Kỷ niệm 121 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương.
Tại Vĩnh Long, tối 19/5, trong Chương trình văn nghệ “Ngàn hoa dâng Bác - Chung tay vì người nghèo,” tỉnh đã tiếp nhận trên 24,6 tỷ đồng của gần 160 tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” để giúp sức, chăm lo, tạo điều kiện cho hộ khó khăn trong tỉnh vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với sự góp mặt của các ca sỹ đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình văn nghệ “Ngàn hoa dâng Bác- Chung tay vì người nghèo” của tỉnh Vĩnh Long đã giúp hàng ngàn khán giả và đông đảo người dân theo dõi chương trình qua màn ảnh nhỏ mãi mãi nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh- Vị Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc.
Ngay trong đêm văn nghệ “Ngàn hoa dâng Bác- Chung tay vì người nghèo”này đã có trên 6 tỷ đồng được các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trao bằng tiền mặt cho Ban tổ chức cuộc vận động. Với số tiền ủng hộ này, Vĩnh Long tiếp tục chăm lo, hỗ trợ cho trên 27.200 hộ nghèo trong tỉnh, trước mắt tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ xoá nhà tạm cho gần 3000 hộ đang gặp khó khăn về nhà ở của tỉnh ngay trong năm 2011.
“Bác Hồ một tình yêu bao la” là nhan đề đêm biểu diễn ca múa nhạc đặc biệt nhân kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và 100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước diễn ra tối 19/5 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đêm nhạc càng có ý nghĩa hơn khi những người biểu diễn trong chương trình đều là người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến từ Trung tâm nghệ thuật tình thường của Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi.
Tập thể “nghệ sỹ” biểu diễn trong chương trình đều được học tập, dìu dắt, cưu mang tại Trung tâm nghệ thuật tình thương do Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi sáng lập từ 10 năm qua. Các em, trong đó có những người khuyết tật tay, chân, khiếm thị… đã mang tới cho khán giả một chương trình có tính nghệ thuật cao, tính nhân văn cao cả, xúc động với những bài hát, điệu múa ca ngợi Bác Hồ - vị cha già của dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước và lòng nhân ái của con người với những mảnh đời bất hạnh.
Trong chương trình còn có sự góp mặt của Sơn Lâm, một chàng trai tật nguyền do nhiễm chất độc da cam/đioxin, một tấm gương sáng về nghị lực sống vượt qua số phận cũng cống hiến cho khán giả những lời ca hay nhất…
Tối cùng ngày, Thành đoàn Hà Nội, Hội Sinh viên, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố và Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cũng phối hợp tổ chức Đêm nhạc hội “Cảm xúc Tháng 5” tại Quảng trường Khu đô thị Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội) và tại Sân vận động tổ dân phố số 4, 5 (thôn Gia Thượng cũ, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội).
Đêm hội đã thu hút gần 20.000 thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân Thủ đô tham dự, nhằm thiết thực chào mừng 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2011), cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Cùng lúc đó, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Còn lại với thời gian”. Chương trình đã giới thiệu các ca khúc ca ngợi đất nước và Bác Hồ vĩ đại.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, từ 21-23/5, tại 29 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố sẽ diễn ra 70 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ bầu cử Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Ngoài các sân khấu, trung tâm văn hóa, các đoàn nghệ thuật còn biểu diễn tại các khu dân cư, vùng sâu, vùng xa của thành phố tạo không khí sôi động đối với sự kiện trọng đại của đất nước.
Thông qua các chương trình nghệ thuật, người dân từ đô thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Hà Nội sẽ được thưởng thức các bài hát ca ngợi đất nước Việt Nam, ca ngợi Đảng, Bác Hồ cũng như các bài tân cổ, các trích đoạn cải lương, chèo, các chương trình xiếc, tạp kỹ...
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tối 19/5, chương trình thơ nhạc “Hành trình theo chân Bác” đã diễn ra ở Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đêm thơ nhạc, các khán giả đã được lắng nghe những ca khúc, vần thơ sâu lắng ca ngợi công lao, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cũng trong tối 19/5, tại chùa Tuyên Linh (xã Minh Đức - Mỏ Cày Nam) Trung tâm văn hóa tỉnh Bến Tre phối hợp với đài phát thanh-truyền hình tỉnh tổ chức đêm công diễn và trao giải thưởng Hội thi "Tiếng hát mang tên Người."
Hội thi diễn ra từ ngày 16-19/5, thu hút gần 100 thí sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó thí sinh lớn tuổi nhất là một cụ ông 74 tuổi, thí sinh nhỏ nhất mới 8 tuổi đến từ 9 huyện, thành phố của tỉnh. Các thí sinh dự thi ở ba thể loại chính gồm đơn ca, song ca và tam ca, với những ca khúc mang chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ và đất nước.
Ngoài hội thi "Tiếng hát mang tên Người," tỉnh Bến Tre còn tổ chức triển lãm ảnh về Bác tại chùa Tuyên Linh và lễ trồng cây tại huyện Ba Tri./.
Tại Vĩnh Long, tối 19/5, trong Chương trình văn nghệ “Ngàn hoa dâng Bác - Chung tay vì người nghèo,” tỉnh đã tiếp nhận trên 24,6 tỷ đồng của gần 160 tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” để giúp sức, chăm lo, tạo điều kiện cho hộ khó khăn trong tỉnh vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với sự góp mặt của các ca sỹ đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình văn nghệ “Ngàn hoa dâng Bác- Chung tay vì người nghèo” của tỉnh Vĩnh Long đã giúp hàng ngàn khán giả và đông đảo người dân theo dõi chương trình qua màn ảnh nhỏ mãi mãi nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh- Vị Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc.
Ngay trong đêm văn nghệ “Ngàn hoa dâng Bác- Chung tay vì người nghèo”này đã có trên 6 tỷ đồng được các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trao bằng tiền mặt cho Ban tổ chức cuộc vận động. Với số tiền ủng hộ này, Vĩnh Long tiếp tục chăm lo, hỗ trợ cho trên 27.200 hộ nghèo trong tỉnh, trước mắt tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ xoá nhà tạm cho gần 3000 hộ đang gặp khó khăn về nhà ở của tỉnh ngay trong năm 2011.
“Bác Hồ một tình yêu bao la” là nhan đề đêm biểu diễn ca múa nhạc đặc biệt nhân kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và 100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước diễn ra tối 19/5 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đêm nhạc càng có ý nghĩa hơn khi những người biểu diễn trong chương trình đều là người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến từ Trung tâm nghệ thuật tình thường của Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi.
Tập thể “nghệ sỹ” biểu diễn trong chương trình đều được học tập, dìu dắt, cưu mang tại Trung tâm nghệ thuật tình thương do Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi sáng lập từ 10 năm qua. Các em, trong đó có những người khuyết tật tay, chân, khiếm thị… đã mang tới cho khán giả một chương trình có tính nghệ thuật cao, tính nhân văn cao cả, xúc động với những bài hát, điệu múa ca ngợi Bác Hồ - vị cha già của dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước và lòng nhân ái của con người với những mảnh đời bất hạnh.
Trong chương trình còn có sự góp mặt của Sơn Lâm, một chàng trai tật nguyền do nhiễm chất độc da cam/đioxin, một tấm gương sáng về nghị lực sống vượt qua số phận cũng cống hiến cho khán giả những lời ca hay nhất…
Tối cùng ngày, Thành đoàn Hà Nội, Hội Sinh viên, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố và Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cũng phối hợp tổ chức Đêm nhạc hội “Cảm xúc Tháng 5” tại Quảng trường Khu đô thị Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội) và tại Sân vận động tổ dân phố số 4, 5 (thôn Gia Thượng cũ, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội).
Đêm hội đã thu hút gần 20.000 thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân Thủ đô tham dự, nhằm thiết thực chào mừng 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2011), cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Cùng lúc đó, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Còn lại với thời gian”. Chương trình đã giới thiệu các ca khúc ca ngợi đất nước và Bác Hồ vĩ đại.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, từ 21-23/5, tại 29 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố sẽ diễn ra 70 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ bầu cử Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Ngoài các sân khấu, trung tâm văn hóa, các đoàn nghệ thuật còn biểu diễn tại các khu dân cư, vùng sâu, vùng xa của thành phố tạo không khí sôi động đối với sự kiện trọng đại của đất nước.
Thông qua các chương trình nghệ thuật, người dân từ đô thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Hà Nội sẽ được thưởng thức các bài hát ca ngợi đất nước Việt Nam, ca ngợi Đảng, Bác Hồ cũng như các bài tân cổ, các trích đoạn cải lương, chèo, các chương trình xiếc, tạp kỹ...
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tối 19/5, chương trình thơ nhạc “Hành trình theo chân Bác” đã diễn ra ở Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đêm thơ nhạc, các khán giả đã được lắng nghe những ca khúc, vần thơ sâu lắng ca ngợi công lao, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cũng trong tối 19/5, tại chùa Tuyên Linh (xã Minh Đức - Mỏ Cày Nam) Trung tâm văn hóa tỉnh Bến Tre phối hợp với đài phát thanh-truyền hình tỉnh tổ chức đêm công diễn và trao giải thưởng Hội thi "Tiếng hát mang tên Người."
Hội thi diễn ra từ ngày 16-19/5, thu hút gần 100 thí sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó thí sinh lớn tuổi nhất là một cụ ông 74 tuổi, thí sinh nhỏ nhất mới 8 tuổi đến từ 9 huyện, thành phố của tỉnh. Các thí sinh dự thi ở ba thể loại chính gồm đơn ca, song ca và tam ca, với những ca khúc mang chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ và đất nước.
Ngoài hội thi "Tiếng hát mang tên Người," tỉnh Bến Tre còn tổ chức triển lãm ảnh về Bác tại chùa Tuyên Linh và lễ trồng cây tại huyện Ba Tri./.
(TTXVN/Vietnam+)