Nhằm chuẩn bị cho chuyến bay vòng quanh thế giới vào năm 2014, các phi công của máy bay chạy hoàn toàn bằng năng lượng Mặt Trời (Solar Impulse) của Thụy Sĩ phải làm quen với một chuyến bay rất dài (dự kiến là 72 giờ).
Do đó, phi công Adnré Borschberg, một trong 2 phi công chính của Solar Impulse sẽ phải tập bay trong vòng 72 giờ theo dự án thiết kế buồng lái mới của máy bay năng lượng Mặt Trời đầu tiên của thế giới này.
Theo thông cáo báo chí ngày 20/2 của dự án Solar Impulse, buổi tập này sẽ diễn ra từ ngày 21-24/2 tới, cho phép các nhà thiết kế buồng lái máy bay những kinh nghiệm nhằm đáp ứng các nhu cầu cốt yếu của phi công trong điều kiện một chuyến bay dài.
Ngoài ra, buổi tập này cũng mang lại cho các nhà thiết kế những ý tưởng mới trong việc xây dựng buồng lái của máy bay Solar Impulse phiên bản 2, dự kiến sẽ lớn hơn phiên bản đầu, phục vụ cho chuyến bay vòng quanh thế giới vào năm 2014.
Tham gia vào chuyến phiêu lưu này có nhiều công ty khác nhau. Các hãng đều đang tìm cách giải quyết mọi vấn đề đặt ra của Solar Impulse khi thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới như vấn đề thực phẩm, các nhu cầu tự nhiên, sự mệt mỏi hay sự tiện nghi cho phi công.
Với sải cánh 64m, Solar Impulse đã thực hiện nhiều chuyến bay, trong đó đặc biệt là chuyến bay từ Bruxelles đi Paris. Solar Impulse cũng đã từng thực hiện thành công chuyến bay vào ban đêm./.
Do đó, phi công Adnré Borschberg, một trong 2 phi công chính của Solar Impulse sẽ phải tập bay trong vòng 72 giờ theo dự án thiết kế buồng lái mới của máy bay năng lượng Mặt Trời đầu tiên của thế giới này.
Theo thông cáo báo chí ngày 20/2 của dự án Solar Impulse, buổi tập này sẽ diễn ra từ ngày 21-24/2 tới, cho phép các nhà thiết kế buồng lái máy bay những kinh nghiệm nhằm đáp ứng các nhu cầu cốt yếu của phi công trong điều kiện một chuyến bay dài.
Ngoài ra, buổi tập này cũng mang lại cho các nhà thiết kế những ý tưởng mới trong việc xây dựng buồng lái của máy bay Solar Impulse phiên bản 2, dự kiến sẽ lớn hơn phiên bản đầu, phục vụ cho chuyến bay vòng quanh thế giới vào năm 2014.
Tham gia vào chuyến phiêu lưu này có nhiều công ty khác nhau. Các hãng đều đang tìm cách giải quyết mọi vấn đề đặt ra của Solar Impulse khi thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới như vấn đề thực phẩm, các nhu cầu tự nhiên, sự mệt mỏi hay sự tiện nghi cho phi công.
Với sải cánh 64m, Solar Impulse đã thực hiện nhiều chuyến bay, trong đó đặc biệt là chuyến bay từ Bruxelles đi Paris. Solar Impulse cũng đã từng thực hiện thành công chuyến bay vào ban đêm./.
Đức Hùng (Geneva/Vietnam+)