sẽ giúp khắc phục những tác động tiêu cực của tự do hóa và hội nhập kinh tế, đồng thời góp phần để đạt được phát triển bền vững trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng vụ trưởng Hợp tác thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Indonesia, Iman Pambagyo nêu rõ kết nối APEC bao gồm kết nối vật lý, kết nối thể chế và kết nối giữa người dân với người dân. Trong đó APEC đang đứng trước cơ hội hội nhập lớn hơn với các hiệp định thương mại khu vực như quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng, hay quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia, Prasetyo Widjojho Malangjoedo đã nhấn mạnh đến sự đóng góp của nước chủ nhà cho sự định hướng phát triển tiếp theo của APEC, trong đó có việc APEC đang hướng tới thành lập diễn đàn tài chính châu Á-Thái Bình dương, xác định khoảng cách và thị trường tài chính ở Đông Á; tăng cường cắt giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế và tăng trưởng thương mại khu vực, đồng thời hỗ trợ cho vòng đàm phán tự do hóa thương mại Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)./.
Đây là Hội nghị SOM APEC lần thứ ba trong năm nay và cũng là Hội nghị lần cuối nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra vào tháng 10 tới tại đảo du lịch Bali, Indonesia.
Tổng vụ trưởng châu Á, Thái Bình dương và châu Phi, Bộ Ngoại giao Indonesia, đồng thời là Chủ tịch SOM APEC, Yuri Octavian Thamrin, cho biết trong hơn hai tuần tại Medan đã diễn ra 68 phiên họp toàn thể và chuyên ngành của các quan chức cấp cao APEC, tập trung xem xét, thảo luận các nội dung chủ yếu cho Hội nghị thượng đỉnh APEC.
Ngoài các thách thức truyền thống và phi truyền thống mang tính toàn cầu và cấp bách hiện nay, Hội nghị đã dành ưu tiên cho các vấn đề tăng cường kết nối khu vực, thúc đẩy đầu tư, thương mại nội khối, trong đó chú trọng đến tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển và đóng góp cho nền kinh tế, nhất là ở các nền kinh tế đang phát triển và kém phát triển hơn, trao quyền cho phụ nữ và hỗ trợ nông dân, tạo điều kiện đi lại dễ dàng và thuận lợi hơn cho các doanh nhân trong khối.
Tại các Hội nghị SOM APEC năm nay, Indonesia - nước chủ nhà đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh APEC đã đề xuất 19 sáng kiến, liên quan đến kết nối, tự do hóa thương mại, năng lượng, biến đổi khí hậu, phát triển cơ sở hạ tầng, hội nhập khu vực... được các quan chức cấp cao 20 nền kinh tế thành viên nhất trí ủng hộ.
Hội nghị SOM APEC lần thứ ba đã nhất trí về sự cần thiết tiếp tục tiến trình tự do hóa thương mại trong APEC nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song lưu ý tiến trình này cần được thực hiện thông qua các chính sách có thể làm giảm khoảng cách phát triển giữa các thành viên, trong bối cảnh thực tế các điều kiện kinh tế khác nhau của các nền kinh tế thành viên.
Hội nghị cũng đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc trao quyền và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, bởi điều này sẽ giúp khắc phục những tác động tiêu cực của tự do hóa và hội nhập kinh tế, đồng thời góp phần để đạt được phát triển bền vững trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng vụ trưởng Hợp tác thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Indonesia, Iman Pambagyo nêu rõ kết nối APEC bao gồm kết nối vật lý, kết nối thể chế và kết nối giữa người dân với người dân. Trong đó APEC đang đứng trước cơ hội hội nhập lớn hơn với các hiệp định thương mại khu vực như quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng, hay quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia, Prasetyo Widjojho Malangjoedo đã nhấn mạnh đến sự đóng góp của nước chủ nhà cho sự định hướng phát triển tiếp theo của APEC, trong đó có việc APEC đang hướng tới thành lập diễn đàn tài chính châu Á-Thái Bình dương, xác định khoảng cách và thị trường tài chính ở Đông Á; tăng cường cắt giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế và tăng trưởng thương mại khu vực, đồng thời hỗ trợ cho vòng đàm phán tự do hóa thương mại Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)